Trong phần một chúng ta đã được biết đến 8 phương pháp giáo dục thực tiễn của Hirakv rồi. Hôm nay chúng tôi xin giới thiệu 8 phương pháp còn lại.
9. Nghệ thuật động viên con cái:
Để động viên, khích lệ người khác trong công việc, người Nhật Bản thường có thói quen sử dụng những khẩu hiệu kiểu như:
“Cố lên!” hoặc “Chúng ta hãy làm việc tốt nhé!”
Chẳng hạn, Giám đốc thường nói với nhân viên của mình:
“Tôi hy vọng các bạn sẽ cùng nhau cố gắng làm tốt công việc! Cùng cố gắng nhé!”…
Theo Giáo sư Hirakv, những lời động viên, khích lệ như vậy không có tác dụng nhiều lắm cho hiệu quả, năng suất làm việc. Tại sao thay vì nói những lời động viên viên suông, người ta không thử tìm cách đề cập thẳng đến công việc và mục đích cụ thể cần thực hiện? Khi đã rõ ràng về mục đích cũng như công việc, chắc chắn chúng ta sẽ phấn đấu một cách hiệu quả, có định hướng hơn.
Để động viên, khuyến khích con cái, bố mẹ cần nắm rõ từng hoàn cảnh cụ thể. Khi con đứng trước một kỳ thi quan trọng, bố mẹ không nên chỉ dừng ở việc nói mấy lời đại loại như: “Học đi con, con phải cố gắng mà học đi chứ!” Bố mẹ nên nhìn nhận sâu sắc hơn về tâm lý, tinh thần của con trẻ. Căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể, bố mẹ hãy giúp đỡ con hiểu rõ về mục tiêu cần phấn đấu trước mắt. Bên cạnh lời nói động viên, điều quan trọng là đề cập trực tiếp với con mục tiêu và công việc cụ thể. Như vậy, bạn đã định hướng và đặt nền tảng quan trọng cho những phấn đấu, nỗ lực của con cái mình.
Một phương diện khác của việc động viên, khuyến khích con cái là thái độ của cha mẹ khi con bị điểm kém, thi trượt hoặc gặp một thất bại nào đó trong cuộc sống. Trong trường hợp này, nguyên tắc thứ nhất là bố mẹ đừng bao giờ trách móc hoặc có những hành động gây thêm áp lực cho con và ngược lại, bố mẹ cũng không nên chỉ dừng ở việc nói con hãy cố gắng ở những lần sau.
Khi con cái gặp thất bại, bố mẹ hãy bình tĩnh và kiên nhẫn động viên con. Bạn có thể dùng những lời khích lệi để át dần tâm trạng rầu rĩ của con trẻ. Chẳng hạn:
“Bố nghĩ ai cũng có một đôi lần thất bại”.
“Con cũng không nền vì một lần thất bại mà cho rằng tất cả đã hết”.
“Mẹ nghĩ là chắc chắn con sẽ làm tốt hơn”.
“Không sao cả! Việc gì rồi cũng sẽ qua!”.
Những lời động viên của bố mẹ trong lúc này có tác động rất lớn.
Nó là cơ sở củng cố lòng tin, ý chí tiến thủ của con trẻ. Nó giúp trẻ lấy lại cân bằng tinh thần, dần rủ bỏ gánh nặng tâmk lý về thất bại vừa qua.
Tiếp sau những lời động viên an ủi, việc quan trọng hơn là bố mẹ phải nói chuyện thẳng thắn với con, giúp con phân tích một cách cụ thể nguyên nhân của thất bại. Chẳng hạn, một em bé có thành tích học tập khá tốt bõng chỉ đạt được 50 điểm (tương đương với điểm 5 ở nước ta) ở một bài kiểm tra.
Người lớn có thể cùng trẻ phân tích nguyên nhân, ví dụ như:
“Dù sao thì ta cũng bị điểm 50 rồi, bây giờ (bố mẹ) và con sẽ cùng nghĩ xem tại sao lại như vậy nhé! Trong bài kiểm tra này, con đã làm sai ở chỗ nào?… Chõ sai này là do con không hiểu rõ câu hỏi? Vì không nhớ ra kiến thức đó? Vì tính nhầm? Vì làm bài vội vàng quá?…"
Bố mẹ nên cùng con cái trò chuyện, bàn luận lại những lý do đã dẫn đến thất bại, cố gắng để con tự nói ra, tự nhìn nhận những vấp váp đã gặp phải. Tất cả những điều này sẽ giúp trẻ bình tĩnh hơn với thất bại, hiểu rõ hơn bản thân, từ đó có phương hướng rõ ràng để sửa chữa và phấn đấu trong những “thử thách” về sau.
Với vấn đề bố mẹ cần thiết phải cùng con cái trò chuyện, bàn bạc những lý do dẫn đến thất bại, Giáo sư Hirakv khuyên các bố mẹ cũng nên có thái độ ứng xử tương tự khi con đạt được thành công. Khi con cái thành công, tất nhiên, bố mẹ thường động viện khen ngợi. Theo Giáo sư Hirakv, sẽ là sáng suốt hơn nếu người lớn biết cùng con cái ngồi lại, thảo luận về những nguyên nhân đưa đến thành công của con. Đây mới thật sự là “kỹ năng” cổ vũ, khích lệ con cái tuyệt vời hơn cả!
Có một truyện cổ kể rằng: một vị tướng xuất thân từ gia đình mấy đời theo nghiệp binh đao. Đối với ông ta, chiến chinh và thắng lợi là đương nhiên trong cuộc đời. Có người ca tụng ông là vị tướng tài ba, có thể lưu danh sử sách. Nghe lời tán dương này, ông không mấy lưu tâm và cũng chẳng mấy phần vui vẻ thích thú. Lần khác, người ta khen ông có bộ râu thật đẹp. Ông đã tỏ ra vô cùng sung sướng vì điều này.
Trong câu chuyện trên, vị tướng vui sướng khi được khen về bộ râu là bởi dù không chủ định nhưng bản thân ông đã tự nhận thấy mình có một bộ râu đẹp. Đối với việc khen ngợi con trẻ, chúng ta không nên bỏ qua ý nghĩa này. Nếu bố mẹ ngợi khen vì điểm 10 tối đa con đã đạt được, trẻ sẽ có cảm giác điều này là “đương nhiên”, “chẳng còn gì phàn nàn”. Cứ như vậy, những lần sau khi lại đạt điểm 10, trẻ rất có thể bị rời vào tình trạng “giảm dần tinh thần muốn phấn đấu”. Chúng ta hãy thay đổi “thói quen” ngợi khen này. Chẳng hạn, đừng chờ đến khi con mình đạt được điểm số cao nhất hoặc đứng đầu một kỳ thi, bạn mới có một lời khen ngợi. Hãy quan sát và chọn thời điểm để lời khen của bạn có hiệu quả nhất với con, thậm chí có khi chỉ là:
“Hôm nay ai cũng mệt mỏi cả, thế mà con vẫn ngồi học chăm chỉ cả hai tiếng đồng hồ!”
Bố mẹ hãy “đọc sách” khen ngợi con cái – đó là lời khuyên của Giáo sư Hirakv. Thế nhưng, sự thực là không ít bố mẹ dã phải thừa nhận:
“Không hiểu tại sao tôi có thể nghĩ ra nhiều thứ để trách mắng con mình khi nó phạm lỗi. Thế mà đến lúc nó làm tốt việc gì, tôi muốn nói mấy lời khen ngợi nhưng lại chẳng biết nói thế nào…”.
Lại có những ông bố bà mẹ cho rằng “khen ngợi con cái” chẳng phải là một chuyện khó thực hiện. Khi khen ngợi khả năng vẽ tranh của con mình, có những bố mẹ thường nói: “Tranh con vẽ tuyệt vời, cứ như là hoạ sỹ chuyên nghiệp ấy”. Giáo sư Hirakv cho rằng đối với việc khen ngợi con cái, không nên sử dụng những hình thức khoa trương như vậy. Khen ngợi là cả một nghệ thuật. Mục đích của việc khen ngợi là để củng cố và nâng cao lòng tự tin, tinh thần tự ý thức giá trị bản thân ở trẻ em. Ví như khi khen ngợi một bức tranh của con, bạn hãy đề cập một cách cụ thể và trực tiếp: “Bức tranh này, con chọn màu sắc bầu trời rất ấn tượng” hoặc “Con vẽ bố, giống nhất là đôi mắt đấy”… Thêm vào đó, bạn cũng không nên chỉ nhìn vào “kết quả” của ban thân bức tranh mà đánh giá, bình luận. Bạn hãy gợi mở về việc so sánh năng lực hội hoạ thể hiện ở bức tranh này so với những bức tranh trước của con – “Bức tranh này có tiến bộ đấy! Con nhìn cái lá cây này vẽ đã giống hơn trước, đúng không?”… Khi bạn giữ thái độ cẩn trọng, tỉ mỉ xem xét để đưa ra nhận xét, khen ngợi về thành quả làm việc của con, con trẻ sẽ tin tưởng và tiếp thu đuợc nhiều hơn ý nghĩa từ những nhận xét, lời khen ngợi này.
10. Nghệ thuật phê bình con cái:
Đối với vấn đề cha mẹ phê bình con cái, quan điểm của Giáo sư Hirakv cho rằng đây là việc làm cần thiết. Theo ông, những đứa trẻ không từng bị bố mẹ phê bình trong gia đình, đến khi ra làm việc ngoài xã hội thường dễ rơi vào tình trạng như: vừa gặp phải sự phê bình của cấp trên lập tức cảm thấy tất cả sụp đổ, tư tưởng mất phương hướng, hành động đi vào tiêu cực bằng cách nộp đơn xin thôi việc…
Bố mẹ nên phê bình con cái. Phê bình có những tác dụng giáo dục riêng. Thông qua sự phê bình của bố mẹ, trẻ có thể nhận thức đúng sai, hiểu được mặt tích cực hay tiêu cực của vấn đề. Khi trẻ mắc lỗi, nếu bố mẹ đương nhiên bỏ mặc thì coi như chưa làm tròn trách nhiệm của người bố, người mẹ. Điều khó khăn là trong phê bình con cái, bố mẹ phải luôn luôn có thái độ cẩn trọng và nghiêm túc, không những không thể tuỳ tiện quát mắng con cái vô lý mà còn cần những cách thức nói năng sao cho trẻ nhận thức được vấn đề thay vì hình thành tâm lý chán ghét, ứng phó, chống đối bố mẹ. Khi đã phê bình con cái, bố mẹ phải rõ ràng về lập trường, đúng là đúng, sai là sai, phải hợp tình, hợp lý và có sức thuyết phục. Hãy để con cái thật sự tôn trọng và kính phục khi “được” lắng nghe những lời phê bình của bố mẹ!
Để có thể vừa giúp con nhận thức ra và sửa chữa những sai lầm, đồng thời không làm tổn thương đến lòng tự trọng của con, đối với tất cả những người làm bố, làm mẹ, đòi hỏi cả một “nghệ thuật” trong phê bình.
Trước hết, khi phê bình con cái, bạn hãy giữ thái độ nghiêm trang, nói chuyện với con bằng lý lẽ mà không phải bằng những lời chì chiết.
