Theo Global Times, du học sinh Nhật Bản thuộc 5 nước trong đó có Việt Nam sẽ bị áp dụng chính sách thắt chặt điều kiện nhập cảnh kể từ tháng 03/2017. Động thái này đã gặp phải sự phản đối của rất nhiều trường tiếng và du học sinh bởi việc chỉ chọn 5 nước để áp dụng là không công bằng.
Tuy nhiên bên cạnh đó, một số học sinh và trường tiếng lại cho rằng điều này là hợp lý bởi:
Trong những năm gần đây, lượng du học sinh và tu nghiệp sinh các nước này tại Nhật Bản tăng nhanh, kéo theo đó là những hệ lụy do việc định hướng sai mục đích học tập, làm việc dẫn tới tình trạng trốn học, bỏ học, làm việc bất hợp pháp thậm chí là gây rối trật tự, trộm cắp,…
Trước thực trạng đó, tại Việt Nam, trao đổi với bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo, Đại sứ Nhật Bản – Umeda Kunio cho rằng cần có giải pháp quản lý du học sinh, tu nghiệp sinh để không làm ảnh hưởng đến hình ảnh của người Việt trong mắt người dân Nhật Bản. Bộ trưởng cũng cho rằng phía Việt Nam cần có phương án điều tiết một cách chủ động. Đồng thời tới đây, Bộ sẽ rà soát tất cả công ty tư vấn du học, kiên quyết đóng cửa công ty không nghiêm túc – theo VNExpress.
Những thông tin trên đã và đang gây hoang mang cho học sinh Việt Nam, những người đang có định hướng đi du học Nhật Bản trong thời gian tới.
Tuy nhiên sự thay đổi này chỉ là một phần trong chính sách nhập cư nhằm nâng cao chất lượng du học sinh, chọn đúng đối tượng, đúng mục đích du học nhằm không làm ảnh hưởng đến hình ảnh của người Việt Nam trong mắt bạn bè Nhật Bản chứ không phải là một hình phạt hay hạn chế, ảnh hưởng đến ước mơ du học chính đáng của học sinh.
Đối với những học sinh có thành tích học tập khá (điểm THPT >= 6.0 trở lên) đồng thời năm trống không quá nhiều thì việc làm hồ sơ và thực hiện nguyện vọng du học vẫn hết sức bình thường. Thậm chí, chính sách thắt chặt này của chính phủ Nhật Bản, ở một khía cạnh nào đó sẽ bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của những du học sinh, tu nghiệp sinh chân chính.
Bên cạnh đó, chính phủ Việt Nam cũng đã và đang thực hiện những chính sách nhằm quản lý chặt chẽ hơn các công ty du học, sàng lọc những công ty có chất lượng đồng thời xử phạt nặng với những công ty có hành vi không tốt trong quá trình làm hồ sơ du học.
Những biện pháp mạnh tay này của 2 nhà nước đã đang và sẽ dần dần nâng cao những hình ảnh tốt đẹp của người Việt Nam tại Nhật, giữ mối quan hệ ngày một tốt đẹp hơn, mở ra cánh cửa tương lai sáng hơn cho những thế hệ du học sinh sau này. Nói cách khác, đây chính là cơ hội cho người Việt Nam trở nên tốt hơn và cũng là để những học sinh có nguyện vọng học tập chân chính có thể lấy lại hình ảnh của mình khi sống, học tập và làm việc tại xứ sở hoa anh đào.
Trong những năm gần đây, lượng du học sinh và tu nghiệp sinh các nước này tại Nhật Bản tăng nhanh, kéo theo đó là những hệ lụy do việc định hướng sai mục đích học tập, làm việc dẫn tới tình trạng trốn học, bỏ học, làm việc bất hợp pháp thậm chí là gây rối trật tự, trộm cắp,…
Trước thực trạng đó, tại Việt Nam, trao đổi với bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo, Đại sứ Nhật Bản – Umeda Kunio cho rằng cần có giải pháp quản lý du học sinh, tu nghiệp sinh để không làm ảnh hưởng đến hình ảnh của người Việt trong mắt người dân Nhật Bản. Bộ trưởng cũng cho rằng phía Việt Nam cần có phương án điều tiết một cách chủ động. Đồng thời tới đây, Bộ sẽ rà soát tất cả công ty tư vấn du học, kiên quyết đóng cửa công ty không nghiêm túc – theo VNExpress.
Những thông tin trên đã và đang gây hoang mang cho học sinh Việt Nam, những người đang có định hướng đi du học Nhật Bản trong thời gian tới.
Tuy nhiên sự thay đổi này chỉ là một phần trong chính sách nhập cư nhằm nâng cao chất lượng du học sinh, chọn đúng đối tượng, đúng mục đích du học nhằm không làm ảnh hưởng đến hình ảnh của người Việt Nam trong mắt bạn bè Nhật Bản chứ không phải là một hình phạt hay hạn chế, ảnh hưởng đến ước mơ du học chính đáng của học sinh.
Đối với những học sinh có thành tích học tập khá (điểm THPT >= 6.0 trở lên) đồng thời năm trống không quá nhiều thì việc làm hồ sơ và thực hiện nguyện vọng du học vẫn hết sức bình thường. Thậm chí, chính sách thắt chặt này của chính phủ Nhật Bản, ở một khía cạnh nào đó sẽ bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của những du học sinh, tu nghiệp sinh chân chính.
Bên cạnh đó, chính phủ Việt Nam cũng đã và đang thực hiện những chính sách nhằm quản lý chặt chẽ hơn các công ty du học, sàng lọc những công ty có chất lượng đồng thời xử phạt nặng với những công ty có hành vi không tốt trong quá trình làm hồ sơ du học.
Hình ảnh Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 16/1/2017.
Những biện pháp mạnh tay này của 2 nhà nước đã đang và sẽ dần dần nâng cao những hình ảnh tốt đẹp của người Việt Nam tại Nhật, giữ mối quan hệ ngày một tốt đẹp hơn, mở ra cánh cửa tương lai sáng hơn cho những thế hệ du học sinh sau này. Nói cách khác, đây chính là cơ hội cho người Việt Nam trở nên tốt hơn và cũng là để những học sinh có nguyện vọng học tập chân chính có thể lấy lại hình ảnh của mình khi sống, học tập và làm việc tại xứ sở hoa anh đào.
(Nguồn tổng hợp)