Điểm nổi bật của phương pháp giáo dục Hirakv chính là thực tiễn và quần chúng. Đây cũng là lý do khiến cho nhiều ông bố bà mẹ và những người làm công tác giáo dục rất hưởng ứng và ủng hộ phương pháp giáo dục của Hirakv.
1. Không áp dụng những yêu cầu, tiêu chí của người lớn:
Nếu đến thăm quan các trường mẫu giáo ở Mỹ hoặc Châu Âu, chúng ta thường bắt gặp trẻ em tham gia một loại hoạt động vẽ tranh. Tham gia hoạt động này, các em được mặc những bộ quần áo “bảo hộ” tay cầm bút vẽ, chân đứng trên những tấm vải lớn trải trên nền nhà đặt làm giấy vẽ. Điều đặc biệt là các em có thể vung vẩy màu vẽ mà không sợ quần áo dính bẩn (vì đã khoác trên người bộ quần áo “bảo hộ”!). Ban đầu, Hirakv không hiểu được ý nghĩa của hoạt động này. Về sau, người ta đã giải thích với ông rằng đây là phương pháp “thư giãn” đối với trẻ nhỏ.
Về hoạt động vẽ tranh, đối với học sinh năm cuối cấp tiểu học, vẽ được một bức tranh không phải là yêu cầu quá phức tạp, nhưng điều quan trọng hơn là làm cách nào để bọn trẻ luôn say mê và thích thú với vẽ tranh.
Khi ngắm tranh của trẻ em, chúng ta thường dùng những tiêu chí của người lớn để đánh giá, bình phẩm. Đây là một sai lầm lớn! Khi trẻ nhỏ vẽ tranh, trẻ dồn tâm sức và hứng thú của mình để kết hợp nhuần nhuyễn trí não và bàn tay điều khiển bút vẽ, bức tranh vẽ ra tuy không nhiều kỹ xảo như người lớn nhưng lại tràn đầy sức sống, tinh lực của con trẻ. Một bức tranh như thế xứng đáng là một bức tranh hoàn hảo.
Một hiện tượng khác như sau: các bà mẹ thường cố gắng đốc thúc con cái học hành, chẳng hạn theo kiểu: “Đã năm cuối cấp tiểu học, mỗi ngày con phải học thêm một tiếng, nếu không thì tiến bộ sao được?” hoặc có lúc đem một đứa trẻ khác học giỏi hơn để so sánh với con cái mình… Nguyên nhân của những hiện tượng này là vì bố mẹ thường đặt sẵn trong suy nghĩ bản thân “mô hình lý tưởng về một đứa con ngoan”, sau đó mang những suy nghĩ chủ quan này để yêu cầu, đòi hỏi con cái mình thực hiện bằng được.
Thế nhưng, mỗi đứa trẻ là một “thế giới đầy sống động và cá tính”, chúng không thể luôn luôn thực hiện theo các ý nguyện của cha mẹ. Hơn nữa, cũng có trường hợp trẻ im lặng nghe theo những sắp đặt của cha mẹ, nhưng sự thực hiện thụ động này liệu có mang lại hiệu quả đích thức ở mỗi đứa trẻ hay không? Một khi không đạt được hiệu quả thực chất thì điểm đích của giáo dục sẽ không đạt được.
Tình hình còn nghiêm trọng hơn khi một số đứa trẻ lẳng lặng đóng cửa phòng của mình, thay vì ngồi học bài, chúng lén lút đọc những trang truyện tranh mình yêu thích.
Tất cả những hiện tượng trên, muốn thay đổi, chúng ta phải có một số liệu pháp điều chỉnh mang tính chất tâm lý. Trước hết, bố mẹ hãy vứt bỏ những đòi hỏi hay mức yêu cầu quá cao đối với con cái mình. Hãy nhìn thực tiễn năng lực, cá tính của con cái để đưa ra các mục tiêu phù hợp và khả thi. Nếu như yêu cầu trẻ có một tiếng đồng hồ tập trung bài học nhưng thực sự trẻ không thực hiện được, bạn hãy yêu cầu trẻ dành 10 đến 15 phút tập trung thay vì một tiếng đồng hồ ngồi bên bàn học nhưng chẳng bài vở nào được giải quyết chu đáo. Việc này rất thực tiễn ngay cả đối với người lớn. Nhận một công việc đòi hỏi quá sức, chúng ta thường dễ sa vào tình trạng nhụt chí, ngại làm, cho dù miễn cưỡng làm thì chưa chắc đã đạt được kết quả. Nếu như mục tiêu hợp lý, năng lực phù hợp thì chúng ta chắc chắn sẽ cố gắng hoàn thành và sẽ hoàn thành xuất sắc công việc. Tâm lý dễ chán nản của đứa trẻ cũng gần như vậy. Ban đầu, người lớn yêu cầu trẻ tập trung học bài trong 10 hoặc 15 phút. Khi trẻ thực hiện tốt, chúng ta hãy biểu dương tinh thần phấn đấu của trẻ. Rèn luyện với tinh thần như vậy, mục tiêu thời gian tập trung được dần dần kéo dài hơn (đến 30 phút, 60 phút), chắc chắn hiệu quả giáo dục sẽ thành công mà trẻ thành tâm tự nguyện đối với công việc mà mục tiêu cần thực hiện.
2. ứng xử với trẻ như đối với một cá nhân độc lập:
Một học giả Mỹ trong tiến trình điều tra nghiên cứu về mối quan hệ mẹ – con đã phát hiện ra rằng: sự khác biệt lớn nhất về quan hệ mẹ – con giữa các bà mẹ ở Mỹ và ở Nhật Bản là các bà mẹ Nhật Bản rất ít trò chuyện với con cái, trong khi các bà mẹ Mỹ thường xuyên thực hiện việc này.
Kết quả phân tích của học giả này cũng cho biết, các bà mẹ Nhật Bản thường coi con cái là một phần của bản thân mình, thậm chí giống như là một phần của cơ thể mình, và đó là lý do khiến họ cảm thấy không cần dùng nhiều lời nói để diễn tả tình cảm hoặc tâm tình, trò chuyện với con cái. Các bà mẹ Nhật Bản có xu hướng biểu hiện tình cảm với con cái bằng sự vỗ về, ôm ấp, bế ẵm.
Tình cảm mẹ còn được hình thành như một thứ “tâm truyền” và cách giáo dục con trẻ cũng thực hiện theo con đường này.
Hoàn toàn trái ngược với Nhật Bản, các bà mẹ ở Mỹ luôn cư xử với con cái như những người đã trưởng thành. Họ thường nói chuyện, thương lượng, bàn bạc với con cái, tất nhiên cũng có lúc đi đến cực đoan ở điểm con trẻ không phải luôn hiểu được mọi câu chuyện.
Một bên, các bà mẹ thừa nhận con cái là một phần máu thịt cơ thể của bản thân; một bên, các bà mẹ nhìn nhận con cái là những thành viên độc lập – trong hai cách ứng xử này, phía nào đem lại cho con cái tâm lý tự tin, tự chủ trong cuộc sống? Điều này đã rõ ràng. Tuy nhiên, từ một góc độ nào đó, thói quen ứng xử của các bà mẹ Nhật Bản không phải hoàn toàn vô nghĩa.
Ở nước Mỹ, khi phát hiện một học sinh đem chất ma tuý theo người, người ta lập tức báo cho cảnh sát và buộc học sinh phải chịu trách nhiệm như một cá nhân độc lập. Nếu việc này xảy ra ở Nhật Bản, thông thường nhà trường sẽ báo với gia đình học sinh trước khi đưa sự việc đến đồn cảnh sát. Trong những trường hợp như vậy, trách nhiệm sẽ thuộc cả về gia đình của học sinh đã phạm tội.
Dù sao, cách giáo dục của Mỹ và nhiều nước châu Âu rất đáng kể chúng ta học tập – đó là hãy nhìn nhận bọn trẻ như những cá thể độc lập. Nếu như biết rằng trong các gia đình người Nga, điều đầu tiên bố mẹ cần ghi nhớ là nói “không” với con cái, chúng ta sẽ nhận ra bố mẹ Nhật Bản vẫn còn quá nuông chiều con cái của mình. Câu đầu tiên của các bà mẹ Nhật Bản với con cái vẫn thường là “mẹ của con đây…!”.
3. Biến học tập thành vui chơi:
Người Nhật Bản hình như rất không thích chuyện “vui chơi”. Trong tiếng Nhật, từ chỉ “người vui chơi” cũng có nghĩa là bị người khác ghét bỏ, còn “vui chơi” trở thành từ trái nghĩa với “làm việc” hoặc “thành thật”. Đối với Nhật Bản, “vui chơi” bị coi là một sự không mấy tốt đẹp.
Trên thực tế, “vui chơi” cũng có một phương diện tiêu cực, đó là chỉ những việc tiêu phí thời gian vô ích vào những chuyện không đâu, nhàn nhã hưởng lạc, xa hoa phù phiếm. Thế nhưng, Giáo sư Hirakv đã phát hiện ra một đặc điểm vô cùng lý thú về “vui chơi” – đó là chỉ trong vui chơi và chỉ con người mới có khả năng tìm được niềm vui cũng như hứng thú từ vui chơi. Khi vui chơi, con người ta không bị câu thúc bởi các lễ nghi hoặc chịu tác động bởi những thói quen tập quán, vì thế người ta đạt được tinh thần vô cùng tự do. Vui chơi tuy chưa thể gọi là một hành vi nhiều tính sáng tạo nhưng lại mang tính thể nghiệm lớn. Đối với con trẻ, thậm chí có thể nói rằng, chính vui chơi là môi trường đem lại nhiều sự học hành hơn cả. Người lớn vẫn tin chắc rằng hoàn toàn hợp lý khi phân biệt rõ ràng giữa “vui chơi” và “học hành”, thế nhưng, điều này hoàn toàn ngược lại đối với con trẻ.
Ở nước Mỹ, có một chương trình truyền hình dạy chữ cho trẻ em. Phương pháp của chương trình này khá đặc biệt, đó là lợi dụng nguyên lý của “quảng cáo”. Họ phát hiện thấy rằng, trẻ em rất thích quảng cáo và chịu nhiều tác động bởi quảng cáo. Trẻ em có thể dễ dàng ghi nhớ những bài hát và từ ngữ có trong quảng cáo và rất nhanh chóng sử dụng được những từ ngữ này. Với phương châm độc đáo, chương trình truyền hình này đã rất thành công. Trẻ em không chỉ vui chơi với trò chơi mà còn nhanh chóng tiếp thu việc học hành với tinh thần thoải mái và đầy hứng thú.
Muốn phát huy trí lực của trẻ, đầu tiên phải làm cho trẻ cảm thấy hứng thú và yêu thích, trên cơ sở đó mới giúp đỡ trẻ thực hiện công việc hoặc tiếp thu tri thức một cách thoải mái và vui vẻ. Từ khi quan điểm này xuất hiện trong giáo dục học, người ta đã bàn bạc và đưa ra nhiều kết luận khác nhau.
Một nhà tâm lý học người Mỹ đã dạy trẻ em học chữ cái và những từ đơn giản thông qua trò chơi “nhảy lò cò”. Ông viết chữ cái trên mặt đất, dạy các em vừa nhảy lò cò vừa đọc các chữ cái và các từ đơn giản trong tiếng Anh. Cách làm của ông đã thu được thành công. Vận dụng phương pháp này, Giáo sư Hirakv thực hiện dạy tiếng Anh cho trẻ nhỏ thông qua trò chơi “diễn kịch”. Ông cho thiết kế một số đạo cụ, dạy các em nhỏ thay phiên đóng vai các nhân vật, các em nhỏ được hướng dẫn làm nhiều động tác và tư thế khác nhau, tất cả tên của đạo cụ, tên của các động tác, tư thế cũng như lời thoại của nhân vật đều được sử dụng bằng tiếng Anh. Thông qua trò chơi này, các em nhỏ đã tiếp thu tiếng Anh một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Trẻ hoạt động trong vui chơi, từ một góc độ khác nữa, điều này cũng cho thấy trẻ được biểu hiện và phát huy cao độ tính chủ động của mình. Giáo sư Hirakv cho rằng khi vui chơi, trẻ sẽ chủ động hoạt động, mà đối với học tập, “chủ động” là yếu tố vô cùng thiết yếu. Trẻ chỉ thực sự học được kiến thức nào đó khi có đầy đủ ý thức chủ động này.
Một số nhà tâm lý học chủ trương áp dụng hình thức “thưởng phạt” trong giáo dục – khi thành công sẽ có thưởng, khi làm hỏng sẽ chịu phạt. Họ khẳng định “thưởng phạt” là những động cơ thúc đẩy trẻ học tập. Tuy nhiên, thưởng phạt chỉ mang tính chất của những động cơ ngoại lực. Động cơ nội lực chỉ hình thành khi trẻ thật sự yêu thích, ham muốn được học tập, chủ động học tập – khi ấy, trẻ đạt được sự học tập theo đúng ý nghĩa chân chính của công việc này.
Theo Giáo sư Hirakv, phương thuốc hiệu nghiệm nhất chữa bệnh “chán học” của bọn trẻ là hãy biến học tập thành những trò chơi.
Nhiều bà mẹ thường than thở rằng con cái mình bây giờ chỉ thích máy tính, chẳng lúc nào thấy bọn trẻ thích học hành. Tuy nhiên, chúng ta hãy dừng lại đây để suy nghĩ xem vì sao bọn trẻ ham thích máy tính điện tử đến thế? Câu trả lời duy nhất là “bởi vì máy tính điện tử rất hấp dẫn và thú vị”. Như thế, nếu nhìn lại chuyện “chán học” thì bọn trẻ chán học cũng chỉ vì “học hành không hấp dẫn và thú vị”.
Ngày trước, từng có một hình phạt rất nặng nề, đó là bắt người phạm tôi phải bê một hòn đá từ chỗ này sang chỗ kia, sau đó lại bê hòn đá trở về chỗ cũ và cứ tiếp tục bê qua, bê lại như vậy. Mặc dù đây là một công việc đơn giản nhưng sự nặng nề của hình phạt ở chỗ “công việc rất nhàm chán và đơn điệu”. Trên thực tế, không ít phạm nhân chịu đựng hình phạt này sau mấy năm thì phát điên và tự sát. Dẫn câu chuyện này ra đây để chúng ta nhìn nhận xác đáng hơn một thực tế, con người nếu bị ép buộc làm những việc không có hứng thú thì tình cảnh thật tồi tệ. Những đứa trẻ “chán học” thường cảm thấy việc học như một cực hình, mỗi khi ngồi vào bàn học như là một lần chịu phạt. Với tâm lý như thế liệu pháp tốt nhất chỉ có thể là giúp đỡ con trẻ cảm thấy học tập là vui chơi, học tập giống như một trò chơi mà trẻ yêu thích nhất.
Muốn biến “học hành” thành “vui chơi” tức là phải vứt bỏ những thành kiến trước đó của trẻ đối với việc học. Điều trở ngại là trong bản chất của học tập cần nhờ vào nỗ lực để đạt mục tiêu thì vui chơi hoàn toàn ngược lại, thậm chí chỉ như một công việc vô ích. Thế nhưng, đối với rèn luyện trí não trẻ em, sự kết hợp giữa vui chơi và học tập là cần thiết. Chúng ta hãy giúp trẻ “vứt bỏ những vất vả nặng nhọc của việc học, thay bằng niềm vui và hứng khởi của sự vui chơi”.