Quan điểm, lập trường của bạn phải trước sau như một trong suốt câu chuyện. Bản thân “phê bình” có giá trị giáo dục nhưng nếu bạn phê bình con cái một cách hồ đồ thì kết quả dẫn tới sẽ rất không hay. Thêm vào đó, cùng một sự việc, nếu hôm nay bạn ngăn cấm, phê bình con, ngày mai bạn lại cho phép, như thế không những bạn đã không rõ ràng về quan điểm mà đối với trẻ, việc nào đúng, việc nào sau cũng trở nên rất mơ hồ.
Nguyên tắc thứ đến trong phê bình con cái là cách phê bình, mức độ phê bình thoả đáng, hợp lý. Giáo sư Hirakv dẫn một ví dụ về một em nhỏ ở tuổi học trung học như sau: vì cho rằng những nội quy của nhà trường là quá khắt khe, cậu bé này đã rủ một số bạn khác phá hoại, gây mất trật tự ở khu ký túc xá. Sau khi gây ra vụ việc, mấy cậu bé quyết định sẽ bỏ học. Biết câu chuyện, thầy Hiệu trưởng đích thân gọi mấy cậu học sinh đã gây lộn xộn trong trường lên phòng của mình. Thầy Hiệu trưởng rưng rưng nước mắt nói với mấy cậu bé: “Thầy thấy những việc các em làm thật đáng trách vô cùng. Nhưng lúc này, thầy không muốn nói điều gì cả. Thầy nghĩ chắc các em cũng đang phải suy nghĩ lại về hành động của mình, đúng không? Thầy hy vọng rằng các em sẽ suy nghĩ lại về những hành động đó”.
Thái độ phê bình nhưng là với tinh thần rộng lượng, kêu gọi sự nghĩ lại của thầy Hiệu trưởng đối với những học sinh trung học này đã có tác động vô cùng mạnh mẽ. Sau lời nói của thầy Hiệu trưởng, những cậu học sinh này đã thôi ý định bỏ học, không những nhận thức được những hành vi sai phạm mà còn hết sức cố gắng để sửa chữa lỗi lầm, rèn luyện bản thân.
Như vậy, vấn đề không phải ở “phê bình con trẻ” mà “làm thế nào để phê bình có tác dụng tối ưu nhất”. Phê bình nghĩa là muốn thay đổi suy nghĩ, thái độ cho đến hành động của đối tượng. Nếu như người nghe phê bình chỉ cảm thấy như “vào tai này, ra tai kia” thì những lời phê bình coi như mất giá trị. Với con trẻ, những điều này càng quan trọng. Khi chúng ta thật lòng phê bình con trẻ, ngay đến âm sắc giọng nói cũng nên nhẹ nhàng, thái độ, nét mặt nên từ tốn, nghiêm trang. Khi thực hiện việc “phê bình”, điều chúng ta muốn đưa đến cho bọn trẻ không phải là sự chì chiết mà là thái độ đúng đắn, có lý lẽ, có sức thuyết phục. Giáo sư Hirakv còn rất chi tiết với lời khuyên các bậc phụ huynh nên “ở tư thế đứng” khi tiến hành phê bình con trẻ. Ông cho rằng “đứng” là tư thế nghiêm trang, tạo sức nặng “chính nghĩa” cho hành động phê bình!
Ngoài ra, các bậc phụ huynh cũng nên lưu ý đến không khí trước khi thực hiện “phê bình”. Không nên gây căng thẳng cho cuộc nói chuyện ngay từ phút đầu bằng những mệnh lệnh, những lời quát tháo “phủ đầu”. Thay vì thế, bố mẹ hãy cố gắt bắt đầu bằng những lý lẽ con trẻ dễ chấp nhận, dễ đồng tình. Bố mẹ càng tạo được tâm lý “lắng nghe, chịu nghe” ở con trẻ bao nhiêu thì sự phê bình sau đó càng có kết quả bấy nhiêu. Mỗi lúc con trẻ gây ra một sai lần nào đó, sự việc chắc chắn cũng có những nguyên do ít nhiều. Vì thế, trước khi thực hiện phê bình, bố mẹ cũng nên để con cái tự nói lên những lý do về hành động sai phạm của chính bản thân chúng. Như thế, bố mẹ không chỉ tránh được tính chủ quan trong phê bình mà còn có cơ hội tìm những điểm dựa tâm lí của con để tiến hành phê bình hiệu quả hơn.
11. Làm gì khi con mắc lỗi:
Không ít người cho rằng, nếu con cái mắc khuyết điểm nhỏ, có thể không cần phê bình, chỉ cần phê bình con khi phạm sai lầm lớn. Theo Giáo sư Hirakv, thái độ ứng xử đúng đắn và khoa học lại hoàn toàn ngược lại.
Nhớ lại thời học trung học, bản thân ông Hirakv cũng từng thể nghiệm qua những điều này. Một lần, khi thầy giáo trả bài kiểm tra, Hirakv nhận được một điểm số rất thấp. Hirakv vô cùng ngạc nhiên vì Hirakv nhớ rằng bài kiểm tra này mình đã làm rất tốt. Sau khi xem lại toàn bộ bài kiểm tra, Hirkv mới biết lý do là vì Hirakv đã làm sai một con tính. Nhận xét về kết quả bài kiểm tra này, thầy giáo nói với cả lớp của Hirakv: “Khi chấm bài, thầy thấy các em còn rất cẩu thả. Có bài làm đúng đến quá nửa rồi nhưng lại viết sai đáp số. Nhiều bài làm phạm những lỗi sai không đáng có. Thầy yêu cầu tất cả các em phải sửa chữa ngay những sự cẩu thả này. Bằng không, sau này các em sẽ trở thành những người luôn luôn bất cẩn, làm việc gì cũng có thể dẫn đến sai lầm vì thói quen cẩu thả của bản thân”.
Điều thầy giáo của Hirakv muốn khuyên răn các học trò của mình là người ta hay xem thường những sai lầm lặt vặt vì nghĩ rằng nó không mấy tai hại. Thế nhưng, cũng chính vì coi thường những cái sai nhỏ mà sau đó người ta đã mắc nhiều lỗi lầm lớn.
Chúng ta đều hiểu rằng năng lực phán đoán của trẻ chưa thể chín chắn như người lớn.
Đó là vì lý do vì sao bọn trẻ hay mắc lỗi. Song, cho dù là trẻ nhỏ, chúng vẫn có khả năng phán đoán đúng, sai. Nếu mắc phải những sai lầm nghiêm trọng, bọn trẻ chắc chắn cũng cảm thấy buồn bã, cắn dứt. Nhưng vì năng lực phán đoán này chưa hoàn toàn trưởng thành nên bọn trẻ hầu như không thể tự phân tích đến ngọn nguồn những lý do dẫn đến sai lầm của bản thân.
Mặt khác, tồn tại một hiện tượng tâm lý phổ biến (ở cả người lớn cũng như trẻ em) là dẫu biết sai nhưng nếu bị người khách “vạch lỗi” thì tự nhiên nảy sinh phản cảm, thậm chí có tâm lý đẩy cái sai đến chỗ càng sai hơn. Ngay đối với các em ở độ tuổi học sinh trung học, nếu người lớn có vài lời nhắc nhở về chuyện học hành, các em cũng có thể có phản ứng không thoải mái lắm với ý nghĩ “chuyện đó thì con biết rồi, tại sao cứ nhắc đi, nhắc lại nhiều thế?”… Sau những lời nhắc nhở của bố mẹ, tình hình cũng không mấy thay đổi, các em nhỏ mải chơi vẫn hoàn mải chơi!
Theo Giáo sư Hirakv, khi con trẻ phạm sai lầm, bố mẹ không nên nhắc đi, nhắc lại lỗi sai của trẻ. Trẻ cần được một khoảng thời gian nhất định để tự nhìn nhận lỗi lầm. Khi con đã bình tĩnh hơn, bố mẹ hãy yêu cầu con tự nói lại một cách tỷ mỉ toàn bộ sự việc. Lắng nghe trẻ trình bày, vừa để trẻ tự nhận thức đúng sai, bố mẹ vừa tiến hành uốn nắn.
Nếu trẻ mắc những sai lầm không nghiêm trọng, bố mẹ phải tuỳ từng tình huống để nhắc nhở, phê bình. Khi con trẻ chưa hoàn toàn nhận thức đúng đắn lỗi sai của mình, bố mẹ phải kịp thời uốn nắn, nếu không, khuyết điểm nhỏ có thể sai lầm lớn.
Điều đáng chú ý là thái độ của bố mẹ trong lúc phê bình, uốn nắn con trẻ. Một số bố mẹ vì “xót con” nên thường kết thúc phê bình con cái bằng những lời xin lỗi:
“Vừa rồi là mẹ không tốt” hay “Vừa xong bố nóng quá!”
Đây là một khuyết điểm rất cần được các ông bố bà mẹ rút kinh nghiệm. Cách ứng xử này của người lớn không những không đạt được mục đích giáo dục của “phê bình” mà còn làm con trẻ cảm thấy mơ hồ giữa đúng và sai. Bố mẹ mắc trách con cái rồi lại xin lỗi con cái, cuối cùng thì ai đúng ai sai?
Tất nhiên, chúng ta cũng không hoàn toàn loại trừ khả năng người lớn đôi khi cũng không kìm nổi sự tức giận trước những sai lầm của con. Trong trường hợp đó, nếu đã trách mắng, phê bình con cái, bạn có thể nói xin lỗi con. Song, kèm theo lời xin lỗi, bạn cần nói rõ lý do xin lỗi con không phải vì bố mẹ đã phê bình hay trách mắng oan cho con mà thực tế việc con bị phê bình là hoàn toàn đúng.
Phê bình, trách mắng con cái không phải là “đặc quyền” của bố mẹ mà thực sự là một “trách nhiệm”. Và trách nhiệm này chỉ hoàn thành khi bố mẹ biết rõ con cái đã thực sự sửa đổi sai lầm sau những phê bình, trách mắng của mình.
12. Để con trẻ nói lên cách nghĩ của bản thân:
Khá nhiều phụ huynh học sinh từng nói với Giáo sư Hirakv:
“Chúng tôi thấy rất khó khăn vì nhiều lúc chẳng biết bọn trẻ muốn nói cái gì”.
Sau nhiều quan sát và phân tích, Giáo sư Hirakv phát hiện ra rằng vấn đề không phải ở bọn trẻ mà ở bản thân người lớn. Trong những cuộc trò chuyện, không ít bố mẹ thường không đủ kiên nhẫn lắng nghe những lời con trẻ, họ thường gắt lên bằng những câu nói:
“Nhanh lên! Con muốn nói gì hả? Con làm bố (mẹ) chẳng hiểu gì cả”.
Bố mẹ luôn yêu cầu con phải nói rõ ràng câu chuyện, nhưng đây lại là một kỹ năng không thể tự nhiên hình thành. Đó là chưa nói đến những đứa trẻ vốn nhút nhát, ít tiếp xúc với bên ngoài, để trình bày rõ ràng một vấn đề, hoàn toàn không phải một việc dễ dàng. Hơn nữa, bố mẹ thường không kiên nhẫn lắng nghe và thêm vào những lời hối thúc “khó nghe”. Trong tình cảnh đó, con trẻ sẽ càng thêm khó khăn để nói ra được vấn đề của mình.
