“Nhiều bạn du học sinh có tâm lý: sao lại phải học tiếng Nhật khi đã làm hồ sơ Du học Nhật Bản, sang đó có thể học lại từ đầu? Xin khẳng định rằng các bạn đang mắc sai lầm nghiêm trọng! Vì sao ư? Hãy dành chút thời gian để lằng nghe kinh nghiệm “xương máu” của một senpai uy tín trên “Cộng đồng Việt - Nhật”…
“Đêm lạnh, giấc chẳng thành. Chợt mình tỉnh giấc, viết lên dòng tâm thư gửi tới các em chuẩn bị đặt chân lên đất nước mặt trời mọc. Trong quãng thời gian còn lại ở Việt Nam, mong các em cố gắng, cố gắng đến giây phút cuối cùng.
1. Học tiếng Nhật như thế nào?
Từ trước tới giờ có rất nhiều tin nhắn gửi về cho mình kiểu dạng như thế này:
– Anh ơi, anh có rảnh không dạy em chút tiếng Nhật. Em đi du học Nhật Bản nửa năm rồi mà chẳng nói được gì cả. Lúc ở nhà, mấy đứa bạn chém gió với em là “sang bên đó nửa năm thôi là nói như gió ý mà”. Thế là em tin, mải chơi học 25 bài mina chưa hết. Giờ sang đây chẳng biết gì, đi đâu cũng khổ. Em muốn về Việt Nam để học quá. Anh cứu em với…
– Anh ơi, anh có dạy online không? Em muốn học thêm để nói chuyện quá. Sang đây nghe người ta nói em chẳng hiểu gì cả. Mấy tháng mới đi tìm được việc làm khuân vác ở Yamato, đi làm cũng chẳng được đều. Công việc chẳng sử dụng tiếng Nhật gì cả. Tiền ở nhà toàn vay mượn giờ chẳng có tiền. Ở cũng khổ mà về cũng chẳng thể nào. Em phải làm sao bây giờ.
Trả lời: Anh thì anh không thể cứu em được vì anh ở xa mà anh cũng không phải ông bụt bà tiên trong chuyện cổ tích. Anh chỉ có lời khuyên là cố gắng học tập tiếng Nhật chứ đừng có than vãn nữa. Cày ngày cày đêm thì sẽ sớm trông thấy thành quả mà thôi.
Khi học thì em phải sử dụng đôi tai và cái miệng của mình.
Ví dụ: Mấy hôm nay anh về quê, bị bố mẹ giục lấy vợ: “mày lấy vợ sớm cho tao nhờ, mày không sinh cháu sớm sau này tao không trông được đâu đấy”. Bên cạnh có thằng cháu 6 tuổi nó ngồi cạnh nó nghe được. Hôm sau quát nó là: “không ăn thì không lớn được đâu”, thì bị nó bật lại là: “cậu lấy vợ sớm đi, không sinh cháu là ông bà không trông được đâu đấy…”
—- Á đù.
Với đôi tai rất thính và cái đầu vẫn còn chứa nhiều GB. Những gì bọn trẻ nghe được chúng đều nhập rất nhanh. Hơn nữa cái mồm cũng giống như cái loa, nói rất to và rõ. Điều quan trọng hơn nữa là những gì nó nhập vào nó đem ra sử dụng đúng thời điểm và đúng đối tượng, và khi nói ra thì người lớn phải nể phục.
Còn người lớn thì cái đầu thông minh nhưng dữ liệu trong bộ não bị chất đầy bởi những cám dỗ thế nên những gì nghe được có nhập vào đầu nhưng lại Paste lung ta lung tung. Đến khi muốn đem ra sử dụng thì lại không biết cất ở chỗ nào. Hơn nữa lại mắc cái bệnh “Parkinson” (bệnh run) thế nên cái mồm nó cũng cứ bị đóng băng suốt. Thế nên là việc học mới bị đình trệ.
Vì thế việc cần làm đối với các bạn là khi học tiếng Nhật là nghe ở mọi nơi, mọi lúc, bắt chước giống bọn trẻ. Quan trọng là dùng đúng tình huống, đúng đối tượng. Hoàn cảnh này sử dụng câu này, hoàn cảnh kia thì sử dụng từ kia. Đọc truyện tranh, xem phim anime, chú ý để ý đến từ ngữ mà nhân vật đó sử dụng trong ngữ cảnh. Không cần để ý nội dung gì cả, cốt truyện làm gì cho mệt xác. Pause, ghi chép, tưởng tượng ra hoàn cảnh thực tế rồi nhại lại. Đó là cách học tốt nhất.
2. Vì sao phải học tiếng nhật thật nhiều trước khi qua Nhật.
Tiếng ngon thì có việc ngon!!!
Học hành vớ vẩn lại còn kêu ai.