Giáo sư Hirakv từng tiếp xúc với trường hợp sau: một em bé còn rất nhỏ nhưng có thể biết được hầu hết các loại xe hơi khác nhau và tất nhiên, những điều này không phải do bố mẹ em bé ép học. Nguyên nhân là em bé thường được bố mẹ cho đi chơi xa. Mỗi lần đi xa, ngồi trong ô tô, em bé thường nhấp nhỏm không yên vì chẳng có việc gì làm. Sau đó, mẹ em bé bày cho em bé cùng chơi trò “đoán” các nhãn mác xe và màu sắc của các loại xe đi trên đuờng. Chính trò chơi này đã giúp em bé thuộc làu các nhãn mác xe một cách hoàn toàn tự nhiên.
Trường hợp này đã mang lại nhiều gợi mở cho Giáo sư Hirakv trong vấn đề tạo hứng thú học tập cho trẻ em. Để trẻ em hứng thú học tập, chúng ta hãy để các em học tập thông qua vui chơi.
Chẳng hạn, người lớn đặt ra một câu đố cho trẻ: “Con thử đoán xem ngày mai đề kiểm tra sẽ làm gì?”. Tâm lý của trẻ nhỏ là cố gắng đoán cho bằng được lời giải đáp của những câu đố. Để đoán được “đề kiểm tra của ngày mai”, trẻ tất nhiên phải lật lại sách vở, học cho được phần này, phần kia. Vì luôn có tâm lý muốn đoán cho kỳ đúng câu đố, trẻ sẽ cố gắng ôn tập mọi kiến thức cần thiết (nếu như bỏ không học phần này hoặc phần khác, khả năng “đoán chệch đề kiểm tra” sẽ rất lớn!). Tâm lý này rất có hiệu quả đối với việc kích thích sự chăm chỉ và tinh thần trách nhiệm của trẻ với việc học tập, thành công đương nhiên có thể dễ dàng nhận ra.
Phân tích một cách cụ thể và tỷ mỉ hơn ý nghĩa của việc kết hợp học tập với vui chơi đối với trẻ nhỏ, Giáo sư Hirakv lập luận: các loại máy móc thông thường qua thời gian sử dụng sẽ bị bào mòn và ngày càng lạc hậu. Riêng trí não con người là “một loại máy đặc biệt”. Những nghiên cứu sinh lý học và tâm lý học đã khẳng định bộ máy trí não con người hầu như có khả năng sử dụng vô tận.
Một số nhà nghiên cứu còn chỉ ra rằng với khoảng 14 – 15 tỷ tế bào thần kinh trong não, mỗi người chúng ta gần như mới chỉ sử dụng được trên 5% trong một đời người, 95% còn lại nằm trong tình trạng “mê ngủ triền miên”. Vì thế, nếu chúng ta lo rằng khi tiếp thu quá nhiều lượng tri thức, bộ não của trẻ có thể đi tới quá tải và nổ tung thì sự sợ hãi, lo lắng này có lẽ không cần thiết. Ngược lại, điều chúng ta nên lo ngại chính là làm thế nào để con trẻ phát huy trí não một cách hiệu quả nhất, tránh tình trạng để bộ não đi vào hoạt động ngày càng xuống cấp.
Nếu người bệnh liệt giường chừng một tháng thì khả năng cử động chân tay chắc chắn bị giảm sút rất nhiều. Hoạt động của não bộ cũng theo nguyên lý này. Khi các tế bào não không được kích hoạt để vận động thì khả năng sa vào trì trệ, lão hóa là rất lớn. Đương nhiên, không thể áp dụng phương pháp “nhồi nhét kiến thức” đối với trẻ nhưng chúng ta cần tạo mọi điều kiện để trí não trẻ được hoạt động, rèn luyện trong tư thế thoải mái, lành mạnh. “Vui chơi” là một hình thức hiệu quả để thực hiện việc rèn luyện hoạt động não bộ của trẻ. Chỉ cần các em nhỏ vui chơi, bố mẹ hãy tìm cách “đưa nội dung giáo dục” vào trò chơi, biến những đồ chơi đơn thuần trở thành những công cụ học tập hữu ích. Như vậy, trẻ không những được vui chơi mà cũng dễ dàng, nhanh chóng nắm bắt nhiều kiến thức cần thiết.
Mọi người thường nói trẻ em cần “được học tập tốt và được vui chơi”. Quan điểm của Giáo sư Hirakv có ít nhiều khác biệt. Ông cho rằng đối với con trẻ, nên đặt “vui chơi” lên trước “học tập”, trẻ em cần “được vui chơi và được học tập tốt”! Bởi vì ngay trong “vui chơi” và thông qua “vui chơi”, trẻ em đã học tập, tiếp thu được rất nhiều tri thức, kiến thức. Với người lớn, “vui chơi” là một hành động tiêu khiển đơn thuần. Nhưng với trẻ em “vui chơi” và “học tập” có thể nói là hai công việc trên cùng một con đường.
Ngoài ra chúng ta không thể không lưu tâm đến một tác dụng khác của “vui chơi” đối với sự phát triển của trẻ nhỏ. “Vui chơi”, bên cạnh khả năng kích thích sự phát triển trí não còn rất có ích đối với sự phát triển thể lực. Ở nước Anh, khi kết thúc buổi học kỳ trước nghỉ cuối tuần hoặc một kỳ nghỉ lễ tết, giáo viên luôn nói với các học sinh của mình rằng: “Buổi học hôm nay kết thúc. Từ ngày mai, các em được nghỉ và được thoải mái vui chơi. Chúc các em một kỳ nghỉ vui vẻ!”. Các trẻ em của nước Anh thường không phải lo lắng việc học thêm hay ôn tập một khối lượng bài tập đồ sộ trong các ngày nghỉ – bởi vì, ngày nghỉ là ngày của nghỉ ngơi, ngày của vui chơi.
Không yêu cầu trẻ học thêm học ôn tập trong các ngày nghỉ, có thể nhiều phụ huynh e ngại trẻ sẽ nhanh chóng quên mất những kiến thức đã học. Tuy nhiên, trong nền giáo dục của các nước Âu – Mỹ, người ta có quan điểm khác hẳn. Họ cho rằng ngày nghỉ là cơ hội thay đổi môi trường hoạt động của đầu óc con trẻ, là cơ hội để trẻ “tiếp thu tri thức” theo một phương thức khác. Hơn nữa, những điêù trẻ cần được học không chỉ là những kiến thức sách vở trong nhà trường. Kỳ nghỉ là dịp tốt để trẻ phát triển các kiến thức của mình. Trí tuệ của trẻ đạt được sự phát triển toàn diện khi có sự kết hợp giữa sách vở, lý thuyết và thực tiễn. “Vui chơi” là nơi trẻ thể nghiệm nhiều thực tiến cuộc sống!
4. Dạy trẻ phương pháp tư duy:
Để trẻ thông minh, linh hoạt trí óc, chúng ta phải luôn luôn tạo điều kiện cho trẻ được tư duy, được tiếp cận với những vấn đề “cận động não”. Trí não nếu không hoạt động sẽ khô cứng như “một cỗ máy không được dầu bôi trơn”.
“Làm thế nào để tạo được các cơ hội tư duy cho con trẻ” là vấn đề mà Giáo sư Hirakv rất chú tâm nghiên cứu.
Theo Giáo sư Hirakv, bộ não của con người có khả năng rất tuyệt vời, nó mang bên trong mình “những tổ chức tư duy ở dạng nén”. Chẳng hạn, nếu như hôm nay ta gặp một công việc giống như việc hôm qua ta đã thực hiện rất hoàn hảo. Khi đó, không cần tới sự “động não”, chúng ta sẽ “theo mẫu” của cách làm ngày hôm qua để thực hiện lại công việc mà vẫn thu được kết quả thành công. Mô hình hoạt động của não bộ như vậy được coi là “một tổ chức tư duy dạng nén”. Với vô vàn hoạt động của cuộc sống hằng ngày, có thể thấy não bộ đã lưu giữ rất nhiều “tổ chức tư duy dạng nén” vô cùng hữu ích cho chúng ta. Nếu như không có các tổ chức tư duy dạng nén, với bất kỳ hoạt động nào (từ việc đánh răng, ăn cơm hay các hoạt động phức tạp hơn), chúng ta luôn phải tư duy từ điểm khởi đầu đến điểm kết thúc công việc, tình trạng như vậy chắc chắn sẽ quá tải đối với sức chịu đựng của não bộ. Nhờ các tổ chức tư duy dạng nén, chúng ta không mất quá nhiều tinh lực cho các hoạt động mang tính chất “thói quen”. Trí lực được tập trung để xử trí các sự việc mới, các tình huống lạ. Với cơ chế điều hòa như vậy, chúng ta mới có thể duy trì mọi hoạt động tư duy.
Tuy nhiên, cơ chế hình thành các tổ chức tư duy dạng nén cũng tiềm tàng một nguy hại, đó là căn bệnh “làm việc theo quán tính”. Khía cạnh cực đoan của kiểu hoạt động trí não theo thói quen – quán tính chính là đẩy tư duy đến chỗ khô cứng, bị cơ giới hóa và nhiều khả năng đưa tới sự lão hóa của não bộ.
Theo kết quả nghiên cứu tình hình phát triển trí lực của trẻ em từ giai đoạn đầu đến trưởng thành của một nhà tâm lý học người Mỹ, chúng ta được biết sự phát triển trí lực của trẻ từ 0 đến 4 tuổi mang tính chất quyết định nhất đối với cả thời kỳ phát triển trí lực đến năm 18 tuổi. Điều này có nghĩa là chất lượng phát triển trí lực tăng mạnh trong giai đoạn từ 0 đến 4 tuổi, sau đó duy trì tốc độ phát triển tăng dần đến đỉnh điểm ở tuổi 18. Nếu không đạt được bước phát triển mạnh trong thời kỳ từ 0 đến 4 tuổi thì đến năm 18 tuổi, tuy trẻ vẫn đạt được đỉnh điểm của sự phát triển mạnh mẽ của trí lực trong giai đoạn trẻ từ 0 đến 4 tuổi là hết sức cần thiết.
Biện pháp cơ bản là tạo mọi điều kiện, bằng mọi phương cách đem đến cho trẻ những cơ hội tư duy.
Trước hết, bố mẹ cần giúp trẻ nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc tư duy, việc “tự động não”. Thay vì ép buộc trẻ học chữ, bố mẹ hãy đặt cho trẻ những mục tiêu cụ thểm chẳng hạn, khi biết chữ, con có thể tự đọc truyện, tự xem các tên chương trình trên truyền hình… Trẻ chỉ thực hiện công việc khi đã thực sự nhận thức được mục tiễn của việc cần làm.
Đối với những công việc đơn giản và quen thuộc người ta sẽ làm theo thói quen – khi đó phương pháp tư duy mang tính chất quán tính.Nhưng khi gặp một vấn đề chỉ dựa vào thói quen, lúc đó phương pháp tư duy cũng bị phá vỡ, chúng ta bắt buộc phải tìm kiếm một phương thức tư duy mới phù hợp và hiệu quả hơn. Thêm vào đó, khi tiến hành thực hiện các công việc đơn giản và theo thói quen, vì lượng trí lực bỏ ra… không lớn nên chúng ta sẽ không xác định được tất cả năng lực tư duy trí lực của bản thân.Ngược lại, đối mặt với một công việc phức tạp, để xử lý chúng ta buộc phải vận động toàn bộ năng lực tư duy, trí lực vốn có. Khi đó, chúng ta không những có điều kiện xác định tổng thể “tình hình năng lực trí lực bản thân” mà còn dễ dàng phát hiện những nhược điểm để có thể kịp thời bổ trợ.
Để hiểu rõ lý luận này, chúng ta theo dõi ví dụ sau:
Một lớp tiểu học đưa các em nhỏ tới siêu thị để “tập” mua hàng. Yêu cầu đặt ra là mỗi em chỉ được mang theo 50 yên Nhật. Các em phải tận dụng tối đa khả năng, dùng số tiền này mua thật nhiều đồ dùng cần thiết. Bình thường, với 50 yên Nhật, việc mua được một thanh kẹo sô – cô la cũng khó thực hiện. Khi được giao nhiệm vụ cầm theo 50 yên Nhật để mua hàng trong siêu thị, nhiều em nhỏ tỏ ra rất lúng túng. Thế nhưng trên thực tế, hầu hết các em nhỏ đều hoàn thành nhiệm vụ của mình sau mấy tiếng đồng hồ tự xoay sở trong siêu thị.
Ví dụ trên cho thấy những tình huống khó khăn có thể tạo ra động cơ thúc đẩy sự nhanh nhẹn, linh hoạt của tư duy, suy nghĩ.Vì vậy,Giáo sư Hirakv luôn có lời khuyên với các bậc cha mẹ, khi con cái gặp khó khăn, đừng vội “giơ tay gúp đỡ”. Đối với con trẻ, những hoàn cảnh khó khăn là cơ hội rèn luyện tư duy tuyệt vời.
Lời khuyên này không có ý nghĩa đặt bố mẹ trở thành những “nhân vật bàng quan” với mọi hoạt động của con cái. Điều các ông bố bà mẹ cần ghi nhớ nhất là chỉ giúp đỡ con trẻ khi thực sự cần thiết. Chẳng hạn, trẻ bị ngã khi đang đi, các bà mẹ ở Mỹ hoặc Châu Âu chỉ lên tiếng động viện, khuyến khịc trẻ đứng dậy, sau đó im lặng nhìn bọn trẻ tự đứng dậy. Giáo sư Hirakv nhận xét, trong những trường hợp như thế, bố mẹ sẽ phạm sai lầm nếy lập tức chạy lại và đỡ con mình đứng dậy!
Về phương pháp phát triển năng lực tư duy trẻ em, Giáo sư Hirakv ủng hộ những đề xuất của Tiến sĩ Edward – một nhà giáo dục học, một triết gia thế kỷ XIX. Theo phương pháp của Tiến sĩ Edward, quá trình dạy trẻ nắm bắt tên gọi của các đồ vật có thể bao gồm ba giai đoạn.
Chẳng hạn, ban đầu đưa cho trẻ xem mấy loại bút như bút máy, bút bi và bút chì, chúng ta chỉ vào chiếc bút máy và nói với trẻ: “Đây là bút máy”. Bước tiếp theo, chúng ta đặt trước mặt trẻ cả ba loại bút và đặt câu hỏi: “Đâu là bút máy?” và để trẻ tự nhặt ra đúng chiếc bút máy. Bước cuối cùng là cầm bút máy lên và hỏi trẻ: “Đây là cái gì?”. Với việc đưa ra các dẫn dắt theo thứ tự “đây là…”, "cái nào là…”, "Cái này là gì” như trên được gọi là phương pháp rèn luyện năng lực tư duy “ba giai đoạn” đối với trẻ em.