Muốn con trẻ nói lên được những suy nghĩ của bản thân, người lớn hãy để trẻ cảm thấy “thích” được tâm sự và phải thoải mái về tâm lý. Bố mẹ nên lắng nghe con với thái độ chăm chú và biểu thị đồng tình, có thể chỉ là những cái gật đầu, những lời nói đệm: “Thế à”, “Ừ, con nói tiếp đi”… Những cử chỉ rất nhỏ này giúp con cảm thấy tự tin hơn và tin tưởng bố mẹ đang rất lắng nghe và quan tâm đến vấn đề của mình.
Đôi khi, chúng ta thường gặp các bà mẹ luôn than thở rằng:
“Cháu nhà tôi học lớp bốn, lớp năm rồi mà ăn không nên đọi, nói chẳng nên lời. Thật không biết làm sao cả!”.
Giáo sư Hirakv cho rằng hiện tượng trẻ cảm thấy khó khăn trong diễn đạt chủ yếu vì thiếu tự tin.
Hơn nữa, chúng ta cũng cần lưu tâm đến đặc điểm về tâm lý lứa tuổi. Trẻ em cùng độ tuổi, thường thường khả năng diễn đạt ở bé gái tốt hơn ở bé trai.
Để cải thiện tình hình này, điểm mấu chốt là bố mẹ phải giúp con tạo dựng sự tự tin. Khi con muốn nói, hãy khuyến khích con và kiên trì lắng nghe. Bạn đừng cắt ngang lời con trẻ, đừng vì sốt ruột với sự ấp úng, dài dòng trong diễn đạt của con mà vội nói thay, nói át đi. Bố mẹ nên để cho con được trình bày hết suy nghĩ, sau đó bằng cách nhắc lại một cách tế nhị, hãy uốn nắn những chỗ diễn đạt sai của con. Chẳng hạn: “Việc con muốn nói, bố (mẹ) đã hiểu rồi. Ý của con là… Con định nói là…”. Với cách thức này, con trẻ dần dần tiếp thu và ghi nhớ được những cách diễn đạt đúng, trong trường hợp này phải dùng từ này, trong trường hợp kia nên nói thế kia… Giáo sư Hirakv còn nhấn mạnh, ngay cả trường hợp con bạn trình bày một quan điểm lệch lạc, một ý kiến sai thì ngoài uốn nắn về tư tưởng, bạn cũng không nên bỏ qua việc sửa chữa những lỗi diễn đạt của con.
Liên quan đến khả năng diễn đạt, việc phản bác ý kiến của người khác trong tranh luận cũng là yêu cầu khá phức tạp. Đối với con trẻ, điều này càng khó khăn và có quan hệ tới khả năng sáng tạo.
Nhà bác học vĩ đại trên thế giới – Einstein, tác giả của Học thuyết tương đối nổi tiếng trên thế giới từng khẳng định nguyên tắc sống của ông là:
“Phải luôn luôn có những kiến giải riêng của bản thân, những kiến giải độc đáo và không giống ai bao giờ”.
Có thể nói, mọi sự sáng tạo đều bắt đầu từ khả năng suy nghĩ độc lập và “chịu khó” phản bác ý kiến của người khác. Vì vậy, nếu trẻ muốn trình bày những ý kiến riêng của bản thân, bất luận thế nào, bạn hãy tôn trọng và khuyến khích.
Thói quen và năng lực độc lập suy nghĩ thể hiện tính tự chủ cao trong tư duy. Thế nhưng, nhiều người lại quan niệm rằng quá tự tin vào ý kiến của bản thân là chủ quan chủ nghĩa. Vì thế, khi trẻ không thích chơi những đồ chơi bố mẹ mua cho thì bị coi là “lắm chuyện”, khi không nhất nhất làm theo điều bố mẹ dặn thường bị bảo là “cứng đầu, cứng cổ”…
Giáo sư Hirakv cho rằng bố mẹ không thừa nhận con cái cần có ý kiến riêng nghĩa là đã xâm phạm sự phát triển tự nhiên của con trẻ. Hậu quả của điều này là bạn có thể biến con mình thành kiểu “gió thổi chiều nào xoay chiều đó”. Chúng ta có thể hiểu rõ điều này khi quan sát cách ứng xử trong những gia đình người Pháp.
Ở Pháp, người có thói quen tán đồng ý kiến của người khác sẽ bị coi là hạng ngốc ngếch. Trong các gia đình Pháp, ý kiến của con trẻ rất được tôn trọng, cho dù có thể ý kiến đó còn khờ khạo hoặc ấu trĩ. Bố mẹ không đưa ra những ý kiến áp đặt mà luôn luon trên cơ sở lắng nghe ý kiến của con để cùng con thảo luận mọi vấn đề.
Thái độ ứng xử giáo dục này rất đáng để chúng ta học tập. Cho dù ý kiến của bọn trẻ còn sai lệch thì bố mẹ vẫn nên động viên trả phát biểu, động viên trẻ tự chủ suy nghĩ. Bố mẹ chỉ làm nhiệm vụ điều chỉnh, sửa chữa những suy nghĩ sai của con, nhất quyết đừng “suy nghĩ hộ” bọn trẻ. Hãy để con trẻ độc lập suy nghĩ và tự do phát biểu ý kiến của bản thân – đó là con đường đúng đắn để bồi dưỡng năng lực tư duy và khả năng sáng tạo của trẻ.
13. Bao bọc không có lợi cho trẻ:
Trẻ không từng được rèn luyện qua những nguy hiểm nhỏ sẽ không thể vượt qua những sóng gió, nguy hiểm lớn của cuộc đời – đó là lời cảnh báo của Giáo sư Hirakv với những ông bố bà mẹ quá bao bọc và nuông chiều con cái.
Ngày nay, hầu như trong mọi gia đình có con nhỏ “dùng dao” cũng trở thành điều cấm kỵ với con trẻ. Trẻ không dùng dao để gọt bút chì vì đã có dụng cụ gọt bút chì. Nhiều đồ chơi của trẻ chủ yếu làm bằng chất liệu nhựa. Có thể thấy môi trường sống của trẻ nhỏ đã được bảo vệ an toàn và biệt lập với mọi nguy hiểm như thế nào.
Thế nhưng, nếu đứng ở góc độ bên kia để nhìn nhận vấn đề, chúng ta thấy rằng một khi trẻ hoàn toàn không có khái niệm “đương đầu với hiểm nguy” thì năng lực này của trẻ cũng tiêu biến. Điều này khẳng định như vậy có vẻ quá phóng đại nhưng bạn hãy thử theo dõi phân tích sau đây của Giáo sư Hirakv:
Ví như con trẻ thường rất thích trèo cây. Theo cách nhìn nhận của bố mẹ, con trẻ trèo cây là một hành động vô cùng nguy hiểm. Song, đây là một nguy hiểm thật sự “có giá trị” với bọn trẻ. Khi trẻ nhìn thấy cái cây muốn trèo lên, tất nhiên trong đầu óc phải hình thành phán đoán “cây này mình có thể trèo lên được không?”. Tiếp đến, trẻ bắt đầu tư duy xem nên trèo lên bắt đầu từ cành cây nào và đến cành cây nào vẫn giữ được trọng lượng cơ thể mình. Chỉ sau khi đã hình thành những tính toán như thế, trẻ mới thực hiện hành động trèo cây cụ thể. Tất nhiên, hoàn toàn có khả năng trẻ bị ngã khi trèo cây. Đó là vì những tính toán ban đầu của bản thân trẻ đã không ăn khớp với thực tế. Nếu bị ngã, trẻ coi như “thất bại”. Trẻ học được kinh nghiệm từ mặt tiêu cực của vấn đề (sự việc thất bại).
Có thể thấy, trong khi quá lo lắng đến “sự an toàn”, bố mẹ đã vô tình lấn át năng lực tự lập, năng lực tự xoay sở trong cuộc sống của con. Quan sát những em bé trong tuổi tập đi, ban đầu không tránh khỏi bị ngã, sau đó dần dần học được cách giữ thăng bằng cơ thể và có những bước đi vội vàng.
Nếu những lúc bé bị ngã, bố mẹ vội chạy ra đỡ dậy, trẻ không chỉ mất nhiều thời gian tập đi hơn mà còn hình thành thói quen chờ đợi người đỡ dậy mỗi lần vấp ngã. Tuy nhiên, mọi điều vừa trình bày không có nghĩa là bố mẹ để mặc con cái “mạo hiểm”. Tuỳ hoàn cảnh, bố mẹ nên tự cân nhắc mức độ nguy hiểm con trẻ cần thể nghiệm, trong đó có những trường hợp phải bằng mọi cách “biệt lập” trẻ với nguy hiểm.
Theo tham khảo của Giáo sư Hirakv, phương pháp “để con trẻ ra ngoài một mình” của ông Kohikan rất đáng để chúng ta học tập. Ông Kokihan từng nghĩ rằng một đứa trẻ ba tuổi thì không thể một mình đi ra. Nhưng sau đó, ông đã quyết định kiểm nghiệm lại quan điểm này. Ông thực hiện “theo dõi” một em bé ba tuổi sẽ xoay sở như thế nào khi đi ra ngoài một mình. Kết quả chứng minh em bé hoàn toàn có khả năng nhớ đường đi và giữ an toàn cho bản thân. Từ đó, ông hình thành ý tưởng xây dựng phương pháp giáo dục trẻ nhỏ với nội dung “để con trẻ tự đi ra ngoài”. Lần khác, ông đã nhờ một em nhỏ học lớp một đi ra bưu điện Tokyo gửi điện thư ra nước ngoài. Trước khi để em bé đi, ông dặn:
“Nếu cháu muốn đi đâu thì cứ đi, khi cần hỏi đường thì tốt nhất nên hỏi các chú cảnh sát”.
Đồng thời, ông còn khuyến khích em bé này khi trở về có thể đi đường khác lúc đi. Em bé này về sau tiếp tục dạy dỗ theo phương pháp của ông Kohikan. Kết quả là tới năm lớp bốn, em đã tự đi mua vé tàu, tự đi đặt bàn ăn ở nhà hàng và đáng ngạc nhiên là đã một mình ra nước ngoài du lịch.
Giáo sư Hirakv cho rằng phương pháp giáo dục của ông Kohikan có nhiều ý tưởng hay nhưng không dễ thực hiện. Bởi vì, sử dụng phương pháp này, chúng ta phải tính trước khả năng an toàn tuyệt đối cho các em nhỏ, ngay cả tình huống trẻ “thất bại” (như bị lạc đường, bị ngã trên đường đi…).
Bản thân Giáo sư Hirakv đã có lần từng áp dụng phương pháp này. Một lần, ông đưa học sinh đi thăm quan ngoại khóa. Theo yêu cầu của ông, các học sinh sẽ tự đi và tập trung tại khu nhà trọ nơi thăm quan. Các học sinh phải tự lập kế hoạch, thời gian và lựa chọn phương tiện để đến điểm tập trung. Tất nhiên, một số học sinh trong đoàn đã đến muộn vì lên nhầm xe bus nhưng thông qua lần tập huấn này, các em đã thu được nhiều kinh nghiệm với việc tự xoay sở ở bên ngoài.
