Việc WC luôn là thứ quan trọng đối với người dân Nhật Bản không có gì xa lạ nữa, thế nhưng nguyên nhân sâu xa phía sau quan niệm này là gì thì chẳng mấy người biết.
Nếu có dịp ghé thăm đất nước Mặt trời mọc hay đơn giản chỉ là tìm hiểu thông tin qua sách báo và truyền thông, bạn sẽ sớm nhận thức được một điều: nhà vệ sinh luôn mang ý nghĩa đặc biệt với con người nơi đây.
Bồn cầu, bất kể ở nhà riêng hay nơi công cộng, đều là những mẫu mã hiện đại đảm bảo tiện nghi và đương nhiên là cực sạch sẽ. Trên thực tế, theo một khảo sát của chính phủ nước này, tới 70% gia đình Nhật có bồn cầu công nghệ cao tại nhà – phiên bản với hàng chục nút bấm với đủ mọi chức năng.
Giải quyết xong cũng mệt vì quá nhiều nút bấm hiện đại!
Thậm chí, nó còn trở thành một phần quan trọng trong văn hóa Nhật Bản. Bởi mới đây thôi, một ngôi bảo tàng về bồn cầu đã được xây dựng tại Kita-Kyushu với mức kinh phí lên tới 60 triệu USD.
Vậy thì điều gì khiến thiết bị vệ sinh này trở nên "vĩ đại" như vậy? Có khá nhiều lý do giải thích cho câu hỏi này, và một trong số đó còn liên quan tới lịch sử Nhật Bản nữa cơ!
Đất nước của sự sạch sẽ
Với một quốc gia nguyên tắc như Nhật Bản, vấn đề vệ sinh luôn được đặt lên hàng đầu. Mọi thứ đều phải sạch sẽ, đường phố không một hạt bụi còn rác thải thì phải phân loại rõ ràng.
Bởi vậy, ở cái nơi dễ tiềm tàng vi khuẩn nhất kia, thì sự quan tâm lại càng được đẩy lên. Trong suy nghĩ người Nhật, bồn cầu luôn phải "sạch kin kít" và vì thế, trẻ em nơi đây đã được dạy về cách lau chùi cũng như coi trọng bồn cầu từ rất sớm.
Phòng vệ sinh cũng có… thần thánh cai quản
Sự coi trọng bồn cầu đến mức khó tin của người dân Nhật Bản có lẽ một phần cũng do quan niệm: nơi đây có thần thánh trông coi. Thậm chí có cả bài hát cảm ơn bồn cầu.
Từ thời còn chưa có bồn cầu giật nước hiện đại và người ta dùng "sản phẩm" để bón phân trồng trọt, Kawaya-no-kami – vị thần cai quản nhà vệ sinh, được cho là giúp con người có được mùa màng bội thu hơn cũng như… không bị ngã xuống hố xí khi "giải quyết".
Bắt nguồn từ quan niệm này, ngày nay phòng vệ sinh mà cụ thể hơn là bồn cầu ở Nhật Bản rất được quan tâm và đề cao. Ở một số nơi, người ta thậm chí còn hay đặt hoa trong nhà vệ sinh để cung kính vị thần đặc biệt này.
Từ những ngày tháng khổ cực đến quốc gia đứng đầu về sản xuất bồn cầu
Một lý do tiếp theo được nhiều người cho rằng là khởi nguồn của "tình yêu" mà đất nước này dành cho bồn cầu, chính là từ thời kỳ hậu Thế chiến thứ 2 mà ra.
Vào thời điểm đó, người dân Nhật phải sống những ngày khốn khó vô cùng, thiếu thốn đủ thứ. Do vậy, những vật dụng du nhập từ phương Tây luôn được ưa chuộng, và bồn cầu – thứ mới lạ thời đó – cũng không phải ngoại lệ.
Việc sở hữu một chiếc bồn cầu đồng nghĩa với lời khẳng định cuộc sống ổn định, no đủ hay thậm chí là cả danh dự của một gia đình.