Một số người có hỏi Giáo sư Hirakv về vấn đề đến lứa tuổi nào thì có thể dạy trẻ học chữ và làm toán. Họ thắc mắc với ông như sau: “Chúng tôi thấy đứa trẻ bên hàng xóm mới bốn tuổi đã có thể nhớ được mặt chữ cái, thé mà không hiểu sao con tôi cũng bằng tuổi ấy mà không được như thế? Liệu có phải trí tuệ của con tôi có năng lực thấp hay không?”. Nghe những thắc mắc này, Giáo sư Hirakv chợt nhận ra rằng rất nhiều ông bố bà mẹ cũng không thật hiểu biết về con cái mình.
Tốc độ phát triển trí tuệ của mỗi em nhỏ không hoàn toàn giống nhau. Có em bé độ hơn một tuổi nhưng nói năng khá trôi chảy, trong khi em nhỏ khác đến năm tuổi vẫn chưa nói được rành rọt. Sự khác biệt này là do tốc độ phát triển năng lực nói nhanh hay chậm ở từng em nhỏ. Như vậy, trong việc giáo dục trẻ em, điều đáng chú ý ban đầu là vấn đề tốc độ phát triển của các năng lực (không phải ở vấn đề trí tuệ của mỗi đứa trẻ có phẩm chất thông minh hay không) Đối với con nhỏ, bố mẹ nên hiểu rằng không có cái gọi là “sự thích hợp về thời gian” bắt đầu dạy cho con cái học hành một kiến thức nào đó. Điều quan trọng là trẻ có hứng thú hay không với kiến thức được học. Khi trẻ yêu thích và hứng thú, đó là lúc bắt đầu tốt nhất của sự học tập!
5. Tâm tình trò chuyện cùng con cái:
Các phóng viên khi tiến hành những cuộc điều tra, phỏng vấn thường có một bí quyết là không sử dụng các câu hỏi có đáp án trả lời “có” hoặc “không” để chất vấn đối phương.Chẳng hạn: “Bạn có phải là sinh viên của trường Đại học X không? ” “Có”, “Bạn có theo học hệ chính quy không? ” ” Có”, “Bạn có theo học chính quy không?” “Có”…Lý do là ví nếu thựchiện cách hỏi như vậy, người phóng viên ngoài “không”hoặc “có” sẽ chẳng lấy được thêm nhiều thông tin khác. Tình hình sẽ thay đổi nếu chúng ta sử dụng cách hỏi, chẳng hạn: “Bạn thấy trường Đại học X thế nào”. Đứng trước câu hỏi này,người trả lời nhất định phải thực hiện một quá trình huy động thông tin, kiến thức để đưa ra đáp án (thay vì việc chỉ cần phản xạ bằng “không” hoặc “có”). Vì nguyên do này, phỏng vấn đòi hỏi cả một nghệ thuật. Người “khéo kéo” là người biết đưa ra những câu hỏi mang tính chất dẫn dắt, những câu hỏi mà mọi người không thể dùng đưa ra một đáp án chính xác như nhau.
Qua tìm hiểu, Giáo sư Hirakv phát hiện ra một thực tế là các ông bố bà mẹ trong lúc trò chuyện với con cái thường hạn chế phạm vi phát ngôn của chính con cái mình. Ví dụ như nói: “Đằng kia có hòm thư không”. Cách hỏi tư duy của trẻ. Chúng ta nên đưa cho trẻ những câu hỏi mang nhiều tính chất gợi mở hơn, ví dụ như: "Con thấy nên thế nào…?” ” Vì sao…?” “Bao giờ thì…?” Đứng trước những câu hỏi mở, trẻ có điều kiện luyện tập năng lực tư duy cũng như khả năng diễn đạt của mình.
Khi trò chuyện cùng con cái, người lớn không chỉ cần biết đặt câu hỏi mà còn phải lắng nghe và giải đáp mọi thắc mắc của con.
Một số người cho rằng họ sẽ mất “cái uy” của người lớn nếu phải cuốn vào những câu chuyện của bọn trẻ. Đây là một nhìn nhận cần kịp thời thay đổi. Đặc biệt khi con trẻ đưa ra những câu hỏi “ngớ ngẩn”, người lớn chúng ta cũng không nên lớn tiếng cười bọn trẻ. Làm như vậy, trẻ sẽ dẽ hình thành cảm giác e dè, luôn sợ bị người khác chế nhạo.
Một lần khi ở Mỹ,Giáo sư Hirakv đã gặp câu chuyện sau đây trên đường. Một bé trai chừng bốn, năm tuổi đang cố kéo một người đàn ông lớn tuổi, râu tóc loà xoà lại và hỏi:
"Ông ơi, sao ông cứ đi chân đất vậy ạ? Ông không bị đau chân à?”
Người đàn ông dừng lại nhìn cậu bé con một lúc, sau đó từ từ nói với thằng bé như với một người lớn:
“Đây là triết học của ta. Ta không muốn đi giày vì ta muốn chạm bàn chân trên mặt đất”.
Nghe lời giải thích này, cậu bé dường như hiểu ta nhiều phần lắm, nó nói:
“À, thì ra đó là vì triết học!”
Rõ ràng là cuối cùng cậu bé này đã rất hiểu lời giải thích về “triết học” của người đàn ông lớn tuổi kia. Điều mà Giáo sư Hirakv muốn nhấn mạnh khi kể câu chuyện này là nếu chúng ta nghiêm túc trả lời bọn trẻ, bọn trẻ sẽ rất tự hào vì nhận thấy giá trị của những câu hỏi do chúng đặt ra.Ngược lại, nếu người lớn chỉ trả lời qua quýt cho xong chuyện, điều này lâu dần sẽ làm cho trẻ quen với sự bưng bít, dẫn đến tâm lý ngại thắc mắc, ngại hỏi.
Giáo sư Hirakv cũng lưu ý các bậc phụ huynh về cách giải đáp những thắc mắc của trẻ. Bố mẹ không nên với chuyện bản thân biết thì giảng giải chi li, với chuyện bản thân không biết thì thoái thác như kiểu “chuyện đó à, để sau bố sẽ nói cho con biết” hoặc “Đại khái chuyện là vậy vậy thôi…”
Ông cho rằng ngay cả với những vấn đề bố mẹ rất am hiểu, bố mẹ cũng không nên giảng giải tường tận đến chi li trẻ. Cách làm như vậy là lấy mất cơ hội tìm hiểu, khám phá và tư duy độc lập của trẻ.
Chỉ cần ba tuổi, trẻ có thể đặt cả dãy những câu hỏi “tại sao”,"vì sao”.Điều này chứng tỏ trẻ bắt đầu có biểu hiện của tinh thần ham hiểu biết,muốn khám phá.Khi con cái đến tuổi này, bố mẹ cần hết sức chú ý cách trả lời những thắc mắc của con cái, không những không thể trả lời cẩu thả mà phải hết sức thận trọng và phù hợp với trình độ nhận biết của trẻ. Ngoài ra,bố mẹ cũng cần tránh việc nguỵ biện, nói dối khi giải thích các thắc mắc con nêu ra. Giải đáp một cách khoa học, có logic, mục đích chính là để con nhận thức đúng sự vật. Tuy nhiên, bố mẹ cũng không nên đưa ra những lời giải đáp “chắc chắn như đinh đóng cột” – Điều này là chưa cần thiết với trẻ nhỏ.
Trong khi giải đáp,bố mẹ hãy cố gắng tạo ta những tình huống mang tính chất đối thoại bằng những lời gợi ý “nếu như”, tránh tình trạng bố mẹ thao thao bất tuyệt, con cái im lìm như ngồi nghe báo cáo.
Chẳng hạn, để giải thích cho con câu hỏi “Vì sao người ta phải đi ngủ vào buổi đêm”, bố mẹ có thể phỏng vấn bằng cách hỏi: “Nếu như con không đi ngủ thì sẽ ra sao”. Lúc này, trẻ sẽ phải tự tư duy để giải đáp được câu hỏi “vì sao người ta cần phải đi ngủ”. Bằng những câu hỏi mang tính chất “bắc cầu” của bố mẹ, trẻ có thể nhận thức dần dần vấn đề, chẳng hạn, “Nếu người ta không đi ngủ thì sẽ buồn ngủ”. “nếu không đi ngủ thì sẽ rất mệt”, “nếu không đi ngủ thì ban ngày sẽ không dậy được…"
6. Giảm nhẹ tâm lý gánh nặng tâm lý cho con:
Khi con trẻ cảm thấy ngột ngạt và nặng bề vì sức ép của học tập và thi cử, bố mẹ hãy là những người san sẻ và giảm bớt những gánh nặng này cho con cái.
Trong tình huống này, Giáo sư Hirakv hy vọng các bậc phụ huynh có thể tham khảo một số ý kiến sau đây.
Thông thường, khi thấy con cái chìm ngập trong bài vở và thi cử, bố mẹ hoặc nói: “Con cố gắng lên, rồi cũng sẽ học xong” hoặc "Bớt xem ti vi,bớt đọc truyện tranh đi”.. Theo Giáo sư Hirakv, bố mẹ hãy biết tôn trọng những biểu hiện tâm lý của con.
Một số trẻ em khi đi học luôn bị áp lực vì "Thành tích học tập”, đặc biệt khi đứng trước những kỳ thi. Ví dụ như trẻ phải giải quyết một lượng khoảng 300 bài tập trong vòng một tháng hoặc chỉ còn 3 ngày nữa là bắt đầu kỳ thi. Vì sức ép thời gian, trẻ cảm thấy nặng nề và chắc là chẳng có đủ bình tĩnh để cố gắng thực hiện sự ôn tập.
Trong tình huống này, người lớn hãy cố gắng thay đổi tâm lý của con trẻ. Trước mặt bọn trẻ, người lớn thay vì “hò hét” chúng ngồi vào bàn làm bài tập, hãy cố gắng thay đổi cách nói, chẳng hạn: “Mỗi ngày con chỉ làm 10 bài là sẽ xong thôi!”hoặc “Con còn những 72 tiếng đồng hồ hơn nữa cho việc ôn tập cơ!” Những điều này mặc dù vẫn là nói tới sự thực của khối lượng công việc bọn trẻ phải giải quyết nhưng lại có thể thay đổi ít nhiều cảm giác của bọn trẻ, từ việc nhận thấy “nhiều bài tập,ít thời gian” sang “ít bài tập hơn, nhiều thời gian hơn “.
Biện pháp như vật được Giáo sư Hirakv gọi là “hoán đổi tâm lý”.
Theo tự thuật của mình, cha của Giáo sư Hirakv là một người luôn luôn bận rộn. Vì thế, hai cha con ông thường ít có thời gian để gặp nhau. Tuy nhiên, đôi lúc họ cũng có những cuộc trò chuyện cùng nhau. Mỗi lần như vậy, người cha thường nói: “Bố biết con đang rất cố gắng, nhưng con cũng không thể vì thế mà huỷ hoại chính sức khoẻ của bản thân chứ!.” Nghe lời nhắc nhở của cha, ông Hirakv cảm thấy thực tế là mình đã chưa cố gắng làm việc hết sức đến như thế. Lời nói đầy tin tưởng của người cha có sức nặng đôi với ông, đó là động lực thôi thúc ông phải luôn cố gắng làm việc nhiều hơn nữa.
Giáo sư Hirakv nhận thấy nhiều bố mẹ lại có thái độ dường như ngược lại với tình huống trên. Cho dù trẻ đã rất nỗ lực nhưng bố mẹ chúng thường không mấy công nhận những cố gắng này. Không ít bố mẹ không những có thói quen quản lý con cái một cách gắt gao mà còn thường xuyên đặt ra những mệnh lệnh cho con trẻ. Nhìn từ góc độ những cuộc trò chuyện tâm tình giữa bốn mẹ với con cái, áp đặt mệnh lệnh là một hành vi phiến diện của bố mẹ và với điều đó, sự tôn trọng nhân cách, tính tự chủ của trẻ đã bị phủ định. Hoàn cảnh này là nguy cơ dẫn tới tư tưởng chống đối hay nghiêm trọng hơn là những hành vi phản kháng từ phía con trẻ. Chính vì vậy, theo Giáo sư Hirakv, các bậc phụ huynh nên chú ý hơn tới cách đưa ra yêu cầu với bọn trẻ, chẳng hạn có thể nói: “Con thử xem việc này có được không? Như thế nào?”. Điều những người làm bố làm mẹ hãy ghi nhớ là thay vì ra mệnh lệnh cho con cái, chúng ta hãy sử dụng một biện pháp hiệu quả hơn – đó là đưa ra những đề nghị. Những đề nghị của bố mẹ sẽ tốt hơn với việc bồi dưỡng năng lực tư duy, phẩm chất phán đoán của trẻ trong cuộc sống!
Đối với việc bồi dưỡng tư duy, tinh thần tự chủ của trẻ, người lớn chúng ta cũng cần cân nhắc nội dung của vấn đề cần đặt ra cho trẻ. Chúng ta hãy ghi nhớ – đừng nên đặt vấn đề với những câu nói có thể trở thành “tảng đá nặng” đối với tâm lý con trẻ ngay từ phút đầu của cuộc trò chuyện! Chẳng hạn, khi bạn thấy con mình đang mải chơi, đừng vội nói với trẻ rằng: “Con có thể cho bố (mẹ) biết con định học bài hay chơi đây?” Tại sao bạn không thể mở đầu với lời nói: “Hôm nay, mấy giờ con đi học bài?”
Cổ nhân thường nói “dục tốc bất đạt” – việc gì ta cần nhanh chóng thì khó thành công. Để giúp con có niềm say mê hứng thú với việc học tập, chúng ta cũng cần thời gian và sự kiên trì. Khi con bạn chán học, ngại học, bạn đừng nói với trẻ rằng: “Con đi học cho mẹ nhờ!…”. Những lời nói như thế chỉ làm trẻ càng thêm chán học và càng thêm nặng nề đối với sự học hành mà thôi! Trong trường hợp này, cách thức tốt hơn là chúng ta hãy đừng sử dụng những biện pháp trực tiếp để “ép” con cái học tập. Gián tiếp nhắc nhở, cùng với thời gian và sự kiên nhẫn của bố mẹ, đó mới là liệu pháp đúng đắn hơn cho những đứa trẻ đang chán học và ngại học.
7. Tránh để trẻ chịu áp lực về thành tích học tập:
Những đứa trẻ có những suy nghĩ về việc bản thân học kém các bạn khác thường đi vào tâm lý ngày càng chán học, ngại học. Đi vào phân tích kiểu tâm lý này, Giáo sư Hirakv nhận thấy nguyên do rất lớn nằm ở những tác động từ phía bố mẹ.
Một số trẻ nhỏ đột nhiên có hiện tượng sa sút trong học tập. Ở thời điểm này, nếu gặp phải sự trách mắng dù ít hay nhiều từ phía thầy cô giáo hoặc bố mẹ thì kết quả đối với trẻ chỉ là sự tồn thương ngày càng nghiêm trọng về tinh thần tích cực đối với học tập.
Khi trẻ đã ở vào hoàn cảnh này, không chỉ cảm thấy mất tự tin ở chính bản thân mà đối với cha mẹ, thầy cô giáo, trẻ hầu như cũng mất mát những chỗ dựa tinh thần. Lúc này, trách móc hay mắc phạt đối với trẻ đều chỉ có tác dụng ngược lại mà thôi! Đây là lúc trẻ gặp khó khăn, tại sao bố mẹ không trở thành những người giúp đỡ con trẻ? Những người làm bố mẹ hãy động viên con cái vượt qua sự buồn rầu về tình hình học tập trước mắt, phải giữ gìn và khuyến khích lòng tự tin của bản thân con trẻ, hãy nói với con:
“Bố mẹ rất tin con, chỉ cần con cố gắng, con sẽ thành công hơn!”
