Hiện nay, du học Nhật Bản là sự lựa chọn của nhiều người bởi chất lượng giáo dục cao, đời sống kinh tế xã hội ổn định, chi phí du học thấp, và chất lượng cuộc sống cao.
Sau khoảng thời gian học tập và làm việc tại Nhật, liệu các bạn du học sinh có cơ hội được định cư lâu dài để sống và làm việc tại đây hay không?
Câu trả lời chắc chắn là Có, nhưng không Dễ. Tư cách lưu trú “Vĩnh trú” không bị hạn chế về thời hạn cũng như nội dung hoạt động khi lưu trú tại Nhật Bản, vì thế điều kiện cấp phép của loại Tư cách lưu trú này khó hơn so với những Tư cách lưu trú khác. Nhật là một thị trường tiềm năng cho lao động Việt nam trong nhiều năm trở lại đây. Vì vậy Nhật luôn thu hút được du học sinh cũng như lao động Việt Nam đến học tập và làm vệc tại đây.
Chính sách giáo dục và môi trường ở Nhật hấp dẫn, nhưng thủ tục để định cư dài hạn hay gọi là vĩnh trú tại Nhật thì khá phức tạp, nhưng không phải là không thể. Từ việc du học Nhật Bản, bạn hoàn toàn có thể định cư tại Nhật, hình thức là xin visa vĩnh trú lâu dài.
1. Điều kiện cho du học sinh muốn định cư tại Nhật Bản:
Ở Nhật lâu dài mà không muốn xin Visa thì có 2 cách đó là xin Vĩnh Trú hoặc nhập Quốc tịch. Cả 2 tư cách này hầu như không khác nhau mấy về quyền lợi như vay ngân hàng để mua nhà, thành lập công ty, làm người bảo lãnh v.v… tuy nhiên điểm khác nhau cơ bản là Vĩnh trú vẫn là người nước ngoài, còn nhập Quốc tịch rồi thì sẽ là công dân Nhật, mang hộ chiếu Nhật, tên Nhật (phải bỏ quốc tịch Việt Nam vì Nhật chỉ cho phép mang 1 Quốc tịch).
– Du học sinh có điều kiện về hành vi tốt.
– Sống liên tục tại Nhật trên 10 năm, trong đó trên 5 năm sống với tư cách visa làm việc (人文知識・国際業務 (Specialist in Humanities/International Services), 技術 (Engineer)
– Visa hiện tại phải có thời hạn dài nhất trong các mức cho phép (Ví dụ nếu là Engineer thì visa này phải có giá trị là 3 năm). Nghĩa là phải đi làm tại Nhật, gia hạn visa đúng thời hạn.
– Đặc biệt, trong quá trình du học Nhật Bản, nếu kết hôn với người Nhật thì hoàn toàn có thể định cư vĩnh viễn, xin visa vĩnh trú khi đã sống trên 3 năm kể từ ngày kết hôn.
Hoặc nếu là con đẻ hoặc con nuôi của người Nhật thì chỉ cần sinh sống trên 1 năm ở Nhật. Trường hợp này rất dễ dàng bởi thường du học Nhật Bản, các bạn du học sinh ở trọ theo hình thức Homestay vì thế mà có rất nhiều gia đình Nhật ít người muốn nhận con nuôi nếu bạn ngoan ngoãn và chân thành. Khả năng định cư tại Nhật cũng dễ hơn rất nhiều.
Điều kiện xin Vĩnh Trú (VT):
Phải sống ở Nhật liên tục trên 10 năm, có Visa đi làm trên 5 năm.
Nếu là vợ hoặc chồng của người Nhật, người có Vĩnh Trú, người có Vĩnh Trú Đặc Biệt thì chỉ cần kết hôn trên 3 năm và sống ở Nhật trên 1 năm.
Quốc tịch ( QT):
Phải sống ở Nhật liên tục trên 5 năm, có Visa đi làm trên 3 năm.
Nếu là vợ hoặc chồng của người Nhật thì điều kiện giống xin VT hoặc có thể nhanh hơn nếu có baby.
2. Nơi nộp hồ sơ
VT: tại Cục quản lý nhập quốc.
Cần có người bảo lãnh và nộp giấy chứng minh thu nhập của người bảo lãnh.
Giấy tờ xin VT đơn giản hơn chỉ cần Giấy chứng minh thu nhập, đóng thuế của 3 năm…
Quốc tịch: tại Bộ Tư pháp
Không cần có người bảo lãnh nhưng giấy tờ xin Quốc tịch hơi nhiều.
Ví dụ như bản sao Giấy khai sinh của mình, của anh chị em, giấy kết hôn của bố mẹ. Giấy kê khai thu chi của 1 tháng, vẽ bản đồ khu vực sinh sống, viết lý lịch từ lúc sinh ra cho tới hiện tại học ở đâu, làm gì, địa chỉ thế nào…, kê khai tên thành viên gia đình sống ở Việt Nam và Nhật (nếu có), giấy lý do xin Quốc tịch trong đó có phần xin đổi tên thành tên Nhật.
