Trải qua bao khó khăn với 3 lần cầu hôn, cuối cùng thì Thái tử Naruhito của Nhật cũng cưới được người phụ nữ tài sắc vẹn toàn mà ông đem lòng yêu thương từ lâu. Thế nhưng, đời không như là mơ, và cũng chẳng có chuyện tình nào được hạnh phúc mỹ mãn giống như trong truyện cổ tích cả...
Vào một ngày đẹp trời tháng 10/1986, trong bữa tiệc trà chiều tiếp đón công chúa Elena của Tây Ban Nha, Hoàng tử Naruhito - trưởng nam của Nhật hoàng Akihito - bị thu hút bởi vẻ trong sáng và thông minh của cô gái trẻ Masako Owada. Hoàng tử đã lập tức trúng tiếng sét ái tình với cô gái "khiến cho người ta dễ chịu và có thể quên mất khái niệm thời gian" ấy.
Masako Owada sinh năm 1963 tại Tokyo, là con gái của ông Hisashi Owada - cựu Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản, cựu Thẩm phán Tòa án Tư pháp quốc tế. So với bạn bè cùng trang lứa, Masako luôn được đánh giá là người phụ nữ xuất sắc nhất. Do tính chất công việc của bố nên từ nhỏ Masako đã sinh sống tại nước ngoài và từng là chủ tịch Danh dự quốc gia (National Honor Society) khi học Trung học tại Massachusetts.
Người phụ nữ vừa xinh đẹp vừa tài năng này đã tốt nghiệp loại xuất sắc khoa Kinh tế trường Đại học Harvard. Bên cạnh đó, Masako còn tham gia khóa học Quan hệ quốc tế tại Đại học Oxford và từng theo học khoa Luật tại trường Đại học Tokyo khi ông Hisashi làm Giáo sư tại đây.
Với những thành tích đáng nể cùng việc thông thạo 6 ngoại ngữ: Nhật, Anh, Nga, Pháp, Tây Ban Nha và Đức, sau khi tốt nghiệp Đại học, Masako trở thành nhà ngoại giao chuyên nghiệp rồi được lựa chọn là nữ Bộ trưởng đầu tiên của một bộ ở Nhật.
Masako là người yêu thể thao, âm nhạc và các hoạt động ngoài trời như tennis, trượt tuyết hay đi bộ đường dài. Ngoài ra, Masako còn từng tham gia một đội thi đấu vật.
Thế nhưng, cuộc đời Masako Owada đã rẽ sang một hướng khác khi bà quen biết và chính thức gật đầu đồng ý làm vợ Thái tử Naruhito vào năm 1993.
Thái tử Naruhito mất đến 6 năm để cố gắng thuyết phục Masako kết hôn với mình. Quá trình này vô cùng gian truân với những tranh cãi về ông ngoại của Masako - Yutaka Egashira, người từng là lãnh đạo công ty dính líu đến bê bối xả chất độc vào nước - và vì chính bản thân Masako đã hiểu rõ sự khắc nghiệt của cuộc sống Hoàng gia Nhật, cũng như nhận ra rằng sẽ chẳng có cô gái nào được sống một cuộc đời đầy màu sắc cổ tích như Công chúa trong Hoàng gia cả.
Thái tử đã phải cầu hôn tới 3 lần, cùng với lời thề son sắt: "Anh hứa sẽ bảo vệ em suốt cuộc đời, bằng tất cả khả năng của mình". Thì mới nhận được cái gật đầu ưng thuận của Masako vào tháng 12/1992.
Tình yêu sâu sắc mà Thái tử Naruhito dành cho Masako, cùng với sức ép từ phía gia đình đã khiến cho người phụ nữ tài sắc vẹn toàn đồng ý từ bỏ sự nghiệp còn dang dở của mình để trở thành Công nương của Nhật bằng một đám cưới giản dị vào năm 1993.
Theo một số nguồn tin, trước khi lễ cưới diễn ra, Thái tử phi Masako đã phải trải qua một lớp học kéo dài 62 tiếng đồng hồ về những quy chuẩn như cách đi bộ, cách cúi chào đúng phong thái của Hoàng gia. Masako là người dân thường thứ 2 trở thành thành viên gia đình Hoàng gia Nhật, sau mẹ chồng bà là Hoàng hậu Michiko.