Thời tiết ở Hà Nội hiện tại bây giờ là 20 độ. Mặc một cái áo khoác mỏng là có thể phóng xe vi vu được rồi.
Thời tiết ở Tokyo hiện tại ngoài trời là 3 độ. Phải mặc mấy cái áo len, áo phao. Đeo găng tay, mũ len, tất ấm, giày khủng bố thì mới dám đi ra ngoài.
Thử hình dung xem, với một cái áo khoác mỏng mặc ở Hà Nội kia nếu bạn mặc nó và đi dưới thời tiết ở Tokyo, liệu bạn trụ vững được bao nhiêu phút?
Bạn sẽ chết vì rét.
Việc trang bị tiếng Nhật cho du học Nhật Bản cũng vậy, nếu với khối lượng kiến thức N5, tức là hết 25 bài trong minano nihongo kia liệu bạn sẽ tồn tại được tại Nhật không? Bạn ức chế và muốn tự sát vì tự dưng trở thành một người điếc và câm. Đi đâu cũng sợ hãi, tự ti về khả năng ngôn ngữ kém cỏi của mình, vì thế chẳng dám đi đâu, chẳng biết làm gì … cô đơn lạnh lẽo.
Tóm lại, muốn sống và tồn tại tốt, ta phải học tiếng Nhật thật là nhiều tại Việt Nam, ít nhất là trình độ vượt qua N4 chạm ngưỡng N3. Cũng giống như việc ta chuẩn bị hành lý vậy, ban đầu ta không quen với cuộc sống tại đất nước sở tại, ta phải chuẩn bị quần áo ấm, chuẩn bị gia vị để trong lúc chưa quen với ẩm thực mới, ta có cái để dùng. Mang thuốc đánh răng, khăn mặt, đồ dùng học tập, sách vở…. nhét thật nhiều vào hành lý sang bên đó sử dụng những lúc cần thiết. Tiếng nhật cũng vậy, nhét thật nhiều, thật nhiều vào bộ não, sang bên đó sắp xếp lại và lôi ra sử dụng khi có thể.
Các bạn nhớ chịu khó chăm chỉ học tiếng Nhật vào trước khi qua Nhật, nếu không muốn bị stress, ức chế, ko hòa nhập cộng đồng được. 25 bài N5 là quá ít, ko thể đủ để sống tốt ở Nhật. Hy vọng bài viết này là lời cảnh tỉnh dành cho tất cả những em sắp đi du học vẫn còn đang mải vui ham chơi, thân xác bị trói buộc bởi các cám dỗ của xã hội để rồi lại quay sang đổ lỗi khi đã quá muộn.
**Bonus: Bạn đã thấy động lực chưa? Nếu có rồi thì save link này để luyện tiếng Nhật nhá, free 100% ^^!: https://www.youtube.com/channel/UCAH4QlABZ-0ss2h29Y5LO3Q.
1. Học tiếng Nhật như thế nào?
Từ trước tới giờ có rất nhiều tin nhắn gửi về cho mình kiểu dạng như thế này:
– Anh ơi, anh có rảnh không dạy em chút tiếng Nhật. Em đi du học Nhật Bản nửa năm rồi mà chẳng nói được gì cả. Lúc ở nhà, mấy đứa bạn chém gió với em là “sang bên đó nửa năm thôi là nói như gió ý mà”. Thế là em tin, mải chơi học 25 bài mina chưa hết. Giờ sang đây chẳng biết gì, đi đâu cũng khổ. Em muốn về Việt Nam để học quá. Anh cứu em với…
– Anh ơi, anh có dạy online không? Em muốn học thêm để nói chuyện quá. Sang đây nghe người ta nói em chẳng hiểu gì cả. Mấy tháng mới đi tìm được việc làm khuân vác ở Yamato, đi làm cũng chẳng được đều. Công việc chẳng sử dụng tiếng Nhật gì cả. Tiền ở nhà toàn vay mượn giờ chẳng có tiền. Ở cũng khổ mà về cũng chẳng thể nào. Em phải làm sao bây giờ.
Trả lời: Anh thì anh không thể cứu em được vì anh ở xa mà anh cũng không phải ông bụt bà tiên trong chuyện cổ tích. Anh chỉ có lời khuyên là cố gắng học tập tiếng Nhật chứ đừng có than vãn nữa. Cày ngày cày đêm thì sẽ sớm trông thấy thành quả mà thôi.
Khi học thì em phải sử dụng đôi tai và cái miệng của mình.
Ví dụ: Mấy hôm nay anh về quê, bị bố mẹ giục lấy vợ: “mày lấy vợ sớm cho tao nhờ, mày không sinh cháu sớm sau này tao không trông được đâu đấy”. Bên cạnh có thằng cháu 6 tuổi nó ngồi cạnh nó nghe được. Hôm sau quát nó là: “không ăn thì không lớn được đâu”, thì bị nó bật lại là: “cậu lấy vợ sớm đi, không sinh cháu là ông bà không trông được đâu đấy…”
—- Á đù.
