Ghé thăm Nhật Bản vào mùa thu, du khách sẽ mãn nhãn với những cảnh đẹp và lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.
Mùa thu lá vàng, lá đỏ
Hầu hết các vùng ở Nhật đều có bốn mùa và mùa thu thường rơi vào tháng 9, 10 và 11. Lá cây sẽ dần chuyển sang đỏ, cam và vàng trông vô cùng đẹp mắt. Người Nhật gọi chúng là “kouyou”. Điểm đến lý tưởng để thưởng thức trọn vẹn lá thu là ở núi Daisetsuzan, thành phố Hokkaido. Ngoài ra du khách còn có thể ghé thăm thành phố Nikko, Kamakura, Hakone và nhiều nơi khác nữa.
Những ngôi chùa và đền thờ cổ tại Kyoto và Nara luôn là điểm đến thích hợp khi tới Nhật vào mùa thu bởi việc ngắm nhìn những kiến trúc cổ hòa với màu lá cùng những cơn gió nhẹ thoang thoảng thật khiến lòng người thanh thản, yên bình.
Trải nghiệm các lễ hội độc đáo
Đến Nhật vào mùa thu, du khách sẽ được hưởng một không khí lễ hội truyền thống thực sự bởi người dân Nhật còn tổ chức rất nhiều lễ hội trên khắp đất nước để thể hiện sự biết ơn về một vụ mùa bội thu. Khách du lịch sẽ được thưởng thức vô vàn những món ăn địa phương, đồ thủ công mĩ nghệ mang đậm dấu ấn Nhật Bản.
1. Hội thao Taiiku-no-hi
Có rất nhiều lễ hội tại Nhật diễn ra vào mùa thu, như lễ hội “Taiiku-no-hi” (lễ hội thể thao) tổ chức vào ngày thứ hai trong tuần thứ hai của tháng 10. Nhiều hội thao được tổ chức ở các trường học và thị trấn để nâng cao ý thức bảo vệ giữ gìn sức khỏe của người dân.
2. Ngày hội văn hóa Bunkano-hi
“Bunkano-hi” hay còn gọi là ngày hội Văn hóa Nhật Bản hàng năm được tổ chức vào ngày 3/11 với mục đích quảng bá văn hóa muôn màu của đất nước. Rất nhiều hoạt động trình diễn nghệ thuật, diễu hành và trao giải thưởng cho những nghệ sĩ, nhân vật có cống hiến thúc đẩy nền văn hóa diễn ra vào ngày này.
3. Lễ hội trẻ em Shichi-go-san
Ngày 15/11 hàng năm diễn ra lễ hội “Shichi-go-san”. Đây là lễ hội truyền thống dành cho trẻ em 3, 5, 7 tuổi. Lễ hội này có ý nghĩa quan trọng trong gia đình. Những gia đình có trẻ trong độ tuổi sẽ đến đền, chùa để cầu sức khỏe, mong các bé sẽ “hay ăn chóng lớn”. Trẻ con mặc kimono và được người lớn tặng “chitose-ame” (những cây kẹo dài) tượng trưng cho sự trường thọ.
4. Lễ hội ở thị trấn Tanagura
Lễ hội mùa thu ở thị trấn Tanagura tổ chức tại thành phố Shirakawa tỉnh Fukushima. Lễ hội này diễn ra vào ngày 12 đến13/10 và có lịch sử gần 200 năm. Vào dịp lễ hội, người dân sẽ đứng trên những con thuyền được trang trí rất đẹp, cùng nhau đánh trống và hát múa.
5. Lễ hội cười Warai Matsuri
Ngoài ra, ngày 12/10 sẽ diễn ra lễ hội cười “Warai Matsuri” tại thị trấn Hidakagawa, tỉnh Kawayama. Lễ hội này rất đặc biệt, một người bê đồ lễ dẫn đầu đoàn diễu hành, tiếp sau đó là một yêu tinh mũi dài gọi là “tengu”, một con quỷ “oni” nối tiếp là đoàn người nhảy điệu “sasaramai” tất cả đều hô vang “cười, cười”. Khi đến cổng đền thờ, tất cả mọi người phá lên cười thật to. Truyền thuyết kể rằng, vị thần Niutsuhime no mikoto đã ngủ quên và trễ giờ đến lễ hội, nên đã bị chế giễu bởi những vị thần khác.
