Ninja được dạy về các loại vũ khí, đột nhập và đào thoát trong mọi điều kiện, ngụy trang, ẩn thân, tàng hình, đi trên mặt nước, thậm chí giả chết…
Ninja là những người đã âm thầm viết nên một phần trang sử thời phong kiến ở Nhật Bản. Họ là những hiệp sĩ bịt mặt, đột nhập vào phòng tuyến địch, được thuê làm gián điệp, bắt cóc các nhân vật quan trọng và ngay cả việc ám sát các lãnh chúa. Công cụ đắc lực làm nên tên tuổi của họ chính là môn võ Ninjutsu huyền bí.
Mặc dù đất dụng võ của Ninjutsu là Nhật Bản, nhưng thực ra môn này có nguồn gốc từ Trung Quốc. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, Ninjutsu xuất phát từ Tôn Tử hay Tôn Võ Tử, đời Xuân Thu (722-481 TCN). Ông đã soạn ra một bộ binh pháp gồm 13 thiên, trình bày thuật dùng binh, đồng thời cũng là áng văn chương bình dị, ý tứ dồi dào, triết lý sâu sắc.
Ninjutsu sử dụng hầu hết thuật binh pháp của Tôn Tử, tập trung nhất là thiên “dụng gián” – nói về việc sử dụng gián điệp trong chiến tranh. Những chiến thuật về gián điệp của Tôn Tử đã du nhập vào Nhật Bản dưới thời lãnh chúa Shotoku (593-622) qua việc lãnh chúa này lần đầu tiên ra lệnh thuộc hạ của mình mặc thường phục, do thám địch tình, phục vụ cho cuộc chiến tranh. Từ đó, Ninjutsu đã hình thành và phát triển ở Nhật Bản.
Môn võ huyền thoại của quá khứ
Mãi đến 500 năm sau, Ninjutsu mới bắt đầu lớn mạnh. Vào thế kỷ XII, những nhà sư ở núi Yamaloushi đã làm rạng danh Ninjutsu khi sử dụng kỹ thuật của môn phái này chống lại sự đàn áp của nhà vua trong nhiều trận chiến.
Cuối đời vua Heian, khoảng năm 1185, nhiều võ đường đã được thành lập để truyền dạy Ninjutsu rộng rãi trong nhân dân. Trong đó, nổi bật nhất là võ đường của Yoshitsune, một Ninja khét tiếng đương thời.
Đến thời Kamakura, vào năm 1192, Ninjutsu bắt đầu phát triển mạnh và bành trướng rộng rãi. Có đến 25 võ đường được thành lập để truyền dạy Ninjutsu. Một trong những thủ lĩnh Ninja nổi tiếng của thế kỷ XVI là Sandayu Monochi từng chỉ huy một ngàn Ninja chống lại gần năm vạn quân của tướng Oda Nobunaga.
Đến giữa thế kỷ XX, không mấy người quan tâm đến các Ninja, chỉ còn số ít người theo đuổi nghiệp này nhằm giữ lại truyền thống khốc liệt của Ninjutsu, không để chết theo thời gian.
Phong trào Ninja hiện đại
Tưởng chừng như môn võ này đã chết hẳn, không ngờ nó lại gây nên một phong trào ưa chuộng đặc biệt. Cách đây hơn 20 năm, một hãng phim Nhật tình cờ sản xuất cuốn phim kể lại những hành động xuất quỷ nhập thần của các Ninja thời xưa.
Ngay sau đó, sách vở, phim ảnh, truyền hình, triển lãm về Ninja dồn dập xuất hiện. Những hiệp sĩ bí mật xưa kia hoạt động âm thầm trong bóng tối, nay được báo chí hết lời ca tụng.
Cơn sốt Ninja còn lan tràn đến tận châu Úc. Trẻ em Úc chơi trò Ninja với chiếc gậy dài và những cây kiếm Samurai bằng gỗ hay nhựa. Cửa hàng tràn ngập đồ chơi, quần áo, mặt nạ Ninja… nhưng cũng không đủ thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng.
Thực tế và huyền thoại
Nhiều nhà nghiên cứu võ học đã khẳng định, Ninjutsu truyền thống và Ninjutsu hiện đại không cách xa nhau lắm. Chương trình huấn luyện Ninjutsu truyền thống cũng bao gồm việc rèn luyện cho các Ninja khả năng sử dụng thông thạo các môn võ, loại vũ khí (bao gồm cả ám khí, hơi độc, hỏa khí…), phương pháp di chuyển, đột nhập và đào thoát trong mọi điều kiện, cũng như cách ngụy trang, ẩn thân, thậm chí giả chết… nhằm đạt mục đích tối thượng là hoàn thành tốt sứ mệnh được giao.
Tuy nhiên, do quá bất ngờ trong sự chạm trán với các Ninja, người ta không lý giải được các hành tung đặc dị của những sát thủ vô hình này nên đã gán vào đấy một bức màn sương mù huyền thoại. Thật ra, tất cả đều do quá trình khổ luyện môn Ninjutsu một cách thành thục mà thôi.
Chẳng hạn việc Ninja có thể sống dưới nước như loài cá mà dân gian vẫn thường truyền tụng, thực chất các Ninja đã sử dụng ống sậy rỗng làm ống thở.
Thêm nữa, các Ninja có thể mang theo túi da chứa đầy không khí để thở khi ở dưới nước trong thời gian dài. Các Ninja đã sử dụng loại giày da bơm đầy khí để đi trên mặt nước. Và để sử dụng được loại giày này, họ đã phải khổ công tập luyện nhiều năm mới đứng vững trên mặt nước, đạt được sự thăng bằng và kiểm soát thân thể.