Với đôi tai rất thính và cái đầu vẫn còn chứa nhiều GB. Những gì bọn trẻ nghe được chúng đều nhập rất nhanh. Hơn nữa cái mồm cũng giống như cái loa, nói rất to và rõ. Điều quan trọng hơn nữa là những gì nó nhập vào nó đem ra sử dụng đúng thời điểm và đúng đối tượng, và khi nói ra thì người lớn phải nể phục.
Còn người lớn thì cái đầu thông minh nhưng dữ liệu trong bộ não bị chất đầy bởi những cám dỗ thế nên những gì nghe được có nhập vào đầu nhưng lại Paste lung ta lung tung. Đến khi muốn đem ra sử dụng thì lại không biết cất ở chỗ nào. Hơn nữa lại mắc cái bệnh “Parkinson” (bệnh run) thế nên cái mồm nó cũng cứ bị đóng băng suốt. Thế nên là việc học mới bị đình trệ.
Vì thế việc cần làm đối với các bạn là khi học tiếng Nhật là nghe ở mọi nơi, mọi lúc, bắt chước giống bọn trẻ. Quan trọng là dùng đúng tình huống, đúng đối tượng. Hoàn cảnh này sử dụng câu này, hoàn cảnh kia thì sử dụng từ kia. Đọc truyện tranh, xem phim anime, chú ý để ý đến từ ngữ mà nhân vật đó sử dụng trong ngữ cảnh. Không cần để ý nội dung gì cả, cốt truyện làm gì cho mệt xác. Pause, ghi chép, tưởng tượng ra hoàn cảnh thực tế rồi nhại lại. Đó là cách học tốt nhất.
2. Vì sao phải học tiếng nhật thật nhiều trước khi qua Nhật.
Tiếng ngon thì có việc ngon!!!
Học hành vớ vẩn lại còn kêu ai.
Thời tiết ở Hà Nội hiện tại bây giờ là 20 độ. Mặc một cái áo khoác mỏng là có thể phóng xe vi vu được rồi.
Thời tiết ở Tokyo hiện tại ngoài trời là 3 độ. Phải mặc mấy cái áo len, áo phao. Đeo găng tay, mũ len, tất ấm, giày khủng bố thì mới dám đi ra ngoài.
Thử hình dung xem, với một cái áo khoác mỏng mặc ở Hà Nội kia nếu bạn mặc nó và đi dưới thời tiết ở Tokyo, liệu bạn trụ vững được bao nhiêu phút?
Bạn sẽ chết vì rét.
Việc trang bị tiếng Nhật cho du học Nhật Bản cũng vậy, nếu với khối lượng kiến thức N5, tức là hết 25 bài trong minano nihongo kia liệu bạn sẽ tồn tại được tại Nhật không? Bạn ức chế và muốn tự sát vì tự dưng trở thành một người điếc và câm. Đi đâu cũng sợ hãi, tự ti về khả năng ngôn ngữ kém cỏi của mình, vì thế chẳng dám đi đâu, chẳng biết làm gì … cô đơn lạnh lẽo.
Tóm lại, muốn sống và tồn tại tốt, ta phải học tiếng Nhật thật là nhiều tại Việt Nam, ít nhất là trình độ vượt qua N4 chạm ngưỡng N3. Cũng giống như việc ta chuẩn bị hành lý vậy, ban đầu ta không quen với cuộc sống tại đất nước sở tại, ta phải chuẩn bị quần áo ấm, chuẩn bị gia vị để trong lúc chưa quen với ẩm thực mới, ta có cái để dùng. Mang thuốc đánh răng, khăn mặt, đồ dùng học tập, sách vở…. nhét thật nhiều vào hành lý sang bên đó sử dụng những lúc cần thiết. Tiếng nhật cũng vậy, nhét thật nhiều, thật nhiều vào bộ não, sang bên đó sắp xếp lại và lôi ra sử dụng khi có thể.
Các bạn nhớ chịu khó chăm chỉ học tiếng Nhật vào trước khi qua Nhật, nếu không muốn bị stress, ức chế, ko hòa nhập cộng đồng được. 25 bài N5 là quá ít, ko thể đủ để sống tốt ở Nhật. Hy vọng bài viết này là lời cảnh tỉnh dành cho tất cả những em sắp đi du học vẫn còn đang mải vui ham chơi, thân xác bị trói buộc bởi các cám dỗ của xã hội để rồi lại quay sang đổ lỗi khi đã quá muộn.
**Bonus: Bạn đã thấy động lực chưa? Nếu có rồi thì save link này để luyện tiếng Nhật nhá, free 100% ^^!: https://www.youtube.com/channel/UCAH4QlABZ-0ss2h29Y5LO3Q.
(Nguồn tổng hợp)