Hầu hết các vùng ở Nhật đều có bốn mùa và mùa thu thường rơi vào tháng 9, 10 và 11. Lá cây sẽ dần chuyển sang đỏ, cam và vàng trông vô cùng đẹp mắt. Người Nhật gọi chúng là “kouyou”. Điểm đến lý tưởng để thưởng thức trọn vẹn lá thu là ở núi Daisetsuzan, thành phố Hokkaido. Ngoài ra du khách còn có thể ghé thăm thành phố Nikko, Kamakura, Hakone và nhiều nơi khác nữa.
Những ngôi chùa và đền thờ cổ tại Kyoto và Nara luôn là điểm đến thích hợp khi tới Nhật vào mùa thu bởi việc ngắm nhìn những kiến trúc cổ hòa với màu lá cùng những cơn gió nhẹ thoang thoảng thật khiến lòng người thanh thản, yên bình.
Trải nghiệm các lễ hội độc đáo
Đến Nhật vào mùa thu, du khách sẽ được hưởng một không khí lễ hội truyền thống thực sự bởi người dân Nhật còn tổ chức rất nhiều lễ hội trên khắp đất nước để thể hiện sự biết ơn về một vụ mùa bội thu. Khách du lịch sẽ được thưởng thức vô vàn những món ăn địa phương, đồ thủ công mĩ nghệ mang đậm dấu ấn Nhật Bản.
1. Hội thao Taiiku-no-hi
Có rất nhiều lễ hội tại Nhật diễn ra vào mùa thu, như lễ hội “Taiiku-no-hi” (lễ hội thể thao) tổ chức vào ngày thứ hai trong tuần thứ hai của tháng 10. Nhiều hội thao được tổ chức ở các trường học và thị trấn để nâng cao ý thức bảo vệ giữ gìn sức khỏe của người dân.
Trẻ em háo hức tham gia hội thao tổ chức tại các trường học.
2. Ngày hội văn hóa Bunkano-hi
“Bunkano-hi” hay còn gọi là ngày hội Văn hóa Nhật Bản hàng năm được tổ chức vào ngày 3/11 với mục đích quảng bá văn hóa muôn màu của đất nước. Rất nhiều hoạt động trình diễn nghệ thuật, diễu hành và trao giải thưởng cho những nghệ sĩ, nhân vật có cống hiến thúc đẩy nền văn hóa diễn ra vào ngày này.
Người dân và khách du lịch đổ ra đường xem trình diễn nghệ thuật.
3. Lễ hội trẻ em Shichi-go-san
Ngày 15/11 hàng năm diễn ra lễ hội “Shichi-go-san”. Đây là lễ hội truyền thống dành cho trẻ em 3, 5, 7 tuổi. Lễ hội này có ý nghĩa quan trọng trong gia đình. Những gia đình có trẻ trong độ tuổi sẽ đến đền, chùa để cầu sức khỏe, mong các bé sẽ “hay ăn chóng lớn”. Trẻ con mặc kimono và được người lớn tặng “chitose-ame” (những cây kẹo dài) tượng trưng cho sự trường thọ.
Các bé mặc kimono và được người lớn tặng cho những cây kẹo dài vào dịp lễ hội trẻ em.
4. Lễ hội ở thị trấn Tanagura
Lễ hội mùa thu ở thị trấn Tanagura tổ chức tại thành phố Shirakawa tỉnh Fukushima. Lễ hội này diễn ra vào ngày 12 đến13/10 và có lịch sử gần 200 năm. Vào dịp lễ hội, người dân sẽ đứng trên những con thuyền được trang trí rất đẹp, cùng nhau đánh trống và hát múa.
Các thanh niên trai tráng đứng trên những con thuyền được trang trí rực rỡ, cùng đánh trống hát múa.
5. Lễ hội cười Warai Matsuri
Ngoài ra, ngày 12/10 sẽ diễn ra lễ hội cười “Warai Matsuri” tại thị trấn Hidakagawa, tỉnh Kawayama. Lễ hội này rất đặc biệt, một người bê đồ lễ dẫn đầu đoàn diễu hành, tiếp sau đó là một yêu tinh mũi dài gọi là “tengu”, một con quỷ “oni” nối tiếp là đoàn người nhảy điệu “sasaramai” tất cả đều hô vang “cười, cười”. Khi đến cổng đền thờ, tất cả mọi người phá lên cười thật to. Truyền thuyết kể rằng, vị thần Niutsuhime no mikoto đã ngủ quên và trễ giờ đến lễ hội, nên đã bị chế giễu bởi những vị thần khác.
Đến với lễ hội cười bạn sẽ được thoải mái cười vang.