3. Thời gian chờ kết quả.
VT: từ sau khi nộp đơn chờ 6-8 tháng đến 1 năm. Bình thường thì khoảng 6-8 tháng.
Có trường hợp đặc biệt thì 3-4 tháng nhưng rất hiếm.
Quốc tịch: sau khi nộp đơn tới lúc có kết quả chính thức mất khoảng 1 năm tới 1 năm rưỡi, có người mất 2 năm. Nộp đơn được 1-2 tháng thì phía Nhật sẽ gọi tới phỏng vấn. Để phía Nhật đồng ý cho vào Quốc tịch thì mất 8-10 tháng nữa, đối với vợ/ chồng người Nhật có thể nhanh chóng hơn. Sau khi phía Nhật đồng ý cho vào Quốc tịch thì phải tới Đại sứ quán hay Tổng lãnh sứ quán Việt Nam để làm thủ tục xin thôi quốc tịch. Mà thời gian chờ Việt Nam ký cho thôi Quốc tịch cũng mất ít nhất 6 tháng đến 1 năm, có người 1 năm rưỡi luôn. Sợ chưa? Thủ tướng ký quyết định 1 năm 2 lần thôi mà ko kịp đợt này thì đợi thêm nửa năm nữa. Nếu nhận được quyết định cho thôi Quốc tịch rồi thì ra Ủy ban quận để đưa Chứng nhận nhập tịch và trả lại Thẻ ngoại kiều/ Thẻ cư trú cho Cục Xuất nhập cảnh, rồi làm thủ tục đổi tên tài khoản ngân hàng hay các nơi khác….
Lệ phí
VT: nếu có kết quả vào Vĩnh trú thì phải nộp 8000 yên. Còn ko được thì ko phải nộp.
QT: không mất đồng nào. (chính xác thì phải nói là phía Nhật không mất đồng nào, còn phía Việt Nam thì không có bảng giá).
4. Tư cách lưu trú
VT: Người nước ngoài định cư ở Nhật. Không giới hạn việc làm.
Tuy nhiên cần gia hạn Thẻ lưu trú 7 năm 1 lần tại Cục QLNQ.
Nếu rời nước Nhật quá 1 năm sẽ bị mất quyền VT.
QT: Là người Nhật, mang hộ chiếu Nhật, có hộ khẩu tại Nhật.
Dù có phạm pháp cũng không bị trục xuất khỏi nước Nhật!
Câu trả lời chắc chắn là Có, nhưng không Dễ. Tư cách lưu trú “Vĩnh trú” không bị hạn chế về thời hạn cũng như nội dung hoạt động khi lưu trú tại Nhật Bản, vì thế điều kiện cấp phép của loại Tư cách lưu trú này khó hơn so với những Tư cách lưu trú khác. Nhật là một thị trường tiềm năng cho lao động Việt nam trong nhiều năm trở lại đây. Vì vậy Nhật luôn thu hút được du học sinh cũng như lao động Việt Nam đến học tập và làm vệc tại đây.
Chính sách giáo dục và môi trường ở Nhật hấp dẫn, nhưng thủ tục để định cư dài hạn hay gọi là vĩnh trú tại Nhật thì khá phức tạp, nhưng không phải là không thể. Từ việc du học Nhật Bản, bạn hoàn toàn có thể định cư tại Nhật, hình thức là xin visa vĩnh trú lâu dài.
1. Điều kiện cho du học sinh muốn định cư tại Nhật Bản:
Ở Nhật lâu dài mà không muốn xin Visa thì có 2 cách đó là xin Vĩnh Trú hoặc nhập Quốc tịch. Cả 2 tư cách này hầu như không khác nhau mấy về quyền lợi như vay ngân hàng để mua nhà, thành lập công ty, làm người bảo lãnh v.v… tuy nhiên điểm khác nhau cơ bản là Vĩnh trú vẫn là người nước ngoài, còn nhập Quốc tịch rồi thì sẽ là công dân Nhật, mang hộ chiếu Nhật, tên Nhật (phải bỏ quốc tịch Việt Nam vì Nhật chỉ cho phép mang 1 Quốc tịch).
– Du học sinh có điều kiện về hành vi tốt.
– Sống liên tục tại Nhật trên 10 năm, trong đó trên 5 năm sống với tư cách visa làm việc (人文知識・国際業務 (Specialist in Humanities/International Services), 技術 (Engineer)
– Visa hiện tại phải có thời hạn dài nhất trong các mức cho phép (Ví dụ nếu là Engineer thì visa này phải có giá trị là 3 năm). Nghĩa là phải đi làm tại Nhật, gia hạn visa đúng thời hạn.
