Truyền thống lặn biển ở Nhật Bản bắt nguồn từ nhiều thế kỷ trước. Các thông tin liên quan đến “những người phụ nữ của biển cả” này được ghi nhận từ cách đây khoảng 5.000 năm.
Nghề lặn biển đã từng rất phát triển nhưng hiện tại chỉ còn khoảng 2.000 thợ lặn ở Nhật. Trong đó khoảng 800 người trong số họ sinh sống ở khu vực Ise-shima, tỉnh Mie, nơi này vốn được biết đến là vùng biển giàu tài nguyên thiên nhiên.
Những phụ nữ lặn biển này được gọi là Ama, họ còn được ví như mỹ nhân ngư của đất nước Mặt trời mọc, có thể lặn sâu đến 10 m, bơi xa bờ hàng cây số mà không hề có ống thở, chân vịt…. Nhiều người cho rằng họ có thể làm được điều đó là nhờ mang trong mình linh hồn của những nàng tiên cá.
Thời gian trước đây các Ama chỉ mặc khố và đeo mặt nạ lặn, đồng thời quấn thêm một khăn vải để bảo vệ đầu khi lặn, thậm chí nhiều người còn chẳng mặc gì để lộ cả phần cơ thể ra bên ngoài khi làm công việc này khiến cho họ càng giống với những nàng tiên cá ngoài đời thực hơn.
Nhưng càng về sau, trang phục của họ dần trở nên kín đáo hơn, với áo và quần dài vải, trước khi chuyển sang đồ lặn bằng cao su che toàn thân từ những năm 1960 cho đến hiện tại.
Mỗi Ama đều có một bí quyết lặn biển cho riêng mình. Trong đó, chìa khóa của công việc này không phải là có thể nín thở bao lâu, lặn sâu bao nhiêu, mà là làm thế nào để có thể nhanh chóng tìm bắt được những sinh vật dưới biển càng nhiều càng tốt.
Sản phẩm mà các nàng tiên cá thu được trong mỗi lần đắm mình vào lòng đại dương đó là bào ngư, cầu gai, hào, tôm hùm, bạch tuộc…đôi khi còn có cả ngọc trai quý hiếm.
Thu nhập của các Ama đôi khi cũng không được ổn định vì phụ thuộc vào mùa cũng như biển cả, nhưng một mùa thu nhập tốt mỗi người có thể thu được khoảng 20-30 triệu yên (khoảng 4 đến 6 tỉ đồng).
Công việc này yêu cầu những nàng tiên cá phải lặn trong suốt nhiều giờ đồng hồ liên tục, hai lần/ngày, và 6 ngày/tuần.
Tuy công việc này đòi hỏi cường độ làm việc nhiều, nhưng mọi nười vẫn cố gắng dành thời gian cho gia đình cũng như những hoạt động khác trên bờ.
Họ thường nghỉ vào thứ bảy, cùng với 2 ngày thứ ba trong tháng, hay còn được gọi là “ngày cá” (fish day). Những ngày này cũng là cơ hội để những ngư dân trẻ gặp gỡ người bạn đời của mình.
Nhiều người thắc mắc vì sau công việc này hầu hết chỉ do phụ nữ đảm nhận còn đàn ông thì sao?
Thực ra cũng đơn giản thôi, mỗi người một nhiệm vụ, đàn ông thì có trách nhiệm khác đó là đi đánh bắt xa bờ, làm các công việc nặng nhọc hơn, còn phụ nữ thì làm những việc vừa với sức lực của mình, và sống ở gần biển nên có thể nói đây là công việc phù hợp với bản thân họ nhất mà vẫn đảm bảo được thu nhập trang trải cho cuộc sống.
Ngoài ra cụm từ “những người con gái bí ẩn của biển cả” đã được nhắc đến lần đầu tiên trong tập thơ ca lâu đời nhất của Nhật Bản, từ thế kỷ thứ 8. Vì vậy đối với hầu hết người dân ở đất nước Mặt trời mọc, Ama không chỉ là một công việc mà còn là một huyền thoại.