Sau lễ cưới "không xe ngựa hay đoàn tùy tùng, không tặng phẩm và tuần trăng mật", Thái tử Naruhito cùng Thái tử phi Masako đã có cuộc sống hôn nhân hạnh phúc. Hai người đã có những chuyến đi đáng nhớ như đi trượt tuyết ở dãy núi Alps Nhật Bản - tên gọi chung của ba dãy núi ở vùng Chubu trên đảo Honshu, đến thăm Trung Đông vào tháng 11/1994 và tháng 1/1995, hay cùng nhau tham dự đám cưới của Thái tử Bỉ vào năm 1999...
Nhiều người tỏ ra tiếc nuối khi thấy Thái tử phi phải hy sinh sự nghiệp ngoại giao của mình. Họ từng hy vọng bà sẽ thể hiện tài năng trong các nhiệm vụ chính thức với cương vị mới, thế nhưng đến cuối cùng, họ đã phải thất vọng tràn trề khi bà trở thành một "con chim hoàng yến bị giam trong lồng son".
Trong 3 năm đầu sau khi kết hôn, công nương Masako rất hiếm khi rời khỏi Hoàng cung, bà chỉ được về thăm cha mẹ 5 lần. Bà phải nộp lại hộ chiếu cho Cục quản lý Hoàng gia Nhật, tất cả mọi hoạt động đều bị giám sát chặt chẽ và bị cấm tiết lộ đời sống riêng tư với báo giới. Không những vậy, ngay sau ngày kết hôn, Masako đã mất quyền công dân và bị xóa tên khỏi danh sách bầu cử.
Hoàng gia Nhật nổi tiếng với những lễ nghi nghiêm khắc và Công nương Masako không được tự do quyết định chuyện gì. Bà luôn phải mặc lễ phục Hoàng gia gồm 6 áo kimono nặng đến 20kg và phải thay trang phục cũng như lựa chọn màu áo theo quy định. Bà chỉ được cất lời nếu chồng cho phép, khi muốn ra phố phải được đồng ý trước 15 ngày và tuyệt đối không được đi một mình...
Bên cạnh đó, áp lực lớn nhất đè nặng lên vai Công nương Masako là phải sinh quý tử nối dõi cho Hoàng tộc. Năm 1999, bà đã bị sảy thai và mãi đến tháng12/2001, bà mới sinh hạ được cô con gái đầu lòng là Công chúa Aiko. Mặc dù Công chúa rất đáng yêu, nhưng theo luật lệ của Hoàng gia Nhật, con gái không được phép kế thừa ngai vàng.
Sự chán chường và bị ức chế về cuộc sống nghiêm ngặt trong cung cấm, nhất là không thể sinh hoàng nam để sau này nối dõi đã đẩy Công nương Masako vào tình trạng trầm cảm triền miên. Hoàng gia thông báo rằng bà bị rối loạn điều chỉnh (tức là không có khả năng điều chỉnh với cuộc sống căng thẳng) và đau đầu, chóng mặt. Căn bệnh này đã khiến bà từ bỏ hầu hết mọi nghĩa vụ ở Hoàng gia và ít khi xuất hiện trước công chúng kể từ năm 2003.
Lâu dần, công chúng Nhật bắt đầu quay lưng lại với Công nương Masako khi có tin đồn bà tham gia một số hoạt động được coi là không phù hợp với thành viên Hoàng gia. Nhiều người đồn đại từng thấy bà đi ra ngoài chơi với bạn, bỏ bê con cái cho người khác chăm sóc và đắm mình những bữa tiệc xa xỉ...
Trong giai đoạn khó khăn này, Thái tử Naruhito đã giữ đúng lời hứa khi xưa, ông luôn hết lòng bênh vực và bảo vệ vợ - người được báo chí mệnh danh là "Vương phi u sầu" - khi bà phải chịu nhiều sức ép từ dư luận do vắng mặt ở các sự kiện chính thức.
Thái tử Naruhito đã vấp phải rất nhiều lời chỉ trích và khiển trách từ Hoàng gia Nhật vì công khai chuyện vợ mình đang phải chiến đấu với căn bệnh trầm cảm vào năm 2004. Ông cho rằng sự khắc nghiệt và áp lực của cuộc sống Hoàng gia đã phá hủy cá tính và sự năng động vốn có của Công nương Masako, thậm chí Thái tử còn ví vợ mình như một tù nhân của chốn Hoàng cung.