Để con trẻ tiếp cận với một số “công việc có tính chất nguy hiểm nhất định” là điều cần thiết. Giáo sư Hirakv từng chứng kiến một em nhỏ học lớp sáu vì nghịch diêm nên đã gây ra hoả hoạn. Nguyên do là vì học sinh này chưa từng bao giờ được cầm một que diêm cho tới tiết thực hành vật lý. Sau tiết học đó, em bé này cảm thấy vô cùng lạ lẫm nên đã lấy diêm và lửa làm đồ chơi. Kết quả thật tai hại như chúng ta đã biết!
Trong trường học của Giáo sư Hirakv, trẻ em lớp hai được yêu cầu sử dụng diêm, giấy báo và củi khô để nhóm bếp ngoài vườn nấu cơm và hâm rượu Sakê. Khi tiến hành bài học này, Giáo sư Hirakv đã gặp rất nhiều trường hợp ngoài dự tính, chẳng hạn có em không biết quẹt diêm, có em sợ lửa đến phát khóc, có em quẹt diêm ra lả nhưng lại đốt trực tiếp vào củi nên cuối cùng vẫn không nhóm được bếp…
Ngày nay, trẻ em được sống trong cuộc sống hiện đại với bếp gas, bếp điện. Việc các em không biết đánh lửa nhóm bếp cũng là chuyện thường tình. Thêm vào đó, quan niệm cho rằng “lửa nguy hiểm và tốt hơn cả là không nên để trẻ con động chạm tới” của nhiều bố mẹ cũng càng lấy đi những cơ hội để trẻ rèn luyện chút thao tác tưởng như rất đơn giản này. “Đốt lửa” chỉ là một trong nhiều thao tác cơ bản mà trẻ em bây giờ hầu như không được biết tới. Giáo sư Hirakv cho rằng để trẻ rèn luyện những thao tác tương tự như vậy là hết sức quan trọng. Qua đó, các em không chỉ biết được một số kỹ năng, thao tác, mà quan trọng nhất là học được cách tự xoay sử trong mọi tình huống. Để cải thiện tình hình này, Giáo sư Hirakv kiến nghị một phương pháp không quá khó khăn trong thực hiện, đó là hãy đưa con trẻ đi du lịch, đi dã ngoài thường xuyên hơn.
14. Cho phép con thất bại:
Là nhà sản xuất xe hơi, xe máy, người ta lập Công ty Honda nổi tiếng toàn thế giới nhưng ông Honda Soichiro có một thời đi học khá trái ngược. Khi là học sinh tiểu học, Honda thường đứng cuối lớp về học lực. Với mọi công việc khác, Honda thường cũng không thực hiện được, gần như chạm vào việc nào thì việc đó thất bại. Mặc dù vậy, sau này chính ông đã thừa nhận những năm tháng “hậu đậu” đó là lý do để ông có được đầu óc năng động và sáng tạo như ngày nay. Ông nói:
“Với mỗi công việc, nếu bạn tự bắt tay vào làm, bạn sẽ hiểu được giá trị cũng như tác dụng của nó khác nhiều lần so với việc chỉ đứng trông người ta làm…”.
Rất tâm đắc với quan niệm này, Giáo sư Hirakv khuyên các bậc phụ huynh học sinh đừng chỉ đứng nhìn thất bại của con cái, tốt hơn là hãy suy nghĩ mặt lợi hại của những thất bại ấy.
Mỗi con người trong quá trình lớn lên, trưởng thành đều không thể tránh khỏi đôi lần thất bại. Tất nhiên cũng có những đứa trẻ gặp nhiều thất bại hơn con số một, hai lần. Bố mẹ nhìn con cái thất bại thường lo lắng không yên, e sợ rằng tương lai của con rồi cũng chỉ dắt dây thất bại.
Sự lo ngại này đẩy nhiều bố mẹ đến tư tưởng tìm mọi cách để con không phải đối mặt với thất bại nữa. Không muốn thừa nhận thất bại của con, bố mẹ vô tình gây nên áp lực cho con trẻ: “Không được làm sai nữa đấy!”, “Con đã làm hỏng việc này bao nhiêu lần rồi hả?”, “con mà còn làm sai nữa thì”…
Khi con cái gặp thất bại, bố mẹ hãy là những người giảm bớt gánh nặng tâm lý của con. Không chỉ bố mẹ phải có thái độ chấp nhận, thừa nhận sự thất bại của con mà còn phải là người giúp con có những nhìn nhận tích cực với thất bại. Sau mỗi lần con gặp thất bại, điều bạn cần làm là giúp con có sức mạnh để sửa chữa những sai lầm và tự tin vững vàng vươn lên.
Thực tế đã chứng minh rằng, liệu pháp hữu ích cho tâm lý con trẻ là cảm giác “được phép thất bại” hơn là “bị cấm đoán thất bại”. Ông Honda Soichiro cũng từng khẳng định:
“Không thể sợ thất bại. Lý do duy nhất buộc bạn không được sợ thất bại là vì một khi đã sợ thất bại thì bạn làm gì cũng không thành công!”.
Nếu như luôn ở trong tâm lý “sợ thất bại”, “sợ sai” thì với mọi công việc, trẻ luôn không dám nói, không dám làm. Giáo sư Hirakv dẫn ra một ví dụ sau để chứng minh điều này: Một em nhỏ luôn sợ hãi khi phải đến trường. Bố mẹ hỏi lý do, em nhất định không chịu nói. Quá lo lắng, bố mẹ đưa em tới bác sĩ. Sau nhiều kiên nhẫn, bác sĩ tìm ra nguyên nhân. Điều đáng ngạc nhiên là chính em nhỏ này đã tự nói ra nguyên nhân “căn bệnh” của bản thân mình:
“Cháu không bị làm sao cả. Cháu không muốn đến trường vì ở trường, mỗi khi làm việc gì, nếu cháu làm sai đều bị các bạn ấy lôi ra làm trò cười. Cháu rất sợ đến trường, rất sợ bị các bạn ấy cười…”.
Từ khía cạnh trên của vấn đề, Giáo sư Hirakv thậm chí còn đề nghị người lớn đôi khi hãy để con trẻ gặp thất bại. Chẳng hạn, khi trẻ muốn “thử nghiệm” một ý tưởng nào đó, cho dù với tầm suy nghĩ của người lớn, chúng ta hiểu rằng việc đó sẽ đi đến thất bại thì ở mức độ cho phép, chúng ta hãy để trẻ được theo chủ kiến riêng, để trẻ được “dám làm dám chịu”, có thất bại, có trải nghiệm. Hơn nữa, không nên loại trừ khả năng những ý tưởng của con trẻ có thê vượt ngoài dự tính của chúng ta, con trẻ có thể thành công khi mà chủ quan chúng ta không phải lúc nào cũng hoàn toàn đúng.
15. Đừng để con trẻ có ý tưởng chống đối:
Phản kháng là một tiêu chí quan trọng chứng tỏ con bạn đã trưởng thành. Đến một độ tuổi nhất định, con trẻ sẽ tự lập, có chủ kiến riêng trong nhiều vấn đề. Khi nghe ý kiến của bố mẹ cũng như của mọi người xung quanh, thay vì sự phục tùng , trẻ sẽ có sự tiếp nhận mang tính lưạ chọn, không tán thành. Vì đặc điểm này, người lớn cần hiểu rằng ở độ tuổi “biết phản kháng”, trẻ sẽ luôn có xu hướng không tiếp thu vô điều kiện những quan điểm của bố mẹ. Chẳng hạn, nếu người lớn trách mắng, con trẻ có thể phản ứng bằng những lời tương tự như: “Thế tại sao hôm trước mẹ cũng làm như thế?”, “Tại sao chỉ con không được làm thế, tại sao con làm thế thì bị mắng?”… Dù kiên nhẫn đến đâu nhưng nếu phải nghe những phản ứng này từ con trẻ, chắc hẳn ít bố mẹ nào có thể tiếp tục kiên nhẫn và kìm nén tức giận!
Nhìn nhận vấn đề này, Giáo sư Hirakv có một cách lý giải khác. Theo ông, cho dù tức giận nhưng chúng ta nên thừa nhận rằng khi con trẻ biết phát hiện lỗi sai của bố mẹ, khi con trẻ dám nói ra lỗi sai của bố mẹ, điều đó chứng tỏ con đã trưởng thành về năng lực phán đoán, nhìn nhận của bản thân. Theo góc độ này, “phản kháng” nên được coi là một tiêu chí của sự trưởng thành.
Không phục tùng cha mẹ, thậm chí luôn tìm cách chống đối những ý kiến của cha mẹ, những biểu hiện này luôn đi cùng sự trưởng thành năng lực độc lập, chủ động tư duy của con trẻ. Đến một độ tuổi lớn hơn, khi trở thành những người lớn thực sự, con cái bạn sẽ biết đứng ở lập trường của người khác để suy nghĩ, biết nhìn nhận ý kiến của người khác, khi đó, những phản ứng trước sự bất đồng quan điểm sẽ bình tĩnh và có tính kiểm soát hơn. Vì thế, bạn nên hiểu rõ điều này để ứng xử một cách thoả đáng hơn khi con có tư tưởng “phản kháng”.
Trong những cuốn sách của mình, Giáo sư Hirakv ghi lại câu chuyện như sau: ở một khu nhà tập thể của Tokyo, có một người phụ nữ nổi tiếng ở tài trong việc thuyết phục người khác. Rất nhiều bố mẹ trong khu nhà thường tới nhờ bà đến khuyên giải giúp bọn trẻ. Khi hỏi về bí quyết, bà nói:
“Điều này chẳng có gì gọi là bí quyết cả.
Chỉ cần mình nói sao để dễ tiếp thu thì người nghe sẽ hiểu ra vấn đề thôi!”.
Thực ra, đây chỉ là một cách nói khiêm tốn. Để có được kỹ năng “nói sao cho đối phương dễ tiếp thu” đòi hỏi người nói phải hội tụ nhiều yếu tố, trong đó quan trọng là phải biết tạo ra “những điều kiện để dễ tiếp thu”. Những điều kiện này có thể kể ra mấy điểm sau:
Thứ nhất, phải tìm cách thay đổi những phản cảm từ phía con trẻ, phá bỏ thành kiến ở trẻ cho rằng cha mẹ luôn không đồng tình với ý kiến của chúng. Để tránh những “xung đột” trực tiếp, bố mẹ có thể thông qua người thứ ba hoặc bằng cách viết thư, viết nhật ký… Điều cốt yếu ở bước đầu tiên là phải để con trẻ cảm thấy bố mẹ và chúng không đứng ở hai phía đối lập. Bằng cách này hay cách khác, bố mẹ hãy cố gắng biểu hiện cho trẻ thấy bố mẹ thật sự rất hiểu vấn đề của trẻ và hoàn toàn có khả năng cùng chia sẻ.
Thứ hai, không khí đối ngoại giữa bố mẹ và con cái phải thể hiện tinh thần tôn trọng, vì bố mẹ sẵn sàng lắng nghe và chia sẻ những quan điểm của con nên con cũng hãy lắng nghe và chia sẻ những quan điểm của bố mẹ. Bố mẹ nhất thiết không nên sử dụng những lời chỉ trích, những câu ra lệnh, áp đặt với trẻ, như thế là để tránh những lời “cãi trả”, những phản ứng bồng bột từ phía con trẻ trong cuộc đối thoại.