Đối với con trẻ, cho dù là học sinh học giỏi, luôn đạt những thành tích cao thì điều này cũng không có nghĩa là trẻ sẽ không bao giờ thất bại. Bố mẹ cần phải hiểu rõ điều này để xác định một thái độ hợp lý với con cái, không chỉ lúc con thành công mà ngay cả khi con thất bại.
Chúng ta cần nhìn nhận một sự thực rằng bị điểm kém đối với bản thân trẻ em đã là một điều không vui. Nếu khi đó, trẻ phải gánh chịu những lời chì chiết từ phía bố mẹ hoặc thầy cô giáo thì những sức ép này có nằm trong khả năng chịu đựng tâm lý của trẻ hay không?
Những gánh gặng tâm lý này nếu cứ chất chồng và tích tụ sẽ đẩy con trẻ đến tuyệt vọng với tương lai, không tin tưởng vào chính mình và tất cả. Để tránh cho con cái những tâm lý nặng nề không đáng có này, trách nhiệm lớn thuộc về bố mẹ.
Ví dụ, khi bố mẹ nhận được thông báo về tình trạng học tập sa sút của con cái, theo Giáo sư Hirakv, cần ứng xử như thế nào luôn là vấn đề khó khăn với phần đông những người làm bố làm mẹ.
Giáo sư Kirakv đưa ra một số lời khuyên với tình huống này:
Trước hết, bố mẹ cần xác định thái độ nhìn nhận thích hợp với thành tích học tập của con cái. Thông thường, khi thành tích học tập của con đạt xuất sắc chúng ta vô cùng vui vẻ, ngược lại, chúng ta buồn bã và lo âu nếu con cái học tập sa sút. Giáo sư Hirakv cho rằng với thành tích học tập của con cái, bố mẹ nên hiểu rằng con cái cũng có lúc thành công, cũng có khi thất bại . Vì thế, ngay cả khi thành tích học tập của con không tốt, chúng ta cũng không nên biểu hiện thái độ buồn bã hay trách móc con trẻ. Điều này để tránh cho con cái bạn không sa vào tâm lý mất tự tin trong cuộc sống cũng như tinh thần tích cực đối với học tập.
Khi con cái bạn bị điểm kém hoặc thi trượt, thay vì trách móc, bạn hãy cho con trẻ một cơ hội. Tại sao bạn không thể nói với con rằng: “Ai cũng có lần phải thất bại, và thất bại không có nghĩa là chấm hết tất cả”?…
Đối với những đứa trẻ chán học, vấn đề thành tích học tập lại càng trở thành gánh nặng hơn. Bởi vì, khi trẻ đã chán học thì chúng sẽ không học, và tất nhiên kéo theo đó là tình hình kết quả học tập ngày càng sa sút. Không những vậy, khi thành tích học tập sa sút, điều trẻ tiếp tục gánh chịu là sự tức giận của bố mẹ, sự trách mắng của thầy cô giáo. Những gánh nặng này làm trẻ luôn luôn bất ổn, càng lúc càng không tự tin và không có tâm sức để làm bất cứ công việc nào. Kết quả cuối cùng lại vẫn là tình trạng học tập chỉ càng thêm tồi tệ. Theo Giáo sư Hirakv, đây có thể được gọi là “một vòng tuần hoàn ác tính” điển hình ở những trẻ em chán học.
Khi trẻ đứng ở giữa tâm lý muốn học hay không muốn học, những “bình luận” của người lớn đối với bảng điểm của trẻ trở thành một áp lực lớn. Bố mẹ hãy cho con cái mình cơ hội để loại bỏ những áp lực này. Giáo sư Hirakv cho rằng nếu như chúng ta để trẻ thoát khỏi tình trạng tâm lý nặng nề mỗi khi phải nộp bảng điểm cho bố mẹ xem, nếu như chúng ta không cố xem bằng được bảng điểm của trẻ khi trẻ không chủ động đưa cho bố mẹ xem thì chắc chắn trẻ sẽ tự nguyện để chúng ta xem bảng điểm.
Theo sự phân tích của Giáo sư Hirakv, khi “khen” hoặc “chê” một sự việc nào đó, người ta chắc chắn phải có một tiêu chuẩn để đối sánh. Khi bố mẹ “chê” thành tích học tập của con là “tồi tệ” thì căn cứ ở đâu nếu không phải vẫn thường là đi so sánh với thành tích học tập của những đứa trẻ khác cùng lớp. Thế nhưng cùng một thành tích học tập này, có thể khi con bạn đứng ở lớp này là “kém” nhưng đứng ở một lớp học khác lại chưa hẳn bị coi là “kém”. Đây là một thực tế.
Hơn nữa, nếu lần này con bạn đạt điểm tối đa, nhưng lần kiểm tra sau, rất có thể trẻ sẽ không đạt được điểm tối đa như trước. Khi đó, nếu so với lần trước, có phải chúng ta sẽ nhìn nhận rằng trẻ đã học kém đi chăng?
Vì những điều này, theo Giáo sư Hirakv, khi con cái bị điểm kém, bố mẹ không nên trách mắng, chì chiết con cái, cũng không nên so sánh con với những đứa trẻ khác. Hơn nữa, bố mẹ cần tìm cách động viên, khích lệ con cái – “Đúng là điểm lần này của con không được tốt lắm, nhưng bố (mẹ) thấy rằng so với trước lúc kiểm tra, kiến thức của con đã nâng cao lên rất nhiều”… Trong những tình huống này, bố mẹ hãy nói lời cổ vũ con tiếp tục cố gắng, hãy để con hiểu rằng nó còn rất nhiều cơ hội khác nữa và điều cần làm nhất là phải nỗ lực hơn. Bạn đừng làm trẻ càng thêm mất tinh thần với việc học tập khi chúng bị điểm kém. Hãy giúp đỡ trẻ có con mắt nhìn về phía trước thay vì sự dằn vặt bởi một điểm kém, một kỳ thi trượt.
Một hiện tượng tâm lý khác thường có ở không ít trẻ em là suy nghĩ “cho dù mình có cố gắng thế nào đi nữa, mình cũng không thể học tốt hơn”. Nguyên do chủ yếu là vì các em thiếu tự tin vào chính bản thân. Lúc này, chúng ta cần cố gắng nói chuyện với trẻ, giúp trẻ nhận ra bản thân không phải hoàn toàn không có năng lực. Hãy để trẻ tin tưởng vào năng lực bản thân, đồng thời phải thể hiện cho trẻ biết rằng chúng ta cũng là những người luôn luôn tin tưởng ở những năng lực đó của trẻ.
8. Học tập từ những hoạt động đời thường:
Con trẻ cần được học tập ngay từ những hoạt động đời thường. Vì vậy, trong việc giảng dạy ở nhà trường, các thầy cô giáo cần hết sức lưu tâm tới vấn đề gắn kiến thức sách vở với thực tiễn.
Một giáo viên tiểu học khi giảng giải cho các học sinh về sản xuất dây chuyền trong nhà máy, đã cho phép các em được tự do đặt câu hỏi. Thầy giáo này cho biết anh đã gặp những câu hỏi hết sức bất ngờ, chẳng hạn như:
“Thưa thầy, khi người ta tiến hành sản xuất dây chuyền, nếu một người trong đó muốn đi vệ sinh thì sẽ ra sao ạ?”…
Đây là một thầy giáo rất coi trọng vấn đề thực tiễn trong giảng dạy, vì vây, anh đã không trả lời một cách lấp liếm trước những câu hỏi này. Anh bèn ghi chép lại toàn bộ những câu hỏi của các em học sinh trong lớp, viết thư gửi đến nhà máy sản xuất theo dây chuyền nhờ giải đáp. Nhà máy sau khi nhận được thư đã rất vui vẻ hồi đáp với những lời giải đáp cặn kẽ, tỉ mỉ.
Để giảng cho các học sinh về công việc của nhân viên ở bến xe, một thầy giáo khác tự mình đi mượn về một số dụng cụ, sau đó bố trí lớp học giống như một bến xe. Tiết học ngày hôm đó, các học sinh cảm thấy vô cùng hứng thú, nhiều em nhỏ quyết định sau buổi học sẽ ra bến xe để quan sát, tìm hiểu kỹ hơn về công việc của những nhân viên ở đây.
Nhờ phương pháp giảng dạy mang tính thiết thực cao, các học sinh đã nhìn nhận được giá trị thực tiễn và ý nghĩa của nhiều hoạt động đời sống mà các em bình thường, thậm chí không để ý, quan tâm đến.
Giáo dục trong gia đình cũng cần lưu tâm đến ý nghĩa thực tiễn. Hãy để con trẻ học tập ngay từ đời sống thường ngày! Chỉ cần bố mẹ chú ý kết hợp giữa thực tiễn với việc học tập của con thì dù trong những hoạt động rất nhỏ cũng có thể thu được hiệu quả cao. Đưa học tập gắn với thực tiễn không những có thể tạo cho trẻ nhiều cơ hội học tập hơn mà đối với những trẻ em chán học, đây cũng là một liệu pháp hữu ích.
Ví dụ, chúng ta có thể để trẻ tự hoạch định kế hoạch đi du lịch cho cả nhà, với sự hướng dẫn khéo léo của bố mẹ, chắc chắn trẻ sẽ tiếp thu được không ít kiến thức về địa lý. Chuẩn bị lên đuờng, bố mẹ hãy đề nghị trẻ đóng vai làm “hướng dẫn viên du lịch” để giới thiệu cho cả nhà nghe về nơi sắp đến nghỉ.
Trong suốt chuyến đi, bố mẹ có thể trao đôi trẻ nhiệm vụ “một người trưởng đoàn”. Với tính cách ưa hoạt động của con trẻ, trẻ nhất định sẽ hứng thú và cố gắng làm cho ra “một người trưởng đoàn” thực thụ. Điều đó có nghĩa là trẻ không chỉ vận dụng những kiến thức đã chuẩn bị từ nhà để giới thiệu điểm này, điểm kia về nơi nghỉ, mà còn phải luôn luôn quan sát, để ý mọi hoạt động liên quan đến hành trình, thậm chí sẽ còn rất nhớ lịch trình của chuyến đi!
Một nhà văn kể rằng nhiều năng lực của ông bây giờ là kết quả được bồi dưỡng từ ngày còn nhỏ. Khi mới học tiểu học, ông thường cùng bố cắt những mẩu báo hay để giữ lại. Đây cũng chính là điều kiện để ông sớm có thói quen quan tâm đến những vấn đề xã hội. Theo lời kể của ông, ngồi cắt những mẩu báo kông chỉ là một trò chơi thú vị mà còn được rèn luyện nhiều về khả năng đọc. Hơn nữa, việc làm này cho ông hiểu rằng người bố của mình vẫn không ngưừnghọc tập, không ngừng tích luỹ, đó thật sự là tấm gương sáng có tác động mạnh mẽ đối với ông ngay từ những ngày bé thơ.
Trường hợp trên đây chỉ ra cho chúng ta một phương pháp dạy trẻ khá hiệu quả – “bố mẹ hãy làm gương cho con cái”. Đối với con trẻ, những lời giáo huấn dù sâu sắc đến đâu cũng không có ảnh hưởng lớn bằng những tác động trực quan. Khi nhìn và cảm nhận thấy người cha, người mẹ của mình vẫn không ngừng cố gắng học tập, tích luỹ, một cách tự nhiên theo kiểu “cảm nhiễm”, trẻ sẽ hình thành ý thức đối với học tập cũng như tinh thần luôn luôn bền bỉ, phấn đấu trong học tập. Đây cũng là một cách thức bố mẹ giáo dục con thông qua thực tiễn. Theo Giáo sư Hirakv, phương pháp này rất thích hợp với những đứa trẻ còn đang chán học, ngại học.
Quan sát với Giáo sư Hirakv cũng cho biết một số phụ huynh cũng vì mong muốn cho con cái hiểu biết hơn đã giành nhiều thời gian đưa con đi thăm quan bảo tàng. Thế nhưng, nhiều trẻ em vẫn không tỏ ra mấy hứng thú khi đến bảo tàng. Lý do là vì nhiều bố mẹ nghĩ đơn giản rằng chỉ cần cho con đến bảo tàng là chúng sẽ hiểu biết nhiều hơn. Để con cái thực sự được đi tham quan bảo tàng, bố mẹ vừa phải là người hướng dẫn vừa phải là người khách đi cùng xem với con. Nếu như bố mẹ đưa con đến bảo tàng rồi bảo bọn trẻ tự đi xem thì trẻ cũng sẽ chẳng còn mấy hứng thú. Vì vậy, hãy thật sự cùng con đi thăm quan bảo tàng, chính bố mẹ hãy cho con trẻ thấy rằng bảo tàng đúng là rất thú vị và có ý nghĩa.
Trong cuộc sống thường ngày, chúng ta vẫn thường gặp tình huống, nếu cùng làm thì mọi người rất hào hứng, ngược lại, chỉ một mình thì thậm chí không muốn động chận, động tay. Cũng như vậy, đối với con trẻ, nhiều khả năng chúng có suy nghĩ rằng tại sao cả nhà chỉ mỗi mình nó phải học bài. Đây cũng là một kiểu suy nghĩ dẫn đến tâm lý nản học ở con trẻ, chúng ta có thể lợi dụng phương pháp “tập thể cùng làm”. Chẳng hạn, con bạn chán học, bạn hãy đề nghị cả nhà mỗi ngày cùng nhau dành 10 phút cho việc làm bài tập. Nếu cả nhà cùng làm, trẻ sẽ không có lý do nào để từ chối, thậm chí sẽ cảm thấy rất vui vẻ vì có cả bố và mẹ cùng làm với mình.
Ngoài ra, các nội dung con trẻ có thể học được từ đời sống hằng ngày đương nhiên không chỉ bó hẹp trong những kiến thức sách vở. Bạn hãy để trẻ làm một số công việc trong nhà như quét nhà, lau nhà, gấp quần áo… Những hoạt động này sẽ rèn luyện cho trẻ nhiều kỹ năng và những đức tính cần thiết trong cuộc sống. Đây không đơn thuần chỉ là con cái giúp đỡ cha mẹ mà còn là một cơ hội rèn luyện rất tốt đối với trẻ. Khi tham gia làm những công việc gia đình, trẻ sẽ dần biết cách thu xếp kế hoạch, cân đối giờ giấc giữa việc nhà và việc học. Ngoài ra, công việc này cũng giúp trẻ hình thành tinh thần trách nhiệm với gia đình cũng như tính kiên trì, nhẫn nại – bởi vì, đây là công việc được phân công trong gia đình và đương nhiên không thể không hoàn thành.
Ở một số gia đình, bố mẹ thường không để con cái giúp đỡ công việc nhà với lý do “Nó vụng về lắm, nó không làm đuợc đâu!”. Hoặc khi con cái tỏ ý muốn giúp đỡ, bố mẹ lại cho rằng bọn trẻ giúp đỡ chỉ càng thêm “quẩn chân vướng tay”… những cách nhìn nhận như thế thật rất nguy hại. Bởi vì, đó không còn là vấn đề có để trẻ làm việc nhà hay không mà đã vô tính tổn hại tới lòng tự tin, tinh thần tự chủ của con trẻ.