Năm 2004, Thái tử Naruhito gây bất hòa với cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức các hoạt động Hoàng gia vì cho rằng họ đã "chối bỏ sự nghiệp và tính cách" của Công nương Masako. Từ tháng 9/2004, bệnh tình của Thái tử phi đã thuyên giảm và bà dần xuất hiện tại một số sự kiện, tuy nhiên, các bác sĩ cho rằng bà vẫn bị stress nặng.
Trong những năm sau đó, Thái tử Naruhito tiếp tục lên tiếng bảo vệ vợ khi các tờ báo địa phương chỉ trích bà lơ là nhiệm vụ. Năm 2008, ông đã kêu gọi người dân Nhật thấu hiểu và ủng hộ Công nương Masako trong lúc bà đang phải đấu tranh với chứng trầm cảm. Thái tử cho rằng bà Masako đang nỗ lực hết sức với sự giúp đỡ của những người xung quanh. Thái tử biết vợ mình đã cố gắng làm mọi thứ có thể để thích ứng với môi trường Hoàng gia, và việc này thực sự khiến bà trở nên kiệt sức.
Cơ quan Hoàng gia sau đó đã nhận được hàng loạt e-mail chỉ trích từ người dân Nhật Bản. Họ thể hiện niềm thông cảm sâu sắc với Thái tử phi ốm yếu và tỏ thái độ giận dữ trước các phát ngôn của cơ quan này.
Trong một bài phát biểu trên truyền hình gần đây, Nhật hoàng Akihito từng ám chỉ rằng ông muốn thoái vị vì tuổi cao sức yếu. Nếu được truyền lại ngôi vị, Thái tử Naruhito và Thái tử phi Masako sẽ phải đảm đương những trọng trách lớn hơn và xuất hiện ở nhiều sự kiện hơn. Chứng trầm cảm của Công nương Masako có thể sẽ là một trở ngại rất lớn khi vợ chồng bà cần phải tham gia thật nhiều hoạt động trước công chúng.
Có lẽ bao khó khăn chất chồng vẫn đang chờ đợi họ ở phía trước, thế nhưng, nhiều người vẫn luôn tin tưởng rằng Thái tử Naruhito sẽ luôn nắm tay Công nương Masako bước tiếp trên con đường đời, bởi ông đã từng hứa sẽ bảo vệ bà cho đến hơi thở cuối cùng. Và cũng có không ít người cho rằng, vị Thái tử phi tài sắc vẹn toàn ấy cũng sẽ cố gắng hết mình để luôn được đồng hành cùng chồng trong bước đường tương lai.
Masako Owada sinh năm 1963 tại Tokyo, là con gái của ông Hisashi Owada - cựu Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản, cựu Thẩm phán Tòa án Tư pháp quốc tế. So với bạn bè cùng trang lứa, Masako luôn được đánh giá là người phụ nữ xuất sắc nhất. Do tính chất công việc của bố nên từ nhỏ Masako đã sinh sống tại nước ngoài và từng là chủ tịch Danh dự quốc gia (National Honor Society) khi học Trung học tại Massachusetts.
Người phụ nữ vừa xinh đẹp vừa tài năng này đã tốt nghiệp loại xuất sắc khoa Kinh tế trường Đại học Harvard. Bên cạnh đó, Masako còn tham gia khóa học Quan hệ quốc tế tại Đại học Oxford và từng theo học khoa Luật tại trường Đại học Tokyo khi ông Hisashi làm Giáo sư tại đây.
Với những thành tích đáng nể cùng việc thông thạo 6 ngoại ngữ: Nhật, Anh, Nga, Pháp, Tây Ban Nha và Đức, sau khi tốt nghiệp Đại học, Masako trở thành nhà ngoại giao chuyên nghiệp rồi được lựa chọn là nữ Bộ trưởng đầu tiên của một bộ ở Nhật.
Masako là người yêu thể thao, âm nhạc và các hoạt động ngoài trời như tennis, trượt tuyết hay đi bộ đường dài. Ngoài ra, Masako còn từng tham gia một đội thi đấu vật.
Thế nhưng, cuộc đời Masako Owada đã rẽ sang một hướng khác khi bà quen biết và chính thức gật đầu đồng ý làm vợ Thái tử Naruhito vào năm 1993.