Thứ ba, cuộc đối thoại chỉ thật sự bắt đầu khi tâm lý con đã bình tĩnh và ổn định. Trước hết, bố mẹ hãy tháo gỡ cho con những gánh nặng tâm lý. Đây cũng là một yếu tố tạo nên xu thế “dễ tiếp thu” ở con trẻ. Trong cuộc trò chuyện, muốn phê bình hay khuyên nhủ con cái, bố mẹ hãy đừng quên bày tỏ sự tin tưởng của mình nơi con trẻ: “Bố tin rằng con sẽ làm được”, “Mẹ biết con hiểu những điều mẹ nói”…
Mỗi lần phê bình hay khuyên giải con cái, bố mẹ phải hết sức chú ý đến khả năng ứng phó, tâm lý bất mãn có thể nảy sinh ở con. Nếu xử lý các tình huống giáo dục không thoả đáng, hậu quả không chỉ là bố mẹ thất bại trong phê bình, khuyên giải con mà còn để lại trong đầu óc bọn trẻ những tư tưởng bất bình, bất mãn, những thứ rất nguy hại cho sự phát triển lành mạnh của tâm lý – tinh thần.
Để những tư tưởng bất bình, bất mãn không lưu giữ trong đầu óc con trẻ. Giáo sư Hirakv đưa ra hai nguyên tắc. Khi con trẻ bất mãn, biểu hiện bên ngoài sẽ là sự phẫn nộ, phản kháng, thái độ ứng phó quyết liệt. Lúc đó, nguyên tắc thứ nhất là nếu những bất đồng, phẫn nộ thì tức là “năng lượng bất mãn” đã “triệu tiêu” cùng “năng lượng phản kháng”. Còn nguyên tắc thứ hai là hãy để cho những bất mãn cũng như những phẫn nộ này cùng không xảy ra, nghĩa là ngay từ đầu, bố mẹ phải kiểm soát tình hình để không xảy ra “xung đột trực diện”.
Giáo sư Hirakv phân tích, nếu theo nguyên tắc thứ nhất, khi con trẻ cảm thấy bất bình tức là sẽ nảy sinh một quan điểm riêng. Lúc đó, bố mẹ để cho con cùng tham gia bàn bạc để đi tới một số cách giải quyết, sau đó để trẻ lựa chọn một trong những cách giải quyết này. Như vậy, trong khi để con tham gia cùng tìm hướng giải quyết, bố mẹ vừa có thể khéo léo điều chỉnh suy nghĩ của con, vừa để con có cảm giác rằng đây đều là những cách giải quyết được đưa ra bởi chính bản thân con (mà không phải từ sự bắt ép của bố mẹ). Việc này cũng giống như bảo một người rót hai cốc nước cho bằng nhau. Sau đó để người thứ hai lựa chọn lấy một cốc. Vì người thứ hai được chọn trước nên sẽ cảm thấy hài nhất với cốc nước mình chọn và chính là hài lòng với bản thân mình. Với người rót nước, bản thân anh ta đã rót hai cốc nước bằng nhau theo đúng ý kiến của mình, vì thế sẽ cho rằng dù chọn cốc nước nào thì cũng như nhau. Khi đó, anh ta dù là người chọn sau nhưng vẫn hài lòng với kết quả của mình. Trong tình huống này, cả hai người đều đạt được sự thoả mãn.
Theo nguyên tắc thứ hai, đầu tiên bố mẹ phải để con cái nói hết những bất bình, bất mãn của bản thân. Sau khi lắng nghe, bố mẹ hãy từng bước “chuyển đổi mục tiêu” của sự bất bình ở con trẻ. Chẳng hạn, có thể nói với con:
“Bố biết việc này con không đồng ý nhưng cũng không thể giải quyết ngay được…”.
Mục đích chủ yếu là chuyển hóa sự bất bình ở con trẻ sang một tâm thế dễ giải toả hơn, ngăn cản những bất bình phát sinh thành sự phẫn nộ, tức giận không có khả năng kiểm soát.
16. Tăng cường sức bền bỉ của con trẻ:
Nhiều người than thở rằng bọn trẻ bây giờ ít tập trung và sức bền bỉ rất kém. Theo quan sát của Giáo sư Hirakv, một trong những nguyên nhân nằm ở “quảng cáo” trên truyền hình. Chúng ta biết rằng yêu cầu đầu tiên của quảng cáo là tạo sự chú ý tập trung của mọi người chỉ trong 30 giây đến một phút, mục tiêu là gây nên những ấn tượng về thương hiệu sản phẩm trong đầu óc người xem.
Những đứa trẻ ngày nay hầu hết đều xem quảng cáo từ rất nhỏ. Trẻ sớm quen với những động thái nhanh, sức tập trung chỉ trong những khoảng thời gian ngắn.
Tuy nhiên, bố mẹ không nên vì thế mà quá lo lắng. Quảng cáo chỉ là một trong những tác nhân kích thích. Về mặt nào đó, trẻ con vốn chưa có khả năng chịu đựng lâu, chẳng hạn, chúng chỉ có thể ngồi yên độ năm ba phút là cảm thấy chán nản, khó chịu.
Phân tích khả năng chịu đựng của trẻ, chúng ta sẽ thấy hai trường hợp chính:
Một là, những em nhỏ làm việc gì cũng chóng nản, ví dụ: chỉ có thể ngồi học tập trung chưa đầy năm phút.
Hai là, những em nhỏ luôn luôn thay đổi sở thích, hôm nay thích mốn đồ chơi này, mai thích món đồ chơi khác, nói cách khác, đó là những em nhỏ không kiên trì với một hoạt động nhất định.
Vậy bố mẹ cần làm gì để tăng cường khả năng chịu đựng cũng như tính kiên trì, bền bỉ của các em nhỏ? Những biện pháp đầu tiên là bố mẹ hãy cho trẻ lựa chọn và làm một số công việc với yêu cầu hằng ngày đều nhất định hoàn thành. Không phụ thuộc là công việc lớn hay nhỏ, nhiều hay ít, mục tiêu quan trọng là trẻ phải hoàn thành mỗi ngày, chẳng hạn, giúp bố mẹ sắp bát đũa chuẩn bị bữa cơm, buổi sáng mở hòm thư lấy báo cho bố mẹ, viết nhật ký trước khi đi ngủ… từ việc rèn luyện các thói quen cuộc sống hàng ngày, bố mẹ tiếp tục với việc giúp con tập trung trong học tập. Bố mẹ không nên nôn nóng, hãy gia tăng thời lượng một cách chậm rãi. Bắt đầu, có thể chỉ yêu cầu con tập trung học bài trong năm phút mỗi ngày, sau đó tăng lên bảy phút, tám phút… Khi con tỏ ra cố gắng và thực hiện được yêu cầu đề ra, bố mẹ hãy cổ vũ, động viên, cho dù những tiến bộ của con còn rất chậm.
Chỉ cần kiên trì hướng dẫn, động viên con trẻ, bạn sẽ thấy con trẻ có thể nhanh chóng thay đổi như thế nào. Một khi trẻ đã hình thành thói quen tập trung, chuyên tâm thì dù được buông lỏng, trẻ cũng vẫn hoàn thành những công việc cần làm. Điều này cũng giống như một người có thói quen viết nhật ký. Khi đó, dù mỗi ngày bận bịu đến đâu, mệt mỏi thế nào, người ấy cũng phải cố gắng mở sổ viết được một đôi dòng rồi mới cảm thấy yên tâm!
Để động viên, khích lệ người khác trong công việc, người Nhật Bản thường có thói quen sử dụng những khẩu hiệu kiểu như:
“Cố lên!” hoặc “Chúng ta hãy làm việc tốt nhé!”
Chẳng hạn, Giám đốc thường nói với nhân viên của mình:
“Tôi hy vọng các bạn sẽ cùng nhau cố gắng làm tốt công việc! Cùng cố gắng nhé!”…
Theo Giáo sư Hirakv, những lời động viên, khích lệ như vậy không có tác dụng nhiều lắm cho hiệu quả, năng suất làm việc. Tại sao thay vì nói những lời động viên viên suông, người ta không thử tìm cách đề cập thẳng đến công việc và mục đích cụ thể cần thực hiện? Khi đã rõ ràng về mục đích cũng như công việc, chắc chắn chúng ta sẽ phấn đấu một cách hiệu quả, có định hướng hơn.
Để động viên, khuyến khích con cái, bố mẹ cần nắm rõ từng hoàn cảnh cụ thể. Khi con đứng trước một kỳ thi quan trọng, bố mẹ không nên chỉ dừng ở việc nói mấy lời đại loại như: “Học đi con, con phải cố gắng mà học đi chứ!” Bố mẹ nên nhìn nhận sâu sắc hơn về tâm lý, tinh thần của con trẻ. Căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể, bố mẹ hãy giúp đỡ con hiểu rõ về mục tiêu cần phấn đấu trước mắt. Bên cạnh lời nói động viên, điều quan trọng là đề cập trực tiếp với con mục tiêu và công việc cụ thể. Như vậy, bạn đã định hướng và đặt nền tảng quan trọng cho những phấn đấu, nỗ lực của con cái mình.
Một phương diện khác của việc động viên, khuyến khích con cái là thái độ của cha mẹ khi con bị điểm kém, thi trượt hoặc gặp một thất bại nào đó trong cuộc sống. Trong trường hợp này, nguyên tắc thứ nhất là bố mẹ đừng bao giờ trách móc hoặc có những hành động gây thêm áp lực cho con và ngược lại, bố mẹ cũng không nên chỉ dừng ở việc nói con hãy cố gắng ở những lần sau.
Khi con cái gặp thất bại, bố mẹ hãy bình tĩnh và kiên nhẫn động viên con. Bạn có thể dùng những lời khích lệi để át dần tâm trạng rầu rĩ của con trẻ. Chẳng hạn:
“Bố nghĩ ai cũng có một đôi lần thất bại”.
“Con cũng không nền vì một lần thất bại mà cho rằng tất cả đã hết”.
“Mẹ nghĩ là chắc chắn con sẽ làm tốt hơn”.
“Không sao cả! Việc gì rồi cũng sẽ qua!”.
Những lời động viên của bố mẹ trong lúc này có tác động rất lớn.
Nó là cơ sở củng cố lòng tin, ý chí tiến thủ của con trẻ. Nó giúp trẻ lấy lại cân bằng tinh thần, dần rủ bỏ gánh nặng tâmk lý về thất bại vừa qua.
Tiếp sau những lời động viên an ủi, việc quan trọng hơn là bố mẹ phải nói chuyện thẳng thắn với con, giúp con phân tích một cách cụ thể nguyên nhân của thất bại. Chẳng hạn, một em bé có thành tích học tập khá tốt bõng chỉ đạt được 50 điểm (tương đương với điểm 5 ở nước ta) ở một bài kiểm tra.
Người lớn có thể cùng trẻ phân tích nguyên nhân, ví dụ như:
“Dù sao thì ta cũng bị điểm 50 rồi, bây giờ (bố mẹ) và con sẽ cùng nghĩ xem tại sao lại như vậy nhé! Trong bài kiểm tra này, con đã làm sai ở chỗ nào?… Chõ sai này là do con không hiểu rõ câu hỏi? Vì không nhớ ra kiến thức đó? Vì tính nhầm? Vì làm bài vội vàng quá?…"
Bố mẹ nên cùng con cái trò chuyện, bàn luận lại những lý do đã dẫn đến thất bại, cố gắng để con tự nói ra, tự nhìn nhận những vấp váp đã gặp phải. Tất cả những điều này sẽ giúp trẻ bình tĩnh hơn với thất bại, hiểu rõ hơn bản thân, từ đó có phương hướng rõ ràng để sửa chữa và phấn đấu trong những “thử thách” về sau.