Nếu đến thăm quan các trường mẫu giáo ở Mỹ hoặc Châu Âu, chúng ta thường bắt gặp trẻ em tham gia một loại hoạt động vẽ tranh. Tham gia hoạt động này, các em được mặc những bộ quần áo “bảo hộ” tay cầm bút vẽ, chân đứng trên những tấm vải lớn trải trên nền nhà đặt làm giấy vẽ. Điều đặc biệt là các em có thể vung vẩy màu vẽ mà không sợ quần áo dính bẩn (vì đã khoác trên người bộ quần áo “bảo hộ”!). Ban đầu, Hirakv không hiểu được ý nghĩa của hoạt động này. Về sau, người ta đã giải thích với ông rằng đây là phương pháp “thư giãn” đối với trẻ nhỏ.
Về hoạt động vẽ tranh, đối với học sinh năm cuối cấp tiểu học, vẽ được một bức tranh không phải là yêu cầu quá phức tạp, nhưng điều quan trọng hơn là làm cách nào để bọn trẻ luôn say mê và thích thú với vẽ tranh.
Khi ngắm tranh của trẻ em, chúng ta thường dùng những tiêu chí của người lớn để đánh giá, bình phẩm. Đây là một sai lầm lớn! Khi trẻ nhỏ vẽ tranh, trẻ dồn tâm sức và hứng thú của mình để kết hợp nhuần nhuyễn trí não và bàn tay điều khiển bút vẽ, bức tranh vẽ ra tuy không nhiều kỹ xảo như người lớn nhưng lại tràn đầy sức sống, tinh lực của con trẻ. Một bức tranh như thế xứng đáng là một bức tranh hoàn hảo.
Một hiện tượng khác như sau: các bà mẹ thường cố gắng đốc thúc con cái học hành, chẳng hạn theo kiểu: “Đã năm cuối cấp tiểu học, mỗi ngày con phải học thêm một tiếng, nếu không thì tiến bộ sao được?” hoặc có lúc đem một đứa trẻ khác học giỏi hơn để so sánh với con cái mình… Nguyên nhân của những hiện tượng này là vì bố mẹ thường đặt sẵn trong suy nghĩ bản thân “mô hình lý tưởng về một đứa con ngoan”, sau đó mang những suy nghĩ chủ quan này để yêu cầu, đòi hỏi con cái mình thực hiện bằng được.
Thế nhưng, mỗi đứa trẻ là một “thế giới đầy sống động và cá tính”, chúng không thể luôn luôn thực hiện theo các ý nguyện của cha mẹ. Hơn nữa, cũng có trường hợp trẻ im lặng nghe theo những sắp đặt của cha mẹ, nhưng sự thực hiện thụ động này liệu có mang lại hiệu quả đích thức ở mỗi đứa trẻ hay không? Một khi không đạt được hiệu quả thực chất thì điểm đích của giáo dục sẽ không đạt được.
Tình hình còn nghiêm trọng hơn khi một số đứa trẻ lẳng lặng đóng cửa phòng của mình, thay vì ngồi học bài, chúng lén lút đọc những trang truyện tranh mình yêu thích.
Tất cả những hiện tượng trên, muốn thay đổi, chúng ta phải có một số liệu pháp điều chỉnh mang tính chất tâm lý. Trước hết, bố mẹ hãy vứt bỏ những đòi hỏi hay mức yêu cầu quá cao đối với con cái mình. Hãy nhìn thực tiễn năng lực, cá tính của con cái để đưa ra các mục tiêu phù hợp và khả thi. Nếu như yêu cầu trẻ có một tiếng đồng hồ tập trung bài học nhưng thực sự trẻ không thực hiện được, bạn hãy yêu cầu trẻ dành 10 đến 15 phút tập trung thay vì một tiếng đồng hồ ngồi bên bàn học nhưng chẳng bài vở nào được giải quyết chu đáo. Việc này rất thực tiễn ngay cả đối với người lớn. Nhận một công việc đòi hỏi quá sức, chúng ta thường dễ sa vào tình trạng nhụt chí, ngại làm, cho dù miễn cưỡng làm thì chưa chắc đã đạt được kết quả. Nếu như mục tiêu hợp lý, năng lực phù hợp thì chúng ta chắc chắn sẽ cố gắng hoàn thành và sẽ hoàn thành xuất sắc công việc. Tâm lý dễ chán nản của đứa trẻ cũng gần như vậy. Ban đầu, người lớn yêu cầu trẻ tập trung học bài trong 10 hoặc 15 phút. Khi trẻ thực hiện tốt, chúng ta hãy biểu dương tinh thần phấn đấu của trẻ. Rèn luyện với tinh thần như vậy, mục tiêu thời gian tập trung được dần dần kéo dài hơn (đến 30 phút, 60 phút), chắc chắn hiệu quả giáo dục sẽ thành công mà trẻ thành tâm tự nguyện đối với công việc mà mục tiêu cần thực hiện.
2. ứng xử với trẻ như đối với một cá nhân độc lập:
Một học giả Mỹ trong tiến trình điều tra nghiên cứu về mối quan hệ mẹ – con đã phát hiện ra rằng: sự khác biệt lớn nhất về quan hệ mẹ – con giữa các bà mẹ ở Mỹ và ở Nhật Bản là các bà mẹ Nhật Bản rất ít trò chuyện với con cái, trong khi các bà mẹ Mỹ thường xuyên thực hiện việc này.
Kết quả phân tích của học giả này cũng cho biết, các bà mẹ Nhật Bản thường coi con cái là một phần của bản thân mình, thậm chí giống như là một phần của cơ thể mình, và đó là lý do khiến họ cảm thấy không cần dùng nhiều lời nói để diễn tả tình cảm hoặc tâm tình, trò chuyện với con cái. Các bà mẹ Nhật Bản có xu hướng biểu hiện tình cảm với con cái bằng sự vỗ về, ôm ấp, bế ẵm.
Tình cảm mẹ còn được hình thành như một thứ “tâm truyền” và cách giáo dục con trẻ cũng thực hiện theo con đường này.
Hoàn toàn trái ngược với Nhật Bản, các bà mẹ ở Mỹ luôn cư xử với con cái như những người đã trưởng thành. Họ thường nói chuyện, thương lượng, bàn bạc với con cái, tất nhiên cũng có lúc đi đến cực đoan ở điểm con trẻ không phải luôn hiểu được mọi câu chuyện.
Một bên, các bà mẹ thừa nhận con cái là một phần máu thịt cơ thể của bản thân; một bên, các bà mẹ nhìn nhận con cái là những thành viên độc lập – trong hai cách ứng xử này, phía nào đem lại cho con cái tâm lý tự tin, tự chủ trong cuộc sống? Điều này đã rõ ràng. Tuy nhiên, từ một góc độ nào đó, thói quen ứng xử của các bà mẹ Nhật Bản không phải hoàn toàn vô nghĩa.
Ở nước Mỹ, khi phát hiện một học sinh đem chất ma tuý theo người, người ta lập tức báo cho cảnh sát và buộc học sinh phải chịu trách nhiệm như một cá nhân độc lập. Nếu việc này xảy ra ở Nhật Bản, thông thường nhà trường sẽ báo với gia đình học sinh trước khi đưa sự việc đến đồn cảnh sát. Trong những trường hợp như vậy, trách nhiệm sẽ thuộc cả về gia đình của học sinh đã phạm tội.
Dù sao, cách giáo dục của Mỹ và nhiều nước châu Âu rất đáng kể chúng ta học tập – đó là hãy nhìn nhận bọn trẻ như những cá thể độc lập. Nếu như biết rằng trong các gia đình người Nga, điều đầu tiên bố mẹ cần ghi nhớ là nói “không” với con cái, chúng ta sẽ nhận ra bố mẹ Nhật Bản vẫn còn quá nuông chiều con cái của mình. Câu đầu tiên của các bà mẹ Nhật Bản với con cái vẫn thường là “mẹ của con đây…!”.
3. Biến học tập thành vui chơi:
Người Nhật Bản hình như rất không thích chuyện “vui chơi”. Trong tiếng Nhật, từ chỉ “người vui chơi” cũng có nghĩa là bị người khác ghét bỏ, còn “vui chơi” trở thành từ trái nghĩa với “làm việc” hoặc “thành thật”. Đối với Nhật Bản, “vui chơi” bị coi là một sự không mấy tốt đẹp.
Trên thực tế, “vui chơi” cũng có một phương diện tiêu cực, đó là chỉ những việc tiêu phí thời gian vô ích vào những chuyện không đâu, nhàn nhã hưởng lạc, xa hoa phù phiếm. Thế nhưng, Giáo sư Hirakv đã phát hiện ra một đặc điểm vô cùng lý thú về “vui chơi” – đó là chỉ trong vui chơi và chỉ con người mới có khả năng tìm được niềm vui cũng như hứng thú từ vui chơi. Khi vui chơi, con người ta không bị câu thúc bởi các lễ nghi hoặc chịu tác động bởi những thói quen tập quán, vì thế người ta đạt được tinh thần vô cùng tự do. Vui chơi tuy chưa thể gọi là một hành vi nhiều tính sáng tạo nhưng lại mang tính thể nghiệm lớn. Đối với con trẻ, thậm chí có thể nói rằng, chính vui chơi là môi trường đem lại nhiều sự học hành hơn cả. Người lớn vẫn tin chắc rằng hoàn toàn hợp lý khi phân biệt rõ ràng giữa “vui chơi” và “học hành”, thế nhưng, điều này hoàn toàn ngược lại đối với con trẻ.
Ở nước Mỹ, có một chương trình truyền hình dạy chữ cho trẻ em. Phương pháp của chương trình này khá đặc biệt, đó là lợi dụng nguyên lý của “quảng cáo”. Họ phát hiện thấy rằng, trẻ em rất thích quảng cáo và chịu nhiều tác động bởi quảng cáo. Trẻ em có thể dễ dàng ghi nhớ những bài hát và từ ngữ có trong quảng cáo và rất nhanh chóng sử dụng được những từ ngữ này. Với phương châm độc đáo, chương trình truyền hình này đã rất thành công. Trẻ em không chỉ vui chơi với trò chơi mà còn nhanh chóng tiếp thu việc học hành với tinh thần thoải mái và đầy hứng thú.
Muốn phát huy trí lực của trẻ, đầu tiên phải làm cho trẻ cảm thấy hứng thú và yêu thích, trên cơ sở đó mới giúp đỡ trẻ thực hiện công việc hoặc tiếp thu tri thức một cách thoải mái và vui vẻ. Từ khi quan điểm này xuất hiện trong giáo dục học, người ta đã bàn bạc và đưa ra nhiều kết luận khác nhau.
Một nhà tâm lý học người Mỹ đã dạy trẻ em học chữ cái và những từ đơn giản thông qua trò chơi “nhảy lò cò”. Ông viết chữ cái trên mặt đất, dạy các em vừa nhảy lò cò vừa đọc các chữ cái và các từ đơn giản trong tiếng Anh. Cách làm của ông đã thu được thành công. Vận dụng phương pháp này, Giáo sư Hirakv thực hiện dạy tiếng Anh cho trẻ nhỏ thông qua trò chơi “diễn kịch”. Ông cho thiết kế một số đạo cụ, dạy các em nhỏ thay phiên đóng vai các nhân vật, các em nhỏ được hướng dẫn làm nhiều động tác và tư thế khác nhau, tất cả tên của đạo cụ, tên của các động tác, tư thế cũng như lời thoại của nhân vật đều được sử dụng bằng tiếng Anh. Thông qua trò chơi này, các em nhỏ đã tiếp thu tiếng Anh một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Trẻ hoạt động trong vui chơi, từ một góc độ khác nữa, điều này cũng cho thấy trẻ được biểu hiện và phát huy cao độ tính chủ động của mình. Giáo sư Hirakv cho rằng khi vui chơi, trẻ sẽ chủ động hoạt động, mà đối với học tập, “chủ động” là yếu tố vô cùng thiết yếu. Trẻ chỉ thực sự học được kiến thức nào đó khi có đầy đủ ý thức chủ động này.
Một số nhà tâm lý học chủ trương áp dụng hình thức “thưởng phạt” trong giáo dục – khi thành công sẽ có thưởng, khi làm hỏng sẽ chịu phạt. Họ khẳng định “thưởng phạt” là những động cơ thúc đẩy trẻ học tập. Tuy nhiên, thưởng phạt chỉ mang tính chất của những động cơ ngoại lực. Động cơ nội lực chỉ hình thành khi trẻ thật sự yêu thích, ham muốn được học tập, chủ động học tập – khi ấy, trẻ đạt được sự học tập theo đúng ý nghĩa chân chính của công việc này.
Theo Giáo sư Hirakv, phương thuốc hiệu nghiệm nhất chữa bệnh “chán học” của bọn trẻ là hãy biến học tập thành những trò chơi.
Nhiều bà mẹ thường than thở rằng con cái mình bây giờ chỉ thích máy tính, chẳng lúc nào thấy bọn trẻ thích học hành. Tuy nhiên, chúng ta hãy dừng lại đây để suy nghĩ xem vì sao bọn trẻ ham thích máy tính điện tử đến thế? Câu trả lời duy nhất là “bởi vì máy tính điện tử rất hấp dẫn và thú vị”. Như thế, nếu nhìn lại chuyện “chán học” thì bọn trẻ chán học cũng chỉ vì “học hành không hấp dẫn và thú vị”.
Ngày trước, từng có một hình phạt rất nặng nề, đó là bắt người phạm tôi phải bê một hòn đá từ chỗ này sang chỗ kia, sau đó lại bê hòn đá trở về chỗ cũ và cứ tiếp tục bê qua, bê lại như vậy. Mặc dù đây là một công việc đơn giản nhưng sự nặng nề của hình phạt ở chỗ “công việc rất nhàm chán và đơn điệu”. Trên thực tế, không ít phạm nhân chịu đựng hình phạt này sau mấy năm thì phát điên và tự sát. Dẫn câu chuyện này ra đây để chúng ta nhìn nhận xác đáng hơn một thực tế, con người nếu bị ép buộc làm những việc không có hứng thú thì tình cảnh thật tồi tệ. Những đứa trẻ “chán học” thường cảm thấy việc học như một cực hình, mỗi khi ngồi vào bàn học như là một lần chịu phạt. Với tâm lý như thế liệu pháp tốt nhất chỉ có thể là giúp đỡ con trẻ cảm thấy học tập là vui chơi, học tập giống như một trò chơi mà trẻ yêu thích nhất.
Muốn biến “học hành” thành “vui chơi” tức là phải vứt bỏ những thành kiến trước đó của trẻ đối với việc học. Điều trở ngại là trong bản chất của học tập cần nhờ vào nỗ lực để đạt mục tiêu thì vui chơi hoàn toàn ngược lại, thậm chí chỉ như một công việc vô ích. Thế nhưng, đối với rèn luyện trí não trẻ em, sự kết hợp giữa vui chơi và học tập là cần thiết. Chúng ta hãy giúp trẻ “vứt bỏ những vất vả nặng nhọc của việc học, thay bằng niềm vui và hứng khởi của sự vui chơi”.