Cứ như vậy, bồn cầu dần trở thành biểu tượng cho lòng tự hào của con người Nhật Bản, kể cả khi thời điểm khó khăn đã qua.
Bồn cầu, bất kể ở nhà riêng hay nơi công cộng, đều là những mẫu mã hiện đại đảm bảo tiện nghi và đương nhiên là cực sạch sẽ. Trên thực tế, theo một khảo sát của chính phủ nước này, tới 70% gia đình Nhật có bồn cầu công nghệ cao tại nhà – phiên bản với hàng chục nút bấm với đủ mọi chức năng.
Giải quyết xong cũng mệt vì quá nhiều nút bấm hiện đại!
Thậm chí, nó còn trở thành một phần quan trọng trong văn hóa Nhật Bản. Bởi mới đây thôi, một ngôi bảo tàng về bồn cầu đã được xây dựng tại Kita-Kyushu với mức kinh phí lên tới 60 triệu USD.
Bảo tàng các loại bệ xí, bồn cầu tại Nhật Bản
Vậy thì điều gì khiến thiết bị vệ sinh này trở nên "vĩ đại" như vậy? Có khá nhiều lý do giải thích cho câu hỏi này, và một trong số đó còn liên quan tới lịch sử Nhật Bản nữa cơ!
Đất nước của sự sạch sẽ
Với một quốc gia nguyên tắc như Nhật Bản, vấn đề vệ sinh luôn được đặt lên hàng đầu. Mọi thứ đều phải sạch sẽ, đường phố không một hạt bụi còn rác thải thì phải phân loại rõ ràng.
Bởi vậy, ở cái nơi dễ tiềm tàng vi khuẩn nhất kia, thì sự quan tâm lại càng được đẩy lên. Trong suy nghĩ người Nhật, bồn cầu luôn phải "sạch kin kít" và vì thế, trẻ em nơi đây đã được dạy về cách lau chùi cũng như coi trọng bồn cầu từ rất sớm.
Phòng vệ sinh cũng có… thần thánh cai quản
Sự coi trọng bồn cầu đến mức khó tin của người dân Nhật Bản có lẽ một phần cũng do quan niệm: nơi đây có thần thánh trông coi. Thậm chí có cả bài hát cảm ơn bồn cầu.
Từ thời còn chưa có bồn cầu giật nước hiện đại và người ta dùng "sản phẩm" để bón phân trồng trọt, Kawaya-no-kami – vị thần cai quản nhà vệ sinh, được cho là giúp con người có được mùa màng bội thu hơn cũng như… không bị ngã xuống hố xí khi "giải quyết".
Khắc hoạ hình ảnh Kawaya-no-kami
Bắt nguồn từ quan niệm này, ngày nay phòng vệ sinh mà cụ thể hơn là bồn cầu ở Nhật Bản rất được quan tâm và đề cao. Ở một số nơi, người ta thậm chí còn hay đặt hoa trong nhà vệ sinh để cung kính vị thần đặc biệt này.
Từ những ngày tháng khổ cực đến quốc gia đứng đầu về sản xuất bồn cầu
Một lý do tiếp theo được nhiều người cho rằng là khởi nguồn của "tình yêu" mà đất nước này dành cho bồn cầu, chính là từ thời kỳ hậu Thế chiến thứ 2 mà ra.
Vào thời điểm đó, người dân Nhật phải sống những ngày khốn khó vô cùng, thiếu thốn đủ thứ. Do vậy, những vật dụng du nhập từ phương Tây luôn được ưa chuộng, và bồn cầu – thứ mới lạ thời đó – cũng không phải ngoại lệ.
Việc sở hữu một chiếc bồn cầu đồng nghĩa với lời khẳng định cuộc sống ổn định, no đủ hay thậm chí là cả danh dự của một gia đình.
Cứ như vậy, bồn cầu dần trở thành biểu tượng cho lòng tự hào của con người Nhật Bản, kể cả khi thời điểm khó khăn đã qua.
Theo Thanh Mai/ Tri thức trẻ/ NY Times, The Independent, AdAge