Với vấn đề bố mẹ cần thiết phải cùng con cái trò chuyện, bàn bạc những lý do dẫn đến thất bại, Giáo sư Hirakv khuyên các bố mẹ cũng nên có thái độ ứng xử tương tự khi con đạt được thành công. Khi con cái thành công, tất nhiên, bố mẹ thường động viện khen ngợi. Theo Giáo sư Hirakv, sẽ là sáng suốt hơn nếu người lớn biết cùng con cái ngồi lại, thảo luận về những nguyên nhân đưa đến thành công của con. Đây mới thật sự là “kỹ năng” cổ vũ, khích lệ con cái tuyệt vời hơn cả!
Có một truyện cổ kể rằng: một vị tướng xuất thân từ gia đình mấy đời theo nghiệp binh đao. Đối với ông ta, chiến chinh và thắng lợi là đương nhiên trong cuộc đời. Có người ca tụng ông là vị tướng tài ba, có thể lưu danh sử sách. Nghe lời tán dương này, ông không mấy lưu tâm và cũng chẳng mấy phần vui vẻ thích thú. Lần khác, người ta khen ông có bộ râu thật đẹp. Ông đã tỏ ra vô cùng sung sướng vì điều này.
Trong câu chuyện trên, vị tướng vui sướng khi được khen về bộ râu là bởi dù không chủ định nhưng bản thân ông đã tự nhận thấy mình có một bộ râu đẹp. Đối với việc khen ngợi con trẻ, chúng ta không nên bỏ qua ý nghĩa này. Nếu bố mẹ ngợi khen vì điểm 10 tối đa con đã đạt được, trẻ sẽ có cảm giác điều này là “đương nhiên”, “chẳng còn gì phàn nàn”. Cứ như vậy, những lần sau khi lại đạt điểm 10, trẻ rất có thể bị rời vào tình trạng “giảm dần tinh thần muốn phấn đấu”. Chúng ta hãy thay đổi “thói quen” ngợi khen này. Chẳng hạn, đừng chờ đến khi con mình đạt được điểm số cao nhất hoặc đứng đầu một kỳ thi, bạn mới có một lời khen ngợi. Hãy quan sát và chọn thời điểm để lời khen của bạn có hiệu quả nhất với con, thậm chí có khi chỉ là:
“Hôm nay ai cũng mệt mỏi cả, thế mà con vẫn ngồi học chăm chỉ cả hai tiếng đồng hồ!”
Bố mẹ hãy “đọc sách” khen ngợi con cái – đó là lời khuyên của Giáo sư Hirakv. Thế nhưng, sự thực là không ít bố mẹ dã phải thừa nhận:
“Không hiểu tại sao tôi có thể nghĩ ra nhiều thứ để trách mắng con mình khi nó phạm lỗi. Thế mà đến lúc nó làm tốt việc gì, tôi muốn nói mấy lời khen ngợi nhưng lại chẳng biết nói thế nào…”.
Lại có những ông bố bà mẹ cho rằng “khen ngợi con cái” chẳng phải là một chuyện khó thực hiện. Khi khen ngợi khả năng vẽ tranh của con mình, có những bố mẹ thường nói: “Tranh con vẽ tuyệt vời, cứ như là hoạ sỹ chuyên nghiệp ấy”. Giáo sư Hirakv cho rằng đối với việc khen ngợi con cái, không nên sử dụng những hình thức khoa trương như vậy. Khen ngợi là cả một nghệ thuật. Mục đích của việc khen ngợi là để củng cố và nâng cao lòng tự tin, tinh thần tự ý thức giá trị bản thân ở trẻ em. Ví như khi khen ngợi một bức tranh của con, bạn hãy đề cập một cách cụ thể và trực tiếp: “Bức tranh này, con chọn màu sắc bầu trời rất ấn tượng” hoặc “Con vẽ bố, giống nhất là đôi mắt đấy”… Thêm vào đó, bạn cũng không nên chỉ nhìn vào “kết quả” của ban thân bức tranh mà đánh giá, bình luận. Bạn hãy gợi mở về việc so sánh năng lực hội hoạ thể hiện ở bức tranh này so với những bức tranh trước của con – “Bức tranh này có tiến bộ đấy! Con nhìn cái lá cây này vẽ đã giống hơn trước, đúng không?”… Khi bạn giữ thái độ cẩn trọng, tỉ mỉ xem xét để đưa ra nhận xét, khen ngợi về thành quả làm việc của con, con trẻ sẽ tin tưởng và tiếp thu đuợc nhiều hơn ý nghĩa từ những nhận xét, lời khen ngợi này.
10. Nghệ thuật phê bình con cái:
Đối với vấn đề cha mẹ phê bình con cái, quan điểm của Giáo sư Hirakv cho rằng đây là việc làm cần thiết. Theo ông, những đứa trẻ không từng bị bố mẹ phê bình trong gia đình, đến khi ra làm việc ngoài xã hội thường dễ rơi vào tình trạng như: vừa gặp phải sự phê bình của cấp trên lập tức cảm thấy tất cả sụp đổ, tư tưởng mất phương hướng, hành động đi vào tiêu cực bằng cách nộp đơn xin thôi việc…
Bố mẹ nên phê bình con cái. Phê bình có những tác dụng giáo dục riêng. Thông qua sự phê bình của bố mẹ, trẻ có thể nhận thức đúng sai, hiểu được mặt tích cực hay tiêu cực của vấn đề. Khi trẻ mắc lỗi, nếu bố mẹ đương nhiên bỏ mặc thì coi như chưa làm tròn trách nhiệm của người bố, người mẹ. Điều khó khăn là trong phê bình con cái, bố mẹ phải luôn luôn có thái độ cẩn trọng và nghiêm túc, không những không thể tuỳ tiện quát mắng con cái vô lý mà còn cần những cách thức nói năng sao cho trẻ nhận thức được vấn đề thay vì hình thành tâm lý chán ghét, ứng phó, chống đối bố mẹ. Khi đã phê bình con cái, bố mẹ phải rõ ràng về lập trường, đúng là đúng, sai là sai, phải hợp tình, hợp lý và có sức thuyết phục. Hãy để con cái thật sự tôn trọng và kính phục khi “được” lắng nghe những lời phê bình của bố mẹ!
Để có thể vừa giúp con nhận thức ra và sửa chữa những sai lầm, đồng thời không làm tổn thương đến lòng tự trọng của con, đối với tất cả những người làm bố, làm mẹ, đòi hỏi cả một “nghệ thuật” trong phê bình.
Trước hết, khi phê bình con cái, bạn hãy giữ thái độ nghiêm trang, nói chuyện với con bằng lý lẽ mà không phải bằng những lời chì chiết.
Quan điểm, lập trường của bạn phải trước sau như một trong suốt câu chuyện. Bản thân “phê bình” có giá trị giáo dục nhưng nếu bạn phê bình con cái một cách hồ đồ thì kết quả dẫn tới sẽ rất không hay. Thêm vào đó, cùng một sự việc, nếu hôm nay bạn ngăn cấm, phê bình con, ngày mai bạn lại cho phép, như thế không những bạn đã không rõ ràng về quan điểm mà đối với trẻ, việc nào đúng, việc nào sau cũng trở nên rất mơ hồ.
Nguyên tắc thứ đến trong phê bình con cái là cách phê bình, mức độ phê bình thoả đáng, hợp lý. Giáo sư Hirakv dẫn một ví dụ về một em nhỏ ở tuổi học trung học như sau: vì cho rằng những nội quy của nhà trường là quá khắt khe, cậu bé này đã rủ một số bạn khác phá hoại, gây mất trật tự ở khu ký túc xá. Sau khi gây ra vụ việc, mấy cậu bé quyết định sẽ bỏ học. Biết câu chuyện, thầy Hiệu trưởng đích thân gọi mấy cậu học sinh đã gây lộn xộn trong trường lên phòng của mình. Thầy Hiệu trưởng rưng rưng nước mắt nói với mấy cậu bé: “Thầy thấy những việc các em làm thật đáng trách vô cùng. Nhưng lúc này, thầy không muốn nói điều gì cả. Thầy nghĩ chắc các em cũng đang phải suy nghĩ lại về hành động của mình, đúng không? Thầy hy vọng rằng các em sẽ suy nghĩ lại về những hành động đó”.
Thái độ phê bình nhưng là với tinh thần rộng lượng, kêu gọi sự nghĩ lại của thầy Hiệu trưởng đối với những học sinh trung học này đã có tác động vô cùng mạnh mẽ. Sau lời nói của thầy Hiệu trưởng, những cậu học sinh này đã thôi ý định bỏ học, không những nhận thức được những hành vi sai phạm mà còn hết sức cố gắng để sửa chữa lỗi lầm, rèn luyện bản thân.
Như vậy, vấn đề không phải ở “phê bình con trẻ” mà “làm thế nào để phê bình có tác dụng tối ưu nhất”. Phê bình nghĩa là muốn thay đổi suy nghĩ, thái độ cho đến hành động của đối tượng. Nếu như người nghe phê bình chỉ cảm thấy như “vào tai này, ra tai kia” thì những lời phê bình coi như mất giá trị. Với con trẻ, những điều này càng quan trọng. Khi chúng ta thật lòng phê bình con trẻ, ngay đến âm sắc giọng nói cũng nên nhẹ nhàng, thái độ, nét mặt nên từ tốn, nghiêm trang. Khi thực hiện việc “phê bình”, điều chúng ta muốn đưa đến cho bọn trẻ không phải là sự chì chiết mà là thái độ đúng đắn, có lý lẽ, có sức thuyết phục. Giáo sư Hirakv còn rất chi tiết với lời khuyên các bậc phụ huynh nên “ở tư thế đứng” khi tiến hành phê bình con trẻ. Ông cho rằng “đứng” là tư thế nghiêm trang, tạo sức nặng “chính nghĩa” cho hành động phê bình!
Ngoài ra, các bậc phụ huynh cũng nên lưu ý đến không khí trước khi thực hiện “phê bình”. Không nên gây căng thẳng cho cuộc nói chuyện ngay từ phút đầu bằng những mệnh lệnh, những lời quát tháo “phủ đầu”. Thay vì thế, bố mẹ hãy cố gắt bắt đầu bằng những lý lẽ con trẻ dễ chấp nhận, dễ đồng tình. Bố mẹ càng tạo được tâm lý “lắng nghe, chịu nghe” ở con trẻ bao nhiêu thì sự phê bình sau đó càng có kết quả bấy nhiêu. Mỗi lúc con trẻ gây ra một sai lần nào đó, sự việc chắc chắn cũng có những nguyên do ít nhiều. Vì thế, trước khi thực hiện phê bình, bố mẹ cũng nên để con cái tự nói lên những lý do về hành động sai phạm của chính bản thân chúng. Như thế, bố mẹ không chỉ tránh được tính chủ quan trong phê bình mà còn có cơ hội tìm những điểm dựa tâm lí của con để tiến hành phê bình hiệu quả hơn.