Giáo sư Hirakv từng tiếp xúc với trường hợp sau: một em bé còn rất nhỏ nhưng có thể biết được hầu hết các loại xe hơi khác nhau và tất nhiên, những điều này không phải do bố mẹ em bé ép học. Nguyên nhân là em bé thường được bố mẹ cho đi chơi xa. Mỗi lần đi xa, ngồi trong ô tô, em bé thường nhấp nhỏm không yên vì chẳng có việc gì làm. Sau đó, mẹ em bé bày cho em bé cùng chơi trò “đoán” các nhãn mác xe và màu sắc của các loại xe đi trên đuờng. Chính trò chơi này đã giúp em bé thuộc làu các nhãn mác xe một cách hoàn toàn tự nhiên.
Trường hợp này đã mang lại nhiều gợi mở cho Giáo sư Hirakv trong vấn đề tạo hứng thú học tập cho trẻ em. Để trẻ em hứng thú học tập, chúng ta hãy để các em học tập thông qua vui chơi.
Chẳng hạn, người lớn đặt ra một câu đố cho trẻ: “Con thử đoán xem ngày mai đề kiểm tra sẽ làm gì?”. Tâm lý của trẻ nhỏ là cố gắng đoán cho bằng được lời giải đáp của những câu đố. Để đoán được “đề kiểm tra của ngày mai”, trẻ tất nhiên phải lật lại sách vở, học cho được phần này, phần kia. Vì luôn có tâm lý muốn đoán cho kỳ đúng câu đố, trẻ sẽ cố gắng ôn tập mọi kiến thức cần thiết (nếu như bỏ không học phần này hoặc phần khác, khả năng “đoán chệch đề kiểm tra” sẽ rất lớn!). Tâm lý này rất có hiệu quả đối với việc kích thích sự chăm chỉ và tinh thần trách nhiệm của trẻ với việc học tập, thành công đương nhiên có thể dễ dàng nhận ra.
Phân tích một cách cụ thể và tỷ mỉ hơn ý nghĩa của việc kết hợp học tập với vui chơi đối với trẻ nhỏ, Giáo sư Hirakv lập luận: các loại máy móc thông thường qua thời gian sử dụng sẽ bị bào mòn và ngày càng lạc hậu. Riêng trí não con người là “một loại máy đặc biệt”. Những nghiên cứu sinh lý học và tâm lý học đã khẳng định bộ máy trí não con người hầu như có khả năng sử dụng vô tận.
Một số nhà nghiên cứu còn chỉ ra rằng với khoảng 14 – 15 tỷ tế bào thần kinh trong não, mỗi người chúng ta gần như mới chỉ sử dụng được trên 5% trong một đời người, 95% còn lại nằm trong tình trạng “mê ngủ triền miên”. Vì thế, nếu chúng ta lo rằng khi tiếp thu quá nhiều lượng tri thức, bộ não của trẻ có thể đi tới quá tải và nổ tung thì sự sợ hãi, lo lắng này có lẽ không cần thiết. Ngược lại, điều chúng ta nên lo ngại chính là làm thế nào để con trẻ phát huy trí não một cách hiệu quả nhất, tránh tình trạng để bộ não đi vào hoạt động ngày càng xuống cấp.
Nếu người bệnh liệt giường chừng một tháng thì khả năng cử động chân tay chắc chắn bị giảm sút rất nhiều. Hoạt động của não bộ cũng theo nguyên lý này. Khi các tế bào não không được kích hoạt để vận động thì khả năng sa vào trì trệ, lão hóa là rất lớn. Đương nhiên, không thể áp dụng phương pháp “nhồi nhét kiến thức” đối với trẻ nhưng chúng ta cần tạo mọi điều kiện để trí não trẻ được hoạt động, rèn luyện trong tư thế thoải mái, lành mạnh. “Vui chơi” là một hình thức hiệu quả để thực hiện việc rèn luyện hoạt động não bộ của trẻ. Chỉ cần các em nhỏ vui chơi, bố mẹ hãy tìm cách “đưa nội dung giáo dục” vào trò chơi, biến những đồ chơi đơn thuần trở thành những công cụ học tập hữu ích. Như vậy, trẻ không những được vui chơi mà cũng dễ dàng, nhanh chóng nắm bắt nhiều kiến thức cần thiết.
Mọi người thường nói trẻ em cần “được học tập tốt và được vui chơi”. Quan điểm của Giáo sư Hirakv có ít nhiều khác biệt. Ông cho rằng đối với con trẻ, nên đặt “vui chơi” lên trước “học tập”, trẻ em cần “được vui chơi và được học tập tốt”! Bởi vì ngay trong “vui chơi” và thông qua “vui chơi”, trẻ em đã học tập, tiếp thu được rất nhiều tri thức, kiến thức. Với người lớn, “vui chơi” là một hành động tiêu khiển đơn thuần. Nhưng với trẻ em “vui chơi” và “học tập” có thể nói là hai công việc trên cùng một con đường.
Ngoài ra chúng ta không thể không lưu tâm đến một tác dụng khác của “vui chơi” đối với sự phát triển của trẻ nhỏ. “Vui chơi”, bên cạnh khả năng kích thích sự phát triển trí não còn rất có ích đối với sự phát triển thể lực. Ở nước Anh, khi kết thúc buổi học kỳ trước nghỉ cuối tuần hoặc một kỳ nghỉ lễ tết, giáo viên luôn nói với các học sinh của mình rằng: “Buổi học hôm nay kết thúc. Từ ngày mai, các em được nghỉ và được thoải mái vui chơi. Chúc các em một kỳ nghỉ vui vẻ!”. Các trẻ em của nước Anh thường không phải lo lắng việc học thêm hay ôn tập một khối lượng bài tập đồ sộ trong các ngày nghỉ – bởi vì, ngày nghỉ là ngày của nghỉ ngơi, ngày của vui chơi.
Không yêu cầu trẻ học thêm học ôn tập trong các ngày nghỉ, có thể nhiều phụ huynh e ngại trẻ sẽ nhanh chóng quên mất những kiến thức đã học. Tuy nhiên, trong nền giáo dục của các nước Âu – Mỹ, người ta có quan điểm khác hẳn. Họ cho rằng ngày nghỉ là cơ hội thay đổi môi trường hoạt động của đầu óc con trẻ, là cơ hội để trẻ “tiếp thu tri thức” theo một phương thức khác. Hơn nữa, những điêù trẻ cần được học không chỉ là những kiến thức sách vở trong nhà trường. Kỳ nghỉ là dịp tốt để trẻ phát triển các kiến thức của mình. Trí tuệ của trẻ đạt được sự phát triển toàn diện khi có sự kết hợp giữa sách vở, lý thuyết và thực tiễn. “Vui chơi” là nơi trẻ thể nghiệm nhiều thực tiến cuộc sống!
4. Dạy trẻ phương pháp tư duy:
Để trẻ thông minh, linh hoạt trí óc, chúng ta phải luôn luôn tạo điều kiện cho trẻ được tư duy, được tiếp cận với những vấn đề “cận động não”. Trí não nếu không hoạt động sẽ khô cứng như “một cỗ máy không được dầu bôi trơn”.
“Làm thế nào để tạo được các cơ hội tư duy cho con trẻ” là vấn đề mà Giáo sư Hirakv rất chú tâm nghiên cứu.
Theo Giáo sư Hirakv, bộ não của con người có khả năng rất tuyệt vời, nó mang bên trong mình “những tổ chức tư duy ở dạng nén”. Chẳng hạn, nếu như hôm nay ta gặp một công việc giống như việc hôm qua ta đã thực hiện rất hoàn hảo. Khi đó, không cần tới sự “động não”, chúng ta sẽ “theo mẫu” của cách làm ngày hôm qua để thực hiện lại công việc mà vẫn thu được kết quả thành công. Mô hình hoạt động của não bộ như vậy được coi là “một tổ chức tư duy dạng nén”. Với vô vàn hoạt động của cuộc sống hằng ngày, có thể thấy não bộ đã lưu giữ rất nhiều “tổ chức tư duy dạng nén” vô cùng hữu ích cho chúng ta. Nếu như không có các tổ chức tư duy dạng nén, với bất kỳ hoạt động nào (từ việc đánh răng, ăn cơm hay các hoạt động phức tạp hơn), chúng ta luôn phải tư duy từ điểm khởi đầu đến điểm kết thúc công việc, tình trạng như vậy chắc chắn sẽ quá tải đối với sức chịu đựng của não bộ. Nhờ các tổ chức tư duy dạng nén, chúng ta không mất quá nhiều tinh lực cho các hoạt động mang tính chất “thói quen”. Trí lực được tập trung để xử trí các sự việc mới, các tình huống lạ. Với cơ chế điều hòa như vậy, chúng ta mới có thể duy trì mọi hoạt động tư duy.
Tuy nhiên, cơ chế hình thành các tổ chức tư duy dạng nén cũng tiềm tàng một nguy hại, đó là căn bệnh “làm việc theo quán tính”. Khía cạnh cực đoan của kiểu hoạt động trí não theo thói quen – quán tính chính là đẩy tư duy đến chỗ khô cứng, bị cơ giới hóa và nhiều khả năng đưa tới sự lão hóa của não bộ.
Theo kết quả nghiên cứu tình hình phát triển trí lực của trẻ em từ giai đoạn đầu đến trưởng thành của một nhà tâm lý học người Mỹ, chúng ta được biết sự phát triển trí lực của trẻ từ 0 đến 4 tuổi mang tính chất quyết định nhất đối với cả thời kỳ phát triển trí lực đến năm 18 tuổi. Điều này có nghĩa là chất lượng phát triển trí lực tăng mạnh trong giai đoạn từ 0 đến 4 tuổi, sau đó duy trì tốc độ phát triển tăng dần đến đỉnh điểm ở tuổi 18. Nếu không đạt được bước phát triển mạnh trong thời kỳ từ 0 đến 4 tuổi thì đến năm 18 tuổi, tuy trẻ vẫn đạt được đỉnh điểm của sự phát triển mạnh mẽ của trí lực trong giai đoạn trẻ từ 0 đến 4 tuổi là hết sức cần thiết.
Biện pháp cơ bản là tạo mọi điều kiện, bằng mọi phương cách đem đến cho trẻ những cơ hội tư duy.
Trước hết, bố mẹ cần giúp trẻ nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc tư duy, việc “tự động não”. Thay vì ép buộc trẻ học chữ, bố mẹ hãy đặt cho trẻ những mục tiêu cụ thểm chẳng hạn, khi biết chữ, con có thể tự đọc truyện, tự xem các tên chương trình trên truyền hình… Trẻ chỉ thực hiện công việc khi đã thực sự nhận thức được mục tiễn của việc cần làm.
Đối với những công việc đơn giản và quen thuộc người ta sẽ làm theo thói quen – khi đó phương pháp tư duy mang tính chất quán tính.Nhưng khi gặp một vấn đề chỉ dựa vào thói quen, lúc đó phương pháp tư duy cũng bị phá vỡ, chúng ta bắt buộc phải tìm kiếm một phương thức tư duy mới phù hợp và hiệu quả hơn. Thêm vào đó, khi tiến hành thực hiện các công việc đơn giản và theo thói quen, vì lượng trí lực bỏ ra… không lớn nên chúng ta sẽ không xác định được tất cả năng lực tư duy trí lực của bản thân.Ngược lại, đối mặt với một công việc phức tạp, để xử lý chúng ta buộc phải vận động toàn bộ năng lực tư duy, trí lực vốn có. Khi đó, chúng ta không những có điều kiện xác định tổng thể “tình hình năng lực trí lực bản thân” mà còn dễ dàng phát hiện những nhược điểm để có thể kịp thời bổ trợ.
Để hiểu rõ lý luận này, chúng ta theo dõi ví dụ sau:
Một lớp tiểu học đưa các em nhỏ tới siêu thị để “tập” mua hàng. Yêu cầu đặt ra là mỗi em chỉ được mang theo 50 yên Nhật. Các em phải tận dụng tối đa khả năng, dùng số tiền này mua thật nhiều đồ dùng cần thiết. Bình thường, với 50 yên Nhật, việc mua được một thanh kẹo sô – cô la cũng khó thực hiện. Khi được giao nhiệm vụ cầm theo 50 yên Nhật để mua hàng trong siêu thị, nhiều em nhỏ tỏ ra rất lúng túng. Thế nhưng trên thực tế, hầu hết các em nhỏ đều hoàn thành nhiệm vụ của mình sau mấy tiếng đồng hồ tự xoay sở trong siêu thị.
Ví dụ trên cho thấy những tình huống khó khăn có thể tạo ra động cơ thúc đẩy sự nhanh nhẹn, linh hoạt của tư duy, suy nghĩ.Vì vậy,Giáo sư Hirakv luôn có lời khuyên với các bậc cha mẹ, khi con cái gặp khó khăn, đừng vội “giơ tay gúp đỡ”. Đối với con trẻ, những hoàn cảnh khó khăn là cơ hội rèn luyện tư duy tuyệt vời.
Lời khuyên này không có ý nghĩa đặt bố mẹ trở thành những “nhân vật bàng quan” với mọi hoạt động của con cái. Điều các ông bố bà mẹ cần ghi nhớ nhất là chỉ giúp đỡ con trẻ khi thực sự cần thiết. Chẳng hạn, trẻ bị ngã khi đang đi, các bà mẹ ở Mỹ hoặc Châu Âu chỉ lên tiếng động viện, khuyến khịc trẻ đứng dậy, sau đó im lặng nhìn bọn trẻ tự đứng dậy. Giáo sư Hirakv nhận xét, trong những trường hợp như thế, bố mẹ sẽ phạm sai lầm nếy lập tức chạy lại và đỡ con mình đứng dậy!
Về phương pháp phát triển năng lực tư duy trẻ em, Giáo sư Hirakv ủng hộ những đề xuất của Tiến sĩ Edward – một nhà giáo dục học, một triết gia thế kỷ XIX. Theo phương pháp của Tiến sĩ Edward, quá trình dạy trẻ nắm bắt tên gọi của các đồ vật có thể bao gồm ba giai đoạn.
Chẳng hạn, ban đầu đưa cho trẻ xem mấy loại bút như bút máy, bút bi và bút chì, chúng ta chỉ vào chiếc bút máy và nói với trẻ: “Đây là bút máy”. Bước tiếp theo, chúng ta đặt trước mặt trẻ cả ba loại bút và đặt câu hỏi: “Đâu là bút máy?” và để trẻ tự nhặt ra đúng chiếc bút máy. Bước cuối cùng là cầm bút máy lên và hỏi trẻ: “Đây là cái gì?”. Với việc đưa ra các dẫn dắt theo thứ tự “đây là…”, "cái nào là…”, "Cái này là gì” như trên được gọi là phương pháp rèn luyện năng lực tư duy “ba giai đoạn” đối với trẻ em.
Một số người có hỏi Giáo sư Hirakv về vấn đề đến lứa tuổi nào thì có thể dạy trẻ học chữ và làm toán. Họ thắc mắc với ông như sau: “Chúng tôi thấy đứa trẻ bên hàng xóm mới bốn tuổi đã có thể nhớ được mặt chữ cái, thé mà không hiểu sao con tôi cũng bằng tuổi ấy mà không được như thế? Liệu có phải trí tuệ của con tôi có năng lực thấp hay không?”. Nghe những thắc mắc này, Giáo sư Hirakv chợt nhận ra rằng rất nhiều ông bố bà mẹ cũng không thật hiểu biết về con cái mình.