Các Ninja cũng thường mang theo bên mình những ống thuốc nổ, quăng ngay vào mặt địch thủ khi khẩn cấp. Ống thuốc nổ tung, khói bay mù mịt, làm lóa mắt địch thủ trong giây lát và như thế ninja có thể biến mất (hay tàng hình) trong đám khói mù.
Mặc dù đất dụng võ của Ninjutsu là Nhật Bản, nhưng thực ra môn này có nguồn gốc từ Trung Quốc. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, Ninjutsu xuất phát từ Tôn Tử hay Tôn Võ Tử, đời Xuân Thu (722-481 TCN). Ông đã soạn ra một bộ binh pháp gồm 13 thiên, trình bày thuật dùng binh, đồng thời cũng là áng văn chương bình dị, ý tứ dồi dào, triết lý sâu sắc.
Ninjutsu sử dụng hầu hết thuật binh pháp của Tôn Tử, tập trung nhất là thiên “dụng gián” – nói về việc sử dụng gián điệp trong chiến tranh. Những chiến thuật về gián điệp của Tôn Tử đã du nhập vào Nhật Bản dưới thời lãnh chúa Shotoku (593-622) qua việc lãnh chúa này lần đầu tiên ra lệnh thuộc hạ của mình mặc thường phục, do thám địch tình, phục vụ cho cuộc chiến tranh. Từ đó, Ninjutsu đã hình thành và phát triển ở Nhật Bản.
Môn võ huyền thoại của quá khứ
Mãi đến 500 năm sau, Ninjutsu mới bắt đầu lớn mạnh. Vào thế kỷ XII, những nhà sư ở núi Yamaloushi đã làm rạng danh Ninjutsu khi sử dụng kỹ thuật của môn phái này chống lại sự đàn áp của nhà vua trong nhiều trận chiến.
Cuối đời vua Heian, khoảng năm 1185, nhiều võ đường đã được thành lập để truyền dạy Ninjutsu rộng rãi trong nhân dân. Trong đó, nổi bật nhất là võ đường của Yoshitsune, một Ninja khét tiếng đương thời.
Đến thời Kamakura, vào năm 1192, Ninjutsu bắt đầu phát triển mạnh và bành trướng rộng rãi. Có đến 25 võ đường được thành lập để truyền dạy Ninjutsu. Một trong những thủ lĩnh Ninja nổi tiếng của thế kỷ XVI là Sandayu Monochi từng chỉ huy một ngàn Ninja chống lại gần năm vạn quân của tướng Oda Nobunaga.
Đến giữa thế kỷ XX, không mấy người quan tâm đến các Ninja, chỉ còn số ít người theo đuổi nghiệp này nhằm giữ lại truyền thống khốc liệt của Ninjutsu, không để chết theo thời gian.
Phong trào Ninja hiện đại
Tưởng chừng như môn võ này đã chết hẳn, không ngờ nó lại gây nên một phong trào ưa chuộng đặc biệt. Cách đây hơn 20 năm, một hãng phim Nhật tình cờ sản xuất cuốn phim kể lại những hành động xuất quỷ nhập thần của các Ninja thời xưa.
Ngay sau đó, sách vở, phim ảnh, truyền hình, triển lãm về Ninja dồn dập xuất hiện. Những hiệp sĩ bí mật xưa kia hoạt động âm thầm trong bóng tối, nay được báo chí hết lời ca tụng.
Cơn sốt Ninja còn lan tràn đến tận châu Úc. Trẻ em Úc chơi trò Ninja với chiếc gậy dài và những cây kiếm Samurai bằng gỗ hay nhựa. Cửa hàng tràn ngập đồ chơi, quần áo, mặt nạ Ninja… nhưng cũng không đủ thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng.
Thực tế và huyền thoại
Nhiều nhà nghiên cứu võ học đã khẳng định, Ninjutsu truyền thống và Ninjutsu hiện đại không cách xa nhau lắm. Chương trình huấn luyện Ninjutsu truyền thống cũng bao gồm việc rèn luyện cho các Ninja khả năng sử dụng thông thạo các môn võ, loại vũ khí (bao gồm cả ám khí, hơi độc, hỏa khí…), phương pháp di chuyển, đột nhập và đào thoát trong mọi điều kiện, cũng như cách ngụy trang, ẩn thân, thậm chí giả chết… nhằm đạt mục đích tối thượng là hoàn thành tốt sứ mệnh được giao.
Tuy nhiên, do quá bất ngờ trong sự chạm trán với các Ninja, người ta không lý giải được các hành tung đặc dị của những sát thủ vô hình này nên đã gán vào đấy một bức màn sương mù huyền thoại. Thật ra, tất cả đều do quá trình khổ luyện môn Ninjutsu một cách thành thục mà thôi.
Chẳng hạn việc Ninja có thể sống dưới nước như loài cá mà dân gian vẫn thường truyền tụng, thực chất các Ninja đã sử dụng ống sậy rỗng làm ống thở.
Thêm nữa, các Ninja có thể mang theo túi da chứa đầy không khí để thở khi ở dưới nước trong thời gian dài. Các Ninja đã sử dụng loại giày da bơm đầy khí để đi trên mặt nước. Và để sử dụng được loại giày này, họ đã phải khổ công tập luyện nhiều năm mới đứng vững trên mặt nước, đạt được sự thăng bằng và kiểm soát thân thể.
Các Ninja cũng thường mang theo bên mình những ống thuốc nổ, quăng ngay vào mặt địch thủ khi khẩn cấp. Ống thuốc nổ tung, khói bay mù mịt, làm lóa mắt địch thủ trong giây lát và như thế ninja có thể biến mất (hay tàng hình) trong đám khói mù.