– Đặc biệt, trong quá trình du học Nhật Bản, nếu kết hôn với người Nhật thì hoàn toàn có thể định cư vĩnh viễn, xin visa vĩnh trú khi đã sống trên 3 năm kể từ ngày kết hôn.
Hoặc nếu là con đẻ hoặc con nuôi của người Nhật thì chỉ cần sinh sống trên 1 năm ở Nhật. Trường hợp này rất dễ dàng bởi thường du học Nhật Bản, các bạn du học sinh ở trọ theo hình thức Homestay vì thế mà có rất nhiều gia đình Nhật ít người muốn nhận con nuôi nếu bạn ngoan ngoãn và chân thành. Khả năng định cư tại Nhật cũng dễ hơn rất nhiều.
Điều kiện xin Vĩnh Trú (VT):
Phải sống ở Nhật liên tục trên 10 năm, có Visa đi làm trên 5 năm.
Nếu là vợ hoặc chồng của người Nhật, người có Vĩnh Trú, người có Vĩnh Trú Đặc Biệt thì chỉ cần kết hôn trên 3 năm và sống ở Nhật trên 1 năm.
Quốc tịch ( QT):
Phải sống ở Nhật liên tục trên 5 năm, có Visa đi làm trên 3 năm.
Nếu là vợ hoặc chồng của người Nhật thì điều kiện giống xin VT hoặc có thể nhanh hơn nếu có baby.
2. Nơi nộp hồ sơ
VT: tại Cục quản lý nhập quốc.
Cần có người bảo lãnh và nộp giấy chứng minh thu nhập của người bảo lãnh.
Giấy tờ xin VT đơn giản hơn chỉ cần Giấy chứng minh thu nhập, đóng thuế của 3 năm…
Quốc tịch: tại Bộ Tư pháp
Không cần có người bảo lãnh nhưng giấy tờ xin Quốc tịch hơi nhiều.
Ví dụ như bản sao Giấy khai sinh của mình, của anh chị em, giấy kết hôn của bố mẹ. Giấy kê khai thu chi của 1 tháng, vẽ bản đồ khu vực sinh sống, viết lý lịch từ lúc sinh ra cho tới hiện tại học ở đâu, làm gì, địa chỉ thế nào…, kê khai tên thành viên gia đình sống ở Việt Nam và Nhật (nếu có), giấy lý do xin Quốc tịch trong đó có phần xin đổi tên thành tên Nhật.
3. Thời gian chờ kết quả.
VT: từ sau khi nộp đơn chờ 6-8 tháng đến 1 năm. Bình thường thì khoảng 6-8 tháng.
Có trường hợp đặc biệt thì 3-4 tháng nhưng rất hiếm.
Quốc tịch: sau khi nộp đơn tới lúc có kết quả chính thức mất khoảng 1 năm tới 1 năm rưỡi, có người mất 2 năm. Nộp đơn được 1-2 tháng thì phía Nhật sẽ gọi tới phỏng vấn. Để phía Nhật đồng ý cho vào Quốc tịch thì mất 8-10 tháng nữa, đối với vợ/ chồng người Nhật có thể nhanh chóng hơn. Sau khi phía Nhật đồng ý cho vào Quốc tịch thì phải tới Đại sứ quán hay Tổng lãnh sứ quán Việt Nam để làm thủ tục xin thôi quốc tịch. Mà thời gian chờ Việt Nam ký cho thôi Quốc tịch cũng mất ít nhất 6 tháng đến 1 năm, có người 1 năm rưỡi luôn. Sợ chưa? Thủ tướng ký quyết định 1 năm 2 lần thôi mà ko kịp đợt này thì đợi thêm nửa năm nữa. Nếu nhận được quyết định cho thôi Quốc tịch rồi thì ra Ủy ban quận để đưa Chứng nhận nhập tịch và trả lại Thẻ ngoại kiều/ Thẻ cư trú cho Cục Xuất nhập cảnh, rồi làm thủ tục đổi tên tài khoản ngân hàng hay các nơi khác….
Lệ phí
VT: nếu có kết quả vào Vĩnh trú thì phải nộp 8000 yên. Còn ko được thì ko phải nộp.
QT: không mất đồng nào. (chính xác thì phải nói là phía Nhật không mất đồng nào, còn phía Việt Nam thì không có bảng giá).
4. Tư cách lưu trú
VT: Người nước ngoài định cư ở Nhật. Không giới hạn việc làm.
Tuy nhiên cần gia hạn Thẻ lưu trú 7 năm 1 lần tại Cục QLNQ.
Nếu rời nước Nhật quá 1 năm sẽ bị mất quyền VT.
QT: Là người Nhật, mang hộ chiếu Nhật, có hộ khẩu tại Nhật.
Dù có phạm pháp cũng không bị trục xuất khỏi nước Nhật!
(Nguồn tổng hợp)