Tốc độ phát triển trí tuệ của mỗi em nhỏ không hoàn toàn giống nhau. Có em bé độ hơn một tuổi nhưng nói năng khá trôi chảy, trong khi em nhỏ khác đến năm tuổi vẫn chưa nói được rành rọt. Sự khác biệt này là do tốc độ phát triển năng lực nói nhanh hay chậm ở từng em nhỏ. Như vậy, trong việc giáo dục trẻ em, điều đáng chú ý ban đầu là vấn đề tốc độ phát triển của các năng lực (không phải ở vấn đề trí tuệ của mỗi đứa trẻ có phẩm chất thông minh hay không) Đối với con nhỏ, bố mẹ nên hiểu rằng không có cái gọi là “sự thích hợp về thời gian” bắt đầu dạy cho con cái học hành một kiến thức nào đó. Điều quan trọng là trẻ có hứng thú hay không với kiến thức được học. Khi trẻ yêu thích và hứng thú, đó là lúc bắt đầu tốt nhất của sự học tập!
5. Tâm tình trò chuyện cùng con cái:
Các phóng viên khi tiến hành những cuộc điều tra, phỏng vấn thường có một bí quyết là không sử dụng các câu hỏi có đáp án trả lời “có” hoặc “không” để chất vấn đối phương.Chẳng hạn: “Bạn có phải là sinh viên của trường Đại học X không? ” “Có”, “Bạn có theo học hệ chính quy không? ” ” Có”, “Bạn có theo học chính quy không?” “Có”…Lý do là ví nếu thựchiện cách hỏi như vậy, người phóng viên ngoài “không”hoặc “có” sẽ chẳng lấy được thêm nhiều thông tin khác. Tình hình sẽ thay đổi nếu chúng ta sử dụng cách hỏi, chẳng hạn: “Bạn thấy trường Đại học X thế nào”. Đứng trước câu hỏi này,người trả lời nhất định phải thực hiện một quá trình huy động thông tin, kiến thức để đưa ra đáp án (thay vì việc chỉ cần phản xạ bằng “không” hoặc “có”). Vì nguyên do này, phỏng vấn đòi hỏi cả một nghệ thuật. Người “khéo kéo” là người biết đưa ra những câu hỏi mang tính chất dẫn dắt, những câu hỏi mà mọi người không thể dùng đưa ra một đáp án chính xác như nhau.
Qua tìm hiểu, Giáo sư Hirakv phát hiện ra một thực tế là các ông bố bà mẹ trong lúc trò chuyện với con cái thường hạn chế phạm vi phát ngôn của chính con cái mình. Ví dụ như nói: “Đằng kia có hòm thư không”. Cách hỏi tư duy của trẻ. Chúng ta nên đưa cho trẻ những câu hỏi mang nhiều tính chất gợi mở hơn, ví dụ như: "Con thấy nên thế nào…?” ” Vì sao…?” “Bao giờ thì…?” Đứng trước những câu hỏi mở, trẻ có điều kiện luyện tập năng lực tư duy cũng như khả năng diễn đạt của mình.
Khi trò chuyện cùng con cái, người lớn không chỉ cần biết đặt câu hỏi mà còn phải lắng nghe và giải đáp mọi thắc mắc của con.
Một số người cho rằng họ sẽ mất “cái uy” của người lớn nếu phải cuốn vào những câu chuyện của bọn trẻ. Đây là một nhìn nhận cần kịp thời thay đổi. Đặc biệt khi con trẻ đưa ra những câu hỏi “ngớ ngẩn”, người lớn chúng ta cũng không nên lớn tiếng cười bọn trẻ. Làm như vậy, trẻ sẽ dẽ hình thành cảm giác e dè, luôn sợ bị người khác chế nhạo.
Một lần khi ở Mỹ,Giáo sư Hirakv đã gặp câu chuyện sau đây trên đường. Một bé trai chừng bốn, năm tuổi đang cố kéo một người đàn ông lớn tuổi, râu tóc loà xoà lại và hỏi:
"Ông ơi, sao ông cứ đi chân đất vậy ạ? Ông không bị đau chân à?”
Người đàn ông dừng lại nhìn cậu bé con một lúc, sau đó từ từ nói với thằng bé như với một người lớn:
“Đây là triết học của ta. Ta không muốn đi giày vì ta muốn chạm bàn chân trên mặt đất”.
Nghe lời giải thích này, cậu bé dường như hiểu ta nhiều phần lắm, nó nói:
“À, thì ra đó là vì triết học!”
Rõ ràng là cuối cùng cậu bé này đã rất hiểu lời giải thích về “triết học” của người đàn ông lớn tuổi kia. Điều mà Giáo sư Hirakv muốn nhấn mạnh khi kể câu chuyện này là nếu chúng ta nghiêm túc trả lời bọn trẻ, bọn trẻ sẽ rất tự hào vì nhận thấy giá trị của những câu hỏi do chúng đặt ra.Ngược lại, nếu người lớn chỉ trả lời qua quýt cho xong chuyện, điều này lâu dần sẽ làm cho trẻ quen với sự bưng bít, dẫn đến tâm lý ngại thắc mắc, ngại hỏi.
Giáo sư Hirakv cũng lưu ý các bậc phụ huynh về cách giải đáp những thắc mắc của trẻ. Bố mẹ không nên với chuyện bản thân biết thì giảng giải chi li, với chuyện bản thân không biết thì thoái thác như kiểu “chuyện đó à, để sau bố sẽ nói cho con biết” hoặc “Đại khái chuyện là vậy vậy thôi…”
Ông cho rằng ngay cả với những vấn đề bố mẹ rất am hiểu, bố mẹ cũng không nên giảng giải tường tận đến chi li trẻ. Cách làm như vậy là lấy mất cơ hội tìm hiểu, khám phá và tư duy độc lập của trẻ.
Chỉ cần ba tuổi, trẻ có thể đặt cả dãy những câu hỏi “tại sao”,"vì sao”.Điều này chứng tỏ trẻ bắt đầu có biểu hiện của tinh thần ham hiểu biết,muốn khám phá.Khi con cái đến tuổi này, bố mẹ cần hết sức chú ý cách trả lời những thắc mắc của con cái, không những không thể trả lời cẩu thả mà phải hết sức thận trọng và phù hợp với trình độ nhận biết của trẻ. Ngoài ra,bố mẹ cũng cần tránh việc nguỵ biện, nói dối khi giải thích các thắc mắc con nêu ra. Giải đáp một cách khoa học, có logic, mục đích chính là để con nhận thức đúng sự vật. Tuy nhiên, bố mẹ cũng không nên đưa ra những lời giải đáp “chắc chắn như đinh đóng cột” – Điều này là chưa cần thiết với trẻ nhỏ.
Trong khi giải đáp,bố mẹ hãy cố gắng tạo ta những tình huống mang tính chất đối thoại bằng những lời gợi ý “nếu như”, tránh tình trạng bố mẹ thao thao bất tuyệt, con cái im lìm như ngồi nghe báo cáo.
Chẳng hạn, để giải thích cho con câu hỏi “Vì sao người ta phải đi ngủ vào buổi đêm”, bố mẹ có thể phỏng vấn bằng cách hỏi: “Nếu như con không đi ngủ thì sẽ ra sao”. Lúc này, trẻ sẽ phải tự tư duy để giải đáp được câu hỏi “vì sao người ta cần phải đi ngủ”. Bằng những câu hỏi mang tính chất “bắc cầu” của bố mẹ, trẻ có thể nhận thức dần dần vấn đề, chẳng hạn, “Nếu người ta không đi ngủ thì sẽ buồn ngủ”. “nếu không đi ngủ thì sẽ rất mệt”, “nếu không đi ngủ thì ban ngày sẽ không dậy được…"
6. Giảm nhẹ tâm lý gánh nặng tâm lý cho con:
Khi con trẻ cảm thấy ngột ngạt và nặng bề vì sức ép của học tập và thi cử, bố mẹ hãy là những người san sẻ và giảm bớt những gánh nặng này cho con cái.
Trong tình huống này, Giáo sư Hirakv hy vọng các bậc phụ huynh có thể tham khảo một số ý kiến sau đây.
Thông thường, khi thấy con cái chìm ngập trong bài vở và thi cử, bố mẹ hoặc nói: “Con cố gắng lên, rồi cũng sẽ học xong” hoặc "Bớt xem ti vi,bớt đọc truyện tranh đi”.. Theo Giáo sư Hirakv, bố mẹ hãy biết tôn trọng những biểu hiện tâm lý của con.
Một số trẻ em khi đi học luôn bị áp lực vì "Thành tích học tập”, đặc biệt khi đứng trước những kỳ thi. Ví dụ như trẻ phải giải quyết một lượng khoảng 300 bài tập trong vòng một tháng hoặc chỉ còn 3 ngày nữa là bắt đầu kỳ thi. Vì sức ép thời gian, trẻ cảm thấy nặng nề và chắc là chẳng có đủ bình tĩnh để cố gắng thực hiện sự ôn tập.
Trong tình huống này, người lớn hãy cố gắng thay đổi tâm lý của con trẻ. Trước mặt bọn trẻ, người lớn thay vì “hò hét” chúng ngồi vào bàn làm bài tập, hãy cố gắng thay đổi cách nói, chẳng hạn: “Mỗi ngày con chỉ làm 10 bài là sẽ xong thôi!”hoặc “Con còn những 72 tiếng đồng hồ hơn nữa cho việc ôn tập cơ!” Những điều này mặc dù vẫn là nói tới sự thực của khối lượng công việc bọn trẻ phải giải quyết nhưng lại có thể thay đổi ít nhiều cảm giác của bọn trẻ, từ việc nhận thấy “nhiều bài tập,ít thời gian” sang “ít bài tập hơn, nhiều thời gian hơn “.
Biện pháp như vật được Giáo sư Hirakv gọi là “hoán đổi tâm lý”.
Theo tự thuật của mình, cha của Giáo sư Hirakv là một người luôn luôn bận rộn. Vì thế, hai cha con ông thường ít có thời gian để gặp nhau. Tuy nhiên, đôi lúc họ cũng có những cuộc trò chuyện cùng nhau. Mỗi lần như vậy, người cha thường nói: “Bố biết con đang rất cố gắng, nhưng con cũng không thể vì thế mà huỷ hoại chính sức khoẻ của bản thân chứ!.” Nghe lời nhắc nhở của cha, ông Hirakv cảm thấy thực tế là mình đã chưa cố gắng làm việc hết sức đến như thế. Lời nói đầy tin tưởng của người cha có sức nặng đôi với ông, đó là động lực thôi thúc ông phải luôn cố gắng làm việc nhiều hơn nữa.
Giáo sư Hirakv nhận thấy nhiều bố mẹ lại có thái độ dường như ngược lại với tình huống trên. Cho dù trẻ đã rất nỗ lực nhưng bố mẹ chúng thường không mấy công nhận những cố gắng này. Không ít bố mẹ không những có thói quen quản lý con cái một cách gắt gao mà còn thường xuyên đặt ra những mệnh lệnh cho con trẻ. Nhìn từ góc độ những cuộc trò chuyện tâm tình giữa bốn mẹ với con cái, áp đặt mệnh lệnh là một hành vi phiến diện của bố mẹ và với điều đó, sự tôn trọng nhân cách, tính tự chủ của trẻ đã bị phủ định. Hoàn cảnh này là nguy cơ dẫn tới tư tưởng chống đối hay nghiêm trọng hơn là những hành vi phản kháng từ phía con trẻ. Chính vì vậy, theo Giáo sư Hirakv, các bậc phụ huynh nên chú ý hơn tới cách đưa ra yêu cầu với bọn trẻ, chẳng hạn có thể nói: “Con thử xem việc này có được không? Như thế nào?”. Điều những người làm bố làm mẹ hãy ghi nhớ là thay vì ra mệnh lệnh cho con cái, chúng ta hãy sử dụng một biện pháp hiệu quả hơn – đó là đưa ra những đề nghị. Những đề nghị của bố mẹ sẽ tốt hơn với việc bồi dưỡng năng lực tư duy, phẩm chất phán đoán của trẻ trong cuộc sống!
Đối với việc bồi dưỡng tư duy, tinh thần tự chủ của trẻ, người lớn chúng ta cũng cần cân nhắc nội dung của vấn đề cần đặt ra cho trẻ. Chúng ta hãy ghi nhớ – đừng nên đặt vấn đề với những câu nói có thể trở thành “tảng đá nặng” đối với tâm lý con trẻ ngay từ phút đầu của cuộc trò chuyện! Chẳng hạn, khi bạn thấy con mình đang mải chơi, đừng vội nói với trẻ rằng: “Con có thể cho bố (mẹ) biết con định học bài hay chơi đây?” Tại sao bạn không thể mở đầu với lời nói: “Hôm nay, mấy giờ con đi học bài?”
Cổ nhân thường nói “dục tốc bất đạt” – việc gì ta cần nhanh chóng thì khó thành công. Để giúp con có niềm say mê hứng thú với việc học tập, chúng ta cũng cần thời gian và sự kiên trì. Khi con bạn chán học, ngại học, bạn đừng nói với trẻ rằng: “Con đi học cho mẹ nhờ!…”. Những lời nói như thế chỉ làm trẻ càng thêm chán học và càng thêm nặng nề đối với sự học hành mà thôi! Trong trường hợp này, cách thức tốt hơn là chúng ta hãy đừng sử dụng những biện pháp trực tiếp để “ép” con cái học tập. Gián tiếp nhắc nhở, cùng với thời gian và sự kiên nhẫn của bố mẹ, đó mới là liệu pháp đúng đắn hơn cho những đứa trẻ đang chán học và ngại học.
7. Tránh để trẻ chịu áp lực về thành tích học tập:
Những đứa trẻ có những suy nghĩ về việc bản thân học kém các bạn khác thường đi vào tâm lý ngày càng chán học, ngại học. Đi vào phân tích kiểu tâm lý này, Giáo sư Hirakv nhận thấy nguyên do rất lớn nằm ở những tác động từ phía bố mẹ.
Một số trẻ nhỏ đột nhiên có hiện tượng sa sút trong học tập. Ở thời điểm này, nếu gặp phải sự trách mắng dù ít hay nhiều từ phía thầy cô giáo hoặc bố mẹ thì kết quả đối với trẻ chỉ là sự tồn thương ngày càng nghiêm trọng về tinh thần tích cực đối với học tập.
Khi trẻ đã ở vào hoàn cảnh này, không chỉ cảm thấy mất tự tin ở chính bản thân mà đối với cha mẹ, thầy cô giáo, trẻ hầu như cũng mất mát những chỗ dựa tinh thần. Lúc này, trách móc hay mắc phạt đối với trẻ đều chỉ có tác dụng ngược lại mà thôi! Đây là lúc trẻ gặp khó khăn, tại sao bố mẹ không trở thành những người giúp đỡ con trẻ? Những người làm bố mẹ hãy động viên con cái vượt qua sự buồn rầu về tình hình học tập trước mắt, phải giữ gìn và khuyến khích lòng tự tin của bản thân con trẻ, hãy nói với con:
“Bố mẹ rất tin con, chỉ cần con cố gắng, con sẽ thành công hơn!”