11. Làm gì khi con mắc lỗi:
Không ít người cho rằng, nếu con cái mắc khuyết điểm nhỏ, có thể không cần phê bình, chỉ cần phê bình con khi phạm sai lầm lớn. Theo Giáo sư Hirakv, thái độ ứng xử đúng đắn và khoa học lại hoàn toàn ngược lại.
Nhớ lại thời học trung học, bản thân ông Hirakv cũng từng thể nghiệm qua những điều này. Một lần, khi thầy giáo trả bài kiểm tra, Hirakv nhận được một điểm số rất thấp. Hirakv vô cùng ngạc nhiên vì Hirakv nhớ rằng bài kiểm tra này mình đã làm rất tốt. Sau khi xem lại toàn bộ bài kiểm tra, Hirkv mới biết lý do là vì Hirakv đã làm sai một con tính. Nhận xét về kết quả bài kiểm tra này, thầy giáo nói với cả lớp của Hirakv: “Khi chấm bài, thầy thấy các em còn rất cẩu thả. Có bài làm đúng đến quá nửa rồi nhưng lại viết sai đáp số. Nhiều bài làm phạm những lỗi sai không đáng có. Thầy yêu cầu tất cả các em phải sửa chữa ngay những sự cẩu thả này. Bằng không, sau này các em sẽ trở thành những người luôn luôn bất cẩn, làm việc gì cũng có thể dẫn đến sai lầm vì thói quen cẩu thả của bản thân”.
Điều thầy giáo của Hirakv muốn khuyên răn các học trò của mình là người ta hay xem thường những sai lầm lặt vặt vì nghĩ rằng nó không mấy tai hại. Thế nhưng, cũng chính vì coi thường những cái sai nhỏ mà sau đó người ta đã mắc nhiều lỗi lầm lớn.
Chúng ta đều hiểu rằng năng lực phán đoán của trẻ chưa thể chín chắn như người lớn.
Đó là vì lý do vì sao bọn trẻ hay mắc lỗi. Song, cho dù là trẻ nhỏ, chúng vẫn có khả năng phán đoán đúng, sai. Nếu mắc phải những sai lầm nghiêm trọng, bọn trẻ chắc chắn cũng cảm thấy buồn bã, cắn dứt. Nhưng vì năng lực phán đoán này chưa hoàn toàn trưởng thành nên bọn trẻ hầu như không thể tự phân tích đến ngọn nguồn những lý do dẫn đến sai lầm của bản thân.
Mặt khác, tồn tại một hiện tượng tâm lý phổ biến (ở cả người lớn cũng như trẻ em) là dẫu biết sai nhưng nếu bị người khách “vạch lỗi” thì tự nhiên nảy sinh phản cảm, thậm chí có tâm lý đẩy cái sai đến chỗ càng sai hơn. Ngay đối với các em ở độ tuổi học sinh trung học, nếu người lớn có vài lời nhắc nhở về chuyện học hành, các em cũng có thể có phản ứng không thoải mái lắm với ý nghĩ “chuyện đó thì con biết rồi, tại sao cứ nhắc đi, nhắc lại nhiều thế?”… Sau những lời nhắc nhở của bố mẹ, tình hình cũng không mấy thay đổi, các em nhỏ mải chơi vẫn hoàn mải chơi!
Theo Giáo sư Hirakv, khi con trẻ phạm sai lầm, bố mẹ không nên nhắc đi, nhắc lại lỗi sai của trẻ. Trẻ cần được một khoảng thời gian nhất định để tự nhìn nhận lỗi lầm. Khi con đã bình tĩnh hơn, bố mẹ hãy yêu cầu con tự nói lại một cách tỷ mỉ toàn bộ sự việc. Lắng nghe trẻ trình bày, vừa để trẻ tự nhận thức đúng sai, bố mẹ vừa tiến hành uốn nắn.
Nếu trẻ mắc những sai lầm không nghiêm trọng, bố mẹ phải tuỳ từng tình huống để nhắc nhở, phê bình. Khi con trẻ chưa hoàn toàn nhận thức đúng đắn lỗi sai của mình, bố mẹ phải kịp thời uốn nắn, nếu không, khuyết điểm nhỏ có thể sai lầm lớn.
Điều đáng chú ý là thái độ của bố mẹ trong lúc phê bình, uốn nắn con trẻ. Một số bố mẹ vì “xót con” nên thường kết thúc phê bình con cái bằng những lời xin lỗi:
“Vừa rồi là mẹ không tốt” hay “Vừa xong bố nóng quá!”
Đây là một khuyết điểm rất cần được các ông bố bà mẹ rút kinh nghiệm. Cách ứng xử này của người lớn không những không đạt được mục đích giáo dục của “phê bình” mà còn làm con trẻ cảm thấy mơ hồ giữa đúng và sai. Bố mẹ mắc trách con cái rồi lại xin lỗi con cái, cuối cùng thì ai đúng ai sai?
Tất nhiên, chúng ta cũng không hoàn toàn loại trừ khả năng người lớn đôi khi cũng không kìm nổi sự tức giận trước những sai lầm của con. Trong trường hợp đó, nếu đã trách mắng, phê bình con cái, bạn có thể nói xin lỗi con. Song, kèm theo lời xin lỗi, bạn cần nói rõ lý do xin lỗi con không phải vì bố mẹ đã phê bình hay trách mắng oan cho con mà thực tế việc con bị phê bình là hoàn toàn đúng.
Phê bình, trách mắng con cái không phải là “đặc quyền” của bố mẹ mà thực sự là một “trách nhiệm”. Và trách nhiệm này chỉ hoàn thành khi bố mẹ biết rõ con cái đã thực sự sửa đổi sai lầm sau những phê bình, trách mắng của mình.
12. Để con trẻ nói lên cách nghĩ của bản thân:
Khá nhiều phụ huynh học sinh từng nói với Giáo sư Hirakv:
“Chúng tôi thấy rất khó khăn vì nhiều lúc chẳng biết bọn trẻ muốn nói cái gì”.
Sau nhiều quan sát và phân tích, Giáo sư Hirakv phát hiện ra rằng vấn đề không phải ở bọn trẻ mà ở bản thân người lớn. Trong những cuộc trò chuyện, không ít bố mẹ thường không đủ kiên nhẫn lắng nghe những lời con trẻ, họ thường gắt lên bằng những câu nói:
“Nhanh lên! Con muốn nói gì hả? Con làm bố (mẹ) chẳng hiểu gì cả”.
Bố mẹ luôn yêu cầu con phải nói rõ ràng câu chuyện, nhưng đây lại là một kỹ năng không thể tự nhiên hình thành. Đó là chưa nói đến những đứa trẻ vốn nhút nhát, ít tiếp xúc với bên ngoài, để trình bày rõ ràng một vấn đề, hoàn toàn không phải một việc dễ dàng. Hơn nữa, bố mẹ thường không kiên nhẫn lắng nghe và thêm vào những lời hối thúc “khó nghe”. Trong tình cảnh đó, con trẻ sẽ càng thêm khó khăn để nói ra được vấn đề của mình.
Muốn con trẻ nói lên được những suy nghĩ của bản thân, người lớn hãy để trẻ cảm thấy “thích” được tâm sự và phải thoải mái về tâm lý. Bố mẹ nên lắng nghe con với thái độ chăm chú và biểu thị đồng tình, có thể chỉ là những cái gật đầu, những lời nói đệm: “Thế à”, “Ừ, con nói tiếp đi”… Những cử chỉ rất nhỏ này giúp con cảm thấy tự tin hơn và tin tưởng bố mẹ đang rất lắng nghe và quan tâm đến vấn đề của mình.
Đôi khi, chúng ta thường gặp các bà mẹ luôn than thở rằng:
“Cháu nhà tôi học lớp bốn, lớp năm rồi mà ăn không nên đọi, nói chẳng nên lời. Thật không biết làm sao cả!”.
Giáo sư Hirakv cho rằng hiện tượng trẻ cảm thấy khó khăn trong diễn đạt chủ yếu vì thiếu tự tin.
Hơn nữa, chúng ta cũng cần lưu tâm đến đặc điểm về tâm lý lứa tuổi. Trẻ em cùng độ tuổi, thường thường khả năng diễn đạt ở bé gái tốt hơn ở bé trai.
Để cải thiện tình hình này, điểm mấu chốt là bố mẹ phải giúp con tạo dựng sự tự tin. Khi con muốn nói, hãy khuyến khích con và kiên trì lắng nghe. Bạn đừng cắt ngang lời con trẻ, đừng vì sốt ruột với sự ấp úng, dài dòng trong diễn đạt của con mà vội nói thay, nói át đi. Bố mẹ nên để cho con được trình bày hết suy nghĩ, sau đó bằng cách nhắc lại một cách tế nhị, hãy uốn nắn những chỗ diễn đạt sai của con. Chẳng hạn: “Việc con muốn nói, bố (mẹ) đã hiểu rồi. Ý của con là… Con định nói là…”. Với cách thức này, con trẻ dần dần tiếp thu và ghi nhớ được những cách diễn đạt đúng, trong trường hợp này phải dùng từ này, trong trường hợp kia nên nói thế kia… Giáo sư Hirakv còn nhấn mạnh, ngay cả trường hợp con bạn trình bày một quan điểm lệch lạc, một ý kiến sai thì ngoài uốn nắn về tư tưởng, bạn cũng không nên bỏ qua việc sửa chữa những lỗi diễn đạt của con.
Liên quan đến khả năng diễn đạt, việc phản bác ý kiến của người khác trong tranh luận cũng là yêu cầu khá phức tạp. Đối với con trẻ, điều này càng khó khăn và có quan hệ tới khả năng sáng tạo.
Nhà bác học vĩ đại trên thế giới – Einstein, tác giả của Học thuyết tương đối nổi tiếng trên thế giới từng khẳng định nguyên tắc sống của ông là:
“Phải luôn luôn có những kiến giải riêng của bản thân, những kiến giải độc đáo và không giống ai bao giờ”.
Có thể nói, mọi sự sáng tạo đều bắt đầu từ khả năng suy nghĩ độc lập và “chịu khó” phản bác ý kiến của người khác. Vì vậy, nếu trẻ muốn trình bày những ý kiến riêng của bản thân, bất luận thế nào, bạn hãy tôn trọng và khuyến khích.
Thói quen và năng lực độc lập suy nghĩ thể hiện tính tự chủ cao trong tư duy. Thế nhưng, nhiều người lại quan niệm rằng quá tự tin vào ý kiến của bản thân là chủ quan chủ nghĩa. Vì thế, khi trẻ không thích chơi những đồ chơi bố mẹ mua cho thì bị coi là “lắm chuyện”, khi không nhất nhất làm theo điều bố mẹ dặn thường bị bảo là “cứng đầu, cứng cổ”…
Giáo sư Hirakv cho rằng bố mẹ không thừa nhận con cái cần có ý kiến riêng nghĩa là đã xâm phạm sự phát triển tự nhiên của con trẻ. Hậu quả của điều này là bạn có thể biến con mình thành kiểu “gió thổi chiều nào xoay chiều đó”. Chúng ta có thể hiểu rõ điều này khi quan sát cách ứng xử trong những gia đình người Pháp.