Thái tử Naruhito mất đến 6 năm để cố gắng thuyết phục Masako kết hôn với mình. Quá trình này vô cùng gian truân với những tranh cãi về ông ngoại của Masako - Yutaka Egashira, người từng là lãnh đạo công ty dính líu đến bê bối xả chất độc vào nước - và vì chính bản thân Masako đã hiểu rõ sự khắc nghiệt của cuộc sống Hoàng gia Nhật, cũng như nhận ra rằng sẽ chẳng có cô gái nào được sống một cuộc đời đầy màu sắc cổ tích như Công chúa trong Hoàng gia cả.
Thái tử đã phải cầu hôn tới 3 lần, cùng với lời thề son sắt: "Anh hứa sẽ bảo vệ em suốt cuộc đời, bằng tất cả khả năng của mình". Thì mới nhận được cái gật đầu ưng thuận của Masako vào tháng 12/1992.
Tình yêu sâu sắc mà Thái tử Naruhito dành cho Masako, cùng với sức ép từ phía gia đình đã khiến cho người phụ nữ tài sắc vẹn toàn đồng ý từ bỏ sự nghiệp còn dang dở của mình để trở thành Công nương của Nhật bằng một đám cưới giản dị vào năm 1993.
Theo một số nguồn tin, trước khi lễ cưới diễn ra, Thái tử phi Masako đã phải trải qua một lớp học kéo dài 62 tiếng đồng hồ về những quy chuẩn như cách đi bộ, cách cúi chào đúng phong thái của Hoàng gia. Masako là người dân thường thứ 2 trở thành thành viên gia đình Hoàng gia Nhật, sau mẹ chồng bà là Hoàng hậu Michiko.
Sau lễ cưới "không xe ngựa hay đoàn tùy tùng, không tặng phẩm và tuần trăng mật", Thái tử Naruhito cùng Thái tử phi Masako đã có cuộc sống hôn nhân hạnh phúc. Hai người đã có những chuyến đi đáng nhớ như đi trượt tuyết ở dãy núi Alps Nhật Bản - tên gọi chung của ba dãy núi ở vùng Chubu trên đảo Honshu, đến thăm Trung Đông vào tháng 11/1994 và tháng 1/1995, hay cùng nhau tham dự đám cưới của Thái tử Bỉ vào năm 1999...
Nhiều người tỏ ra tiếc nuối khi thấy Thái tử phi phải hy sinh sự nghiệp ngoại giao của mình. Họ từng hy vọng bà sẽ thể hiện tài năng trong các nhiệm vụ chính thức với cương vị mới, thế nhưng đến cuối cùng, họ đã phải thất vọng tràn trề khi bà trở thành một "con chim hoàng yến bị giam trong lồng son".
Trong 3 năm đầu sau khi kết hôn, công nương Masako rất hiếm khi rời khỏi Hoàng cung, bà chỉ được về thăm cha mẹ 5 lần. Bà phải nộp lại hộ chiếu cho Cục quản lý Hoàng gia Nhật, tất cả mọi hoạt động đều bị giám sát chặt chẽ và bị cấm tiết lộ đời sống riêng tư với báo giới. Không những vậy, ngay sau ngày kết hôn, Masako đã mất quyền công dân và bị xóa tên khỏi danh sách bầu cử.
Hoàng gia Nhật nổi tiếng với những lễ nghi nghiêm khắc và Công nương Masako không được tự do quyết định chuyện gì. Bà luôn phải mặc lễ phục Hoàng gia gồm 6 áo kimono nặng đến 20kg và phải thay trang phục cũng như lựa chọn màu áo theo quy định. Bà chỉ được cất lời nếu chồng cho phép, khi muốn ra phố phải được đồng ý trước 15 ngày và tuyệt đối không được đi một mình...
Bên cạnh đó, áp lực lớn nhất đè nặng lên vai Công nương Masako là phải sinh quý tử nối dõi cho Hoàng tộc. Năm 1999, bà đã bị sảy thai và mãi đến tháng12/2001, bà mới sinh hạ được cô con gái đầu lòng là Công chúa Aiko. Mặc dù Công chúa rất đáng yêu, nhưng theo luật lệ của Hoàng gia Nhật, con gái không được phép kế thừa ngai vàng.
Sự chán chường và bị ức chế về cuộc sống nghiêm ngặt trong cung cấm, nhất là không thể sinh hoàng nam để sau này nối dõi đã đẩy Công nương Masako vào tình trạng trầm cảm triền miên. Hoàng gia thông báo rằng bà bị rối loạn điều chỉnh (tức là không có khả năng điều chỉnh với cuộc sống căng thẳng) và đau đầu, chóng mặt. Căn bệnh này đã khiến bà từ bỏ hầu hết mọi nghĩa vụ ở Hoàng gia và ít khi xuất hiện trước công chúng kể từ năm 2003.