Đối với con trẻ, cho dù là học sinh học giỏi, luôn đạt những thành tích cao thì điều này cũng không có nghĩa là trẻ sẽ không bao giờ thất bại. Bố mẹ cần phải hiểu rõ điều này để xác định một thái độ hợp lý với con cái, không chỉ lúc con thành công mà ngay cả khi con thất bại.
Chúng ta cần nhìn nhận một sự thực rằng bị điểm kém đối với bản thân trẻ em đã là một điều không vui. Nếu khi đó, trẻ phải gánh chịu những lời chì chiết từ phía bố mẹ hoặc thầy cô giáo thì những sức ép này có nằm trong khả năng chịu đựng tâm lý của trẻ hay không?
Những gánh gặng tâm lý này nếu cứ chất chồng và tích tụ sẽ đẩy con trẻ đến tuyệt vọng với tương lai, không tin tưởng vào chính mình và tất cả. Để tránh cho con cái những tâm lý nặng nề không đáng có này, trách nhiệm lớn thuộc về bố mẹ.
Ví dụ, khi bố mẹ nhận được thông báo về tình trạng học tập sa sút của con cái, theo Giáo sư Hirakv, cần ứng xử như thế nào luôn là vấn đề khó khăn với phần đông những người làm bố làm mẹ.
Giáo sư Kirakv đưa ra một số lời khuyên với tình huống này:
Trước hết, bố mẹ cần xác định thái độ nhìn nhận thích hợp với thành tích học tập của con cái. Thông thường, khi thành tích học tập của con đạt xuất sắc chúng ta vô cùng vui vẻ, ngược lại, chúng ta buồn bã và lo âu nếu con cái học tập sa sút. Giáo sư Hirakv cho rằng với thành tích học tập của con cái, bố mẹ nên hiểu rằng con cái cũng có lúc thành công, cũng có khi thất bại . Vì thế, ngay cả khi thành tích học tập của con không tốt, chúng ta cũng không nên biểu hiện thái độ buồn bã hay trách móc con trẻ. Điều này để tránh cho con cái bạn không sa vào tâm lý mất tự tin trong cuộc sống cũng như tinh thần tích cực đối với học tập.
Khi con cái bạn bị điểm kém hoặc thi trượt, thay vì trách móc, bạn hãy cho con trẻ một cơ hội. Tại sao bạn không thể nói với con rằng: “Ai cũng có lần phải thất bại, và thất bại không có nghĩa là chấm hết tất cả”?…
Đối với những đứa trẻ chán học, vấn đề thành tích học tập lại càng trở thành gánh nặng hơn. Bởi vì, khi trẻ đã chán học thì chúng sẽ không học, và tất nhiên kéo theo đó là tình hình kết quả học tập ngày càng sa sút. Không những vậy, khi thành tích học tập sa sút, điều trẻ tiếp tục gánh chịu là sự tức giận của bố mẹ, sự trách mắng của thầy cô giáo. Những gánh nặng này làm trẻ luôn luôn bất ổn, càng lúc càng không tự tin và không có tâm sức để làm bất cứ công việc nào. Kết quả cuối cùng lại vẫn là tình trạng học tập chỉ càng thêm tồi tệ. Theo Giáo sư Hirakv, đây có thể được gọi là “một vòng tuần hoàn ác tính” điển hình ở những trẻ em chán học.
Khi trẻ đứng ở giữa tâm lý muốn học hay không muốn học, những “bình luận” của người lớn đối với bảng điểm của trẻ trở thành một áp lực lớn. Bố mẹ hãy cho con cái mình cơ hội để loại bỏ những áp lực này. Giáo sư Hirakv cho rằng nếu như chúng ta để trẻ thoát khỏi tình trạng tâm lý nặng nề mỗi khi phải nộp bảng điểm cho bố mẹ xem, nếu như chúng ta không cố xem bằng được bảng điểm của trẻ khi trẻ không chủ động đưa cho bố mẹ xem thì chắc chắn trẻ sẽ tự nguyện để chúng ta xem bảng điểm.
Theo sự phân tích của Giáo sư Hirakv, khi “khen” hoặc “chê” một sự việc nào đó, người ta chắc chắn phải có một tiêu chuẩn để đối sánh. Khi bố mẹ “chê” thành tích học tập của con là “tồi tệ” thì căn cứ ở đâu nếu không phải vẫn thường là đi so sánh với thành tích học tập của những đứa trẻ khác cùng lớp. Thế nhưng cùng một thành tích học tập này, có thể khi con bạn đứng ở lớp này là “kém” nhưng đứng ở một lớp học khác lại chưa hẳn bị coi là “kém”. Đây là một thực tế.
Hơn nữa, nếu lần này con bạn đạt điểm tối đa, nhưng lần kiểm tra sau, rất có thể trẻ sẽ không đạt được điểm tối đa như trước. Khi đó, nếu so với lần trước, có phải chúng ta sẽ nhìn nhận rằng trẻ đã học kém đi chăng?
Vì những điều này, theo Giáo sư Hirakv, khi con cái bị điểm kém, bố mẹ không nên trách mắng, chì chiết con cái, cũng không nên so sánh con với những đứa trẻ khác. Hơn nữa, bố mẹ cần tìm cách động viên, khích lệ con cái – “Đúng là điểm lần này của con không được tốt lắm, nhưng bố (mẹ) thấy rằng so với trước lúc kiểm tra, kiến thức của con đã nâng cao lên rất nhiều”… Trong những tình huống này, bố mẹ hãy nói lời cổ vũ con tiếp tục cố gắng, hãy để con hiểu rằng nó còn rất nhiều cơ hội khác nữa và điều cần làm nhất là phải nỗ lực hơn. Bạn đừng làm trẻ càng thêm mất tinh thần với việc học tập khi chúng bị điểm kém. Hãy giúp đỡ trẻ có con mắt nhìn về phía trước thay vì sự dằn vặt bởi một điểm kém, một kỳ thi trượt.
Một hiện tượng tâm lý khác thường có ở không ít trẻ em là suy nghĩ “cho dù mình có cố gắng thế nào đi nữa, mình cũng không thể học tốt hơn”. Nguyên do chủ yếu là vì các em thiếu tự tin vào chính bản thân. Lúc này, chúng ta cần cố gắng nói chuyện với trẻ, giúp trẻ nhận ra bản thân không phải hoàn toàn không có năng lực. Hãy để trẻ tin tưởng vào năng lực bản thân, đồng thời phải thể hiện cho trẻ biết rằng chúng ta cũng là những người luôn luôn tin tưởng ở những năng lực đó của trẻ.
8. Học tập từ những hoạt động đời thường:
Con trẻ cần được học tập ngay từ những hoạt động đời thường. Vì vậy, trong việc giảng dạy ở nhà trường, các thầy cô giáo cần hết sức lưu tâm tới vấn đề gắn kiến thức sách vở với thực tiễn.
Một giáo viên tiểu học khi giảng giải cho các học sinh về sản xuất dây chuyền trong nhà máy, đã cho phép các em được tự do đặt câu hỏi. Thầy giáo này cho biết anh đã gặp những câu hỏi hết sức bất ngờ, chẳng hạn như:
“Thưa thầy, khi người ta tiến hành sản xuất dây chuyền, nếu một người trong đó muốn đi vệ sinh thì sẽ ra sao ạ?”…
Đây là một thầy giáo rất coi trọng vấn đề thực tiễn trong giảng dạy, vì vây, anh đã không trả lời một cách lấp liếm trước những câu hỏi này. Anh bèn ghi chép lại toàn bộ những câu hỏi của các em học sinh trong lớp, viết thư gửi đến nhà máy sản xuất theo dây chuyền nhờ giải đáp. Nhà máy sau khi nhận được thư đã rất vui vẻ hồi đáp với những lời giải đáp cặn kẽ, tỉ mỉ.
Để giảng cho các học sinh về công việc của nhân viên ở bến xe, một thầy giáo khác tự mình đi mượn về một số dụng cụ, sau đó bố trí lớp học giống như một bến xe. Tiết học ngày hôm đó, các học sinh cảm thấy vô cùng hứng thú, nhiều em nhỏ quyết định sau buổi học sẽ ra bến xe để quan sát, tìm hiểu kỹ hơn về công việc của những nhân viên ở đây.
Nhờ phương pháp giảng dạy mang tính thiết thực cao, các học sinh đã nhìn nhận được giá trị thực tiễn và ý nghĩa của nhiều hoạt động đời sống mà các em bình thường, thậm chí không để ý, quan tâm đến.
Giáo dục trong gia đình cũng cần lưu tâm đến ý nghĩa thực tiễn. Hãy để con trẻ học tập ngay từ đời sống thường ngày! Chỉ cần bố mẹ chú ý kết hợp giữa thực tiễn với việc học tập của con thì dù trong những hoạt động rất nhỏ cũng có thể thu được hiệu quả cao. Đưa học tập gắn với thực tiễn không những có thể tạo cho trẻ nhiều cơ hội học tập hơn mà đối với những trẻ em chán học, đây cũng là một liệu pháp hữu ích.
Ví dụ, chúng ta có thể để trẻ tự hoạch định kế hoạch đi du lịch cho cả nhà, với sự hướng dẫn khéo léo của bố mẹ, chắc chắn trẻ sẽ tiếp thu được không ít kiến thức về địa lý. Chuẩn bị lên đuờng, bố mẹ hãy đề nghị trẻ đóng vai làm “hướng dẫn viên du lịch” để giới thiệu cho cả nhà nghe về nơi sắp đến nghỉ.
Trong suốt chuyến đi, bố mẹ có thể trao đôi trẻ nhiệm vụ “một người trưởng đoàn”. Với tính cách ưa hoạt động của con trẻ, trẻ nhất định sẽ hứng thú và cố gắng làm cho ra “một người trưởng đoàn” thực thụ. Điều đó có nghĩa là trẻ không chỉ vận dụng những kiến thức đã chuẩn bị từ nhà để giới thiệu điểm này, điểm kia về nơi nghỉ, mà còn phải luôn luôn quan sát, để ý mọi hoạt động liên quan đến hành trình, thậm chí sẽ còn rất nhớ lịch trình của chuyến đi!
Một nhà văn kể rằng nhiều năng lực của ông bây giờ là kết quả được bồi dưỡng từ ngày còn nhỏ. Khi mới học tiểu học, ông thường cùng bố cắt những mẩu báo hay để giữ lại. Đây cũng chính là điều kiện để ông sớm có thói quen quan tâm đến những vấn đề xã hội. Theo lời kể của ông, ngồi cắt những mẩu báo kông chỉ là một trò chơi thú vị mà còn được rèn luyện nhiều về khả năng đọc. Hơn nữa, việc làm này cho ông hiểu rằng người bố của mình vẫn không ngưừnghọc tập, không ngừng tích luỹ, đó thật sự là tấm gương sáng có tác động mạnh mẽ đối với ông ngay từ những ngày bé thơ.
Trường hợp trên đây chỉ ra cho chúng ta một phương pháp dạy trẻ khá hiệu quả – “bố mẹ hãy làm gương cho con cái”. Đối với con trẻ, những lời giáo huấn dù sâu sắc đến đâu cũng không có ảnh hưởng lớn bằng những tác động trực quan. Khi nhìn và cảm nhận thấy người cha, người mẹ của mình vẫn không ngừng cố gắng học tập, tích luỹ, một cách tự nhiên theo kiểu “cảm nhiễm”, trẻ sẽ hình thành ý thức đối với học tập cũng như tinh thần luôn luôn bền bỉ, phấn đấu trong học tập. Đây cũng là một cách thức bố mẹ giáo dục con thông qua thực tiễn. Theo Giáo sư Hirakv, phương pháp này rất thích hợp với những đứa trẻ còn đang chán học, ngại học.
Quan sát với Giáo sư Hirakv cũng cho biết một số phụ huynh cũng vì mong muốn cho con cái hiểu biết hơn đã giành nhiều thời gian đưa con đi thăm quan bảo tàng. Thế nhưng, nhiều trẻ em vẫn không tỏ ra mấy hứng thú khi đến bảo tàng. Lý do là vì nhiều bố mẹ nghĩ đơn giản rằng chỉ cần cho con đến bảo tàng là chúng sẽ hiểu biết nhiều hơn. Để con cái thực sự được đi tham quan bảo tàng, bố mẹ vừa phải là người hướng dẫn vừa phải là người khách đi cùng xem với con. Nếu như bố mẹ đưa con đến bảo tàng rồi bảo bọn trẻ tự đi xem thì trẻ cũng sẽ chẳng còn mấy hứng thú. Vì vậy, hãy thật sự cùng con đi thăm quan bảo tàng, chính bố mẹ hãy cho con trẻ thấy rằng bảo tàng đúng là rất thú vị và có ý nghĩa.
Trong cuộc sống thường ngày, chúng ta vẫn thường gặp tình huống, nếu cùng làm thì mọi người rất hào hứng, ngược lại, chỉ một mình thì thậm chí không muốn động chận, động tay. Cũng như vậy, đối với con trẻ, nhiều khả năng chúng có suy nghĩ rằng tại sao cả nhà chỉ mỗi mình nó phải học bài. Đây cũng là một kiểu suy nghĩ dẫn đến tâm lý nản học ở con trẻ, chúng ta có thể lợi dụng phương pháp “tập thể cùng làm”. Chẳng hạn, con bạn chán học, bạn hãy đề nghị cả nhà mỗi ngày cùng nhau dành 10 phút cho việc làm bài tập. Nếu cả nhà cùng làm, trẻ sẽ không có lý do nào để từ chối, thậm chí sẽ cảm thấy rất vui vẻ vì có cả bố và mẹ cùng làm với mình.
Ngoài ra, các nội dung con trẻ có thể học được từ đời sống hằng ngày đương nhiên không chỉ bó hẹp trong những kiến thức sách vở. Bạn hãy để trẻ làm một số công việc trong nhà như quét nhà, lau nhà, gấp quần áo… Những hoạt động này sẽ rèn luyện cho trẻ nhiều kỹ năng và những đức tính cần thiết trong cuộc sống. Đây không đơn thuần chỉ là con cái giúp đỡ cha mẹ mà còn là một cơ hội rèn luyện rất tốt đối với trẻ. Khi tham gia làm những công việc gia đình, trẻ sẽ dần biết cách thu xếp kế hoạch, cân đối giờ giấc giữa việc nhà và việc học. Ngoài ra, công việc này cũng giúp trẻ hình thành tinh thần trách nhiệm với gia đình cũng như tính kiên trì, nhẫn nại – bởi vì, đây là công việc được phân công trong gia đình và đương nhiên không thể không hoàn thành.
Ở một số gia đình, bố mẹ thường không để con cái giúp đỡ công việc nhà với lý do “Nó vụng về lắm, nó không làm đuợc đâu!”. Hoặc khi con cái tỏ ý muốn giúp đỡ, bố mẹ lại cho rằng bọn trẻ giúp đỡ chỉ càng thêm “quẩn chân vướng tay”… những cách nhìn nhận như thế thật rất nguy hại. Bởi vì, đó không còn là vấn đề có để trẻ làm việc nhà hay không mà đã vô tính tổn hại tới lòng tự tin, tinh thần tự chủ của con trẻ.
Nguồn sách: Phương pháp giáo dục thực tiễn Hirakv