Ngày nay, các Ama không chỉ lặn biển, họ còn mở rộng những dịch vụ đón du khách tại những căn lều truyền thống của mình.
Tại đây, họ phục vụ các món hải sản vừa lấy lên từ lòng đại dương bao la, tươi ngon và được rất nhiều du khách ưa thích.
Những phụ nữ lặn biển này được gọi là Ama, họ còn được ví như mỹ nhân ngư của đất nước Mặt trời mọc, có thể lặn sâu đến 10 m, bơi xa bờ hàng cây số mà không hề có ống thở, chân vịt…. Nhiều người cho rằng họ có thể làm được điều đó là nhờ mang trong mình linh hồn của những nàng tiên cá.
Thời gian trước đây các Ama chỉ mặc khố và đeo mặt nạ lặn, đồng thời quấn thêm một khăn vải để bảo vệ đầu khi lặn, thậm chí nhiều người còn chẳng mặc gì để lộ cả phần cơ thể ra bên ngoài khi làm công việc này khiến cho họ càng giống với những nàng tiên cá ngoài đời thực hơn.
Nhưng càng về sau, trang phục của họ dần trở nên kín đáo hơn, với áo và quần dài vải, trước khi chuyển sang đồ lặn bằng cao su che toàn thân từ những năm 1960 cho đến hiện tại.
Mỗi Ama đều có một bí quyết lặn biển cho riêng mình. Trong đó, chìa khóa của công việc này không phải là có thể nín thở bao lâu, lặn sâu bao nhiêu, mà là làm thế nào để có thể nhanh chóng tìm bắt được những sinh vật dưới biển càng nhiều càng tốt.
Sản phẩm mà các nàng tiên cá thu được trong mỗi lần đắm mình vào lòng đại dương đó là bào ngư, cầu gai, hào, tôm hùm, bạch tuộc…đôi khi còn có cả ngọc trai quý hiếm.
Thu nhập của các Ama đôi khi cũng không được ổn định vì phụ thuộc vào mùa cũng như biển cả, nhưng một mùa thu nhập tốt mỗi người có thể thu được khoảng 20-30 triệu yên (khoảng 4 đến 6 tỉ đồng).
Công việc này yêu cầu những nàng tiên cá phải lặn trong suốt nhiều giờ đồng hồ liên tục, hai lần/ngày, và 6 ngày/tuần.
Tuy công việc này đòi hỏi cường độ làm việc nhiều, nhưng mọi nười vẫn cố gắng dành thời gian cho gia đình cũng như những hoạt động khác trên bờ.
Họ thường nghỉ vào thứ bảy, cùng với 2 ngày thứ ba trong tháng, hay còn được gọi là “ngày cá” (fish day). Những ngày này cũng là cơ hội để những ngư dân trẻ gặp gỡ người bạn đời của mình.
Nhiều người thắc mắc vì sau công việc này hầu hết chỉ do phụ nữ đảm nhận còn đàn ông thì sao?
Thực ra cũng đơn giản thôi, mỗi người một nhiệm vụ, đàn ông thì có trách nhiệm khác đó là đi đánh bắt xa bờ, làm các công việc nặng nhọc hơn, còn phụ nữ thì làm những việc vừa với sức lực của mình, và sống ở gần biển nên có thể nói đây là công việc phù hợp với bản thân họ nhất mà vẫn đảm bảo được thu nhập trang trải cho cuộc sống.
Ngoài ra cụm từ “những người con gái bí ẩn của biển cả” đã được nhắc đến lần đầu tiên trong tập thơ ca lâu đời nhất của Nhật Bản, từ thế kỷ thứ 8. Vì vậy đối với hầu hết người dân ở đất nước Mặt trời mọc, Ama không chỉ là một công việc mà còn là một huyền thoại.
Ngày nay, các Ama không chỉ lặn biển, họ còn mở rộng những dịch vụ đón du khách tại những căn lều truyền thống của mình.
Tại đây, họ phục vụ các món hải sản vừa lấy lên từ lòng đại dương bao la, tươi ngon và được rất nhiều du khách ưa thích.
Theo Hải Âu - Japo.vn