Lâu dần, công chúng Nhật bắt đầu quay lưng lại với Công nương Masako khi có tin đồn bà tham gia một số hoạt động được coi là không phù hợp với thành viên Hoàng gia. Nhiều người đồn đại từng thấy bà đi ra ngoài chơi với bạn, bỏ bê con cái cho người khác chăm sóc và đắm mình những bữa tiệc xa xỉ...
Trong giai đoạn khó khăn này, Thái tử Naruhito đã giữ đúng lời hứa khi xưa, ông luôn hết lòng bênh vực và bảo vệ vợ - người được báo chí mệnh danh là "Vương phi u sầu" - khi bà phải chịu nhiều sức ép từ dư luận do vắng mặt ở các sự kiện chính thức.
Thái tử Naruhito đã vấp phải rất nhiều lời chỉ trích và khiển trách từ Hoàng gia Nhật vì công khai chuyện vợ mình đang phải chiến đấu với căn bệnh trầm cảm vào năm 2004. Ông cho rằng sự khắc nghiệt và áp lực của cuộc sống Hoàng gia đã phá hủy cá tính và sự năng động vốn có của Công nương Masako, thậm chí Thái tử còn ví vợ mình như một tù nhân của chốn Hoàng cung.
Năm 2004, Thái tử Naruhito gây bất hòa với cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức các hoạt động Hoàng gia vì cho rằng họ đã "chối bỏ sự nghiệp và tính cách" của Công nương Masako. Từ tháng 9/2004, bệnh tình của Thái tử phi đã thuyên giảm và bà dần xuất hiện tại một số sự kiện, tuy nhiên, các bác sĩ cho rằng bà vẫn bị stress nặng.
Trong những năm sau đó, Thái tử Naruhito tiếp tục lên tiếng bảo vệ vợ khi các tờ báo địa phương chỉ trích bà lơ là nhiệm vụ. Năm 2008, ông đã kêu gọi người dân Nhật thấu hiểu và ủng hộ Công nương Masako trong lúc bà đang phải đấu tranh với chứng trầm cảm. Thái tử cho rằng bà Masako đang nỗ lực hết sức với sự giúp đỡ của những người xung quanh. Thái tử biết vợ mình đã cố gắng làm mọi thứ có thể để thích ứng với môi trường Hoàng gia, và việc này thực sự khiến bà trở nên kiệt sức.
Cơ quan Hoàng gia sau đó đã nhận được hàng loạt e-mail chỉ trích từ người dân Nhật Bản. Họ thể hiện niềm thông cảm sâu sắc với Thái tử phi ốm yếu và tỏ thái độ giận dữ trước các phát ngôn của cơ quan này.
Trong một bài phát biểu trên truyền hình gần đây, Nhật hoàng Akihito từng ám chỉ rằng ông muốn thoái vị vì tuổi cao sức yếu. Nếu được truyền lại ngôi vị, Thái tử Naruhito và Thái tử phi Masako sẽ phải đảm đương những trọng trách lớn hơn và xuất hiện ở nhiều sự kiện hơn. Chứng trầm cảm của Công nương Masako có thể sẽ là một trở ngại rất lớn khi vợ chồng bà cần phải tham gia thật nhiều hoạt động trước công chúng.
Có lẽ bao khó khăn chất chồng vẫn đang chờ đợi họ ở phía trước, thế nhưng, nhiều người vẫn luôn tin tưởng rằng Thái tử Naruhito sẽ luôn nắm tay Công nương Masako bước tiếp trên con đường đời, bởi ông đã từng hứa sẽ bảo vệ bà cho đến hơi thở cuối cùng. Và cũng có không ít người cho rằng, vị Thái tử phi tài sắc vẹn toàn ấy cũng sẽ cố gắng hết mình để luôn được đồng hành cùng chồng trong bước đường tương lai.
Gia đình hạnh phúc của Thái tử Naruhito cùng Công nương Masako và Công chúa Aiko.
Nhiều người tin rằng họ sẽ luôn bên nhau và nỗ lực vượt qua mọi khó khăn phía trước.
Theo Đình Đình/ Trí thức trẻ