Ở Pháp, người có thói quen tán đồng ý kiến của người khác sẽ bị coi là hạng ngốc ngếch. Trong các gia đình Pháp, ý kiến của con trẻ rất được tôn trọng, cho dù có thể ý kiến đó còn khờ khạo hoặc ấu trĩ. Bố mẹ không đưa ra những ý kiến áp đặt mà luôn luon trên cơ sở lắng nghe ý kiến của con để cùng con thảo luận mọi vấn đề.
Thái độ ứng xử giáo dục này rất đáng để chúng ta học tập. Cho dù ý kiến của bọn trẻ còn sai lệch thì bố mẹ vẫn nên động viên trả phát biểu, động viên trẻ tự chủ suy nghĩ. Bố mẹ chỉ làm nhiệm vụ điều chỉnh, sửa chữa những suy nghĩ sai của con, nhất quyết đừng “suy nghĩ hộ” bọn trẻ. Hãy để con trẻ độc lập suy nghĩ và tự do phát biểu ý kiến của bản thân – đó là con đường đúng đắn để bồi dưỡng năng lực tư duy và khả năng sáng tạo của trẻ.
13. Bao bọc không có lợi cho trẻ:
Trẻ không từng được rèn luyện qua những nguy hiểm nhỏ sẽ không thể vượt qua những sóng gió, nguy hiểm lớn của cuộc đời – đó là lời cảnh báo của Giáo sư Hirakv với những ông bố bà mẹ quá bao bọc và nuông chiều con cái.
Ngày nay, hầu như trong mọi gia đình có con nhỏ “dùng dao” cũng trở thành điều cấm kỵ với con trẻ. Trẻ không dùng dao để gọt bút chì vì đã có dụng cụ gọt bút chì. Nhiều đồ chơi của trẻ chủ yếu làm bằng chất liệu nhựa. Có thể thấy môi trường sống của trẻ nhỏ đã được bảo vệ an toàn và biệt lập với mọi nguy hiểm như thế nào.
Thế nhưng, nếu đứng ở góc độ bên kia để nhìn nhận vấn đề, chúng ta thấy rằng một khi trẻ hoàn toàn không có khái niệm “đương đầu với hiểm nguy” thì năng lực này của trẻ cũng tiêu biến. Điều này khẳng định như vậy có vẻ quá phóng đại nhưng bạn hãy thử theo dõi phân tích sau đây của Giáo sư Hirakv:
Ví như con trẻ thường rất thích trèo cây. Theo cách nhìn nhận của bố mẹ, con trẻ trèo cây là một hành động vô cùng nguy hiểm. Song, đây là một nguy hiểm thật sự “có giá trị” với bọn trẻ. Khi trẻ nhìn thấy cái cây muốn trèo lên, tất nhiên trong đầu óc phải hình thành phán đoán “cây này mình có thể trèo lên được không?”. Tiếp đến, trẻ bắt đầu tư duy xem nên trèo lên bắt đầu từ cành cây nào và đến cành cây nào vẫn giữ được trọng lượng cơ thể mình. Chỉ sau khi đã hình thành những tính toán như thế, trẻ mới thực hiện hành động trèo cây cụ thể. Tất nhiên, hoàn toàn có khả năng trẻ bị ngã khi trèo cây. Đó là vì những tính toán ban đầu của bản thân trẻ đã không ăn khớp với thực tế. Nếu bị ngã, trẻ coi như “thất bại”. Trẻ học được kinh nghiệm từ mặt tiêu cực của vấn đề (sự việc thất bại).
Có thể thấy, trong khi quá lo lắng đến “sự an toàn”, bố mẹ đã vô tình lấn át năng lực tự lập, năng lực tự xoay sở trong cuộc sống của con. Quan sát những em bé trong tuổi tập đi, ban đầu không tránh khỏi bị ngã, sau đó dần dần học được cách giữ thăng bằng cơ thể và có những bước đi vội vàng.
Nếu những lúc bé bị ngã, bố mẹ vội chạy ra đỡ dậy, trẻ không chỉ mất nhiều thời gian tập đi hơn mà còn hình thành thói quen chờ đợi người đỡ dậy mỗi lần vấp ngã. Tuy nhiên, mọi điều vừa trình bày không có nghĩa là bố mẹ để mặc con cái “mạo hiểm”. Tuỳ hoàn cảnh, bố mẹ nên tự cân nhắc mức độ nguy hiểm con trẻ cần thể nghiệm, trong đó có những trường hợp phải bằng mọi cách “biệt lập” trẻ với nguy hiểm.
Theo tham khảo của Giáo sư Hirakv, phương pháp “để con trẻ ra ngoài một mình” của ông Kohikan rất đáng để chúng ta học tập. Ông Kokihan từng nghĩ rằng một đứa trẻ ba tuổi thì không thể một mình đi ra. Nhưng sau đó, ông đã quyết định kiểm nghiệm lại quan điểm này. Ông thực hiện “theo dõi” một em bé ba tuổi sẽ xoay sở như thế nào khi đi ra ngoài một mình. Kết quả chứng minh em bé hoàn toàn có khả năng nhớ đường đi và giữ an toàn cho bản thân. Từ đó, ông hình thành ý tưởng xây dựng phương pháp giáo dục trẻ nhỏ với nội dung “để con trẻ tự đi ra ngoài”. Lần khác, ông đã nhờ một em nhỏ học lớp một đi ra bưu điện Tokyo gửi điện thư ra nước ngoài. Trước khi để em bé đi, ông dặn:
“Nếu cháu muốn đi đâu thì cứ đi, khi cần hỏi đường thì tốt nhất nên hỏi các chú cảnh sát”.
Đồng thời, ông còn khuyến khích em bé này khi trở về có thể đi đường khác lúc đi. Em bé này về sau tiếp tục dạy dỗ theo phương pháp của ông Kohikan. Kết quả là tới năm lớp bốn, em đã tự đi mua vé tàu, tự đi đặt bàn ăn ở nhà hàng và đáng ngạc nhiên là đã một mình ra nước ngoài du lịch.
Giáo sư Hirakv cho rằng phương pháp giáo dục của ông Kohikan có nhiều ý tưởng hay nhưng không dễ thực hiện. Bởi vì, sử dụng phương pháp này, chúng ta phải tính trước khả năng an toàn tuyệt đối cho các em nhỏ, ngay cả tình huống trẻ “thất bại” (như bị lạc đường, bị ngã trên đường đi…).
Bản thân Giáo sư Hirakv đã có lần từng áp dụng phương pháp này. Một lần, ông đưa học sinh đi thăm quan ngoại khóa. Theo yêu cầu của ông, các học sinh sẽ tự đi và tập trung tại khu nhà trọ nơi thăm quan. Các học sinh phải tự lập kế hoạch, thời gian và lựa chọn phương tiện để đến điểm tập trung. Tất nhiên, một số học sinh trong đoàn đã đến muộn vì lên nhầm xe bus nhưng thông qua lần tập huấn này, các em đã thu được nhiều kinh nghiệm với việc tự xoay sở ở bên ngoài.
Để con trẻ tiếp cận với một số “công việc có tính chất nguy hiểm nhất định” là điều cần thiết. Giáo sư Hirakv từng chứng kiến một em nhỏ học lớp sáu vì nghịch diêm nên đã gây ra hoả hoạn. Nguyên do là vì học sinh này chưa từng bao giờ được cầm một que diêm cho tới tiết thực hành vật lý. Sau tiết học đó, em bé này cảm thấy vô cùng lạ lẫm nên đã lấy diêm và lửa làm đồ chơi. Kết quả thật tai hại như chúng ta đã biết!
Trong trường học của Giáo sư Hirakv, trẻ em lớp hai được yêu cầu sử dụng diêm, giấy báo và củi khô để nhóm bếp ngoài vườn nấu cơm và hâm rượu Sakê. Khi tiến hành bài học này, Giáo sư Hirakv đã gặp rất nhiều trường hợp ngoài dự tính, chẳng hạn có em không biết quẹt diêm, có em sợ lửa đến phát khóc, có em quẹt diêm ra lả nhưng lại đốt trực tiếp vào củi nên cuối cùng vẫn không nhóm được bếp…
Ngày nay, trẻ em được sống trong cuộc sống hiện đại với bếp gas, bếp điện. Việc các em không biết đánh lửa nhóm bếp cũng là chuyện thường tình. Thêm vào đó, quan niệm cho rằng “lửa nguy hiểm và tốt hơn cả là không nên để trẻ con động chạm tới” của nhiều bố mẹ cũng càng lấy đi những cơ hội để trẻ rèn luyện chút thao tác tưởng như rất đơn giản này. “Đốt lửa” chỉ là một trong nhiều thao tác cơ bản mà trẻ em bây giờ hầu như không được biết tới. Giáo sư Hirakv cho rằng để trẻ rèn luyện những thao tác tương tự như vậy là hết sức quan trọng. Qua đó, các em không chỉ biết được một số kỹ năng, thao tác, mà quan trọng nhất là học được cách tự xoay sử trong mọi tình huống. Để cải thiện tình hình này, Giáo sư Hirakv kiến nghị một phương pháp không quá khó khăn trong thực hiện, đó là hãy đưa con trẻ đi du lịch, đi dã ngoài thường xuyên hơn.
14. Cho phép con thất bại:
Là nhà sản xuất xe hơi, xe máy, người ta lập Công ty Honda nổi tiếng toàn thế giới nhưng ông Honda Soichiro có một thời đi học khá trái ngược. Khi là học sinh tiểu học, Honda thường đứng cuối lớp về học lực. Với mọi công việc khác, Honda thường cũng không thực hiện được, gần như chạm vào việc nào thì việc đó thất bại. Mặc dù vậy, sau này chính ông đã thừa nhận những năm tháng “hậu đậu” đó là lý do để ông có được đầu óc năng động và sáng tạo như ngày nay. Ông nói:
“Với mỗi công việc, nếu bạn tự bắt tay vào làm, bạn sẽ hiểu được giá trị cũng như tác dụng của nó khác nhiều lần so với việc chỉ đứng trông người ta làm…”.
Rất tâm đắc với quan niệm này, Giáo sư Hirakv khuyên các bậc phụ huynh học sinh đừng chỉ đứng nhìn thất bại của con cái, tốt hơn là hãy suy nghĩ mặt lợi hại của những thất bại ấy.
Mỗi con người trong quá trình lớn lên, trưởng thành đều không thể tránh khỏi đôi lần thất bại. Tất nhiên cũng có những đứa trẻ gặp nhiều thất bại hơn con số một, hai lần. Bố mẹ nhìn con cái thất bại thường lo lắng không yên, e sợ rằng tương lai của con rồi cũng chỉ dắt dây thất bại.
Sự lo ngại này đẩy nhiều bố mẹ đến tư tưởng tìm mọi cách để con không phải đối mặt với thất bại nữa. Không muốn thừa nhận thất bại của con, bố mẹ vô tình gây nên áp lực cho con trẻ: “Không được làm sai nữa đấy!”, “Con đã làm hỏng việc này bao nhiêu lần rồi hả?”, “con mà còn làm sai nữa thì”…
Khi con cái gặp thất bại, bố mẹ hãy là những người giảm bớt gánh nặng tâm lý của con. Không chỉ bố mẹ phải có thái độ chấp nhận, thừa nhận sự thất bại của con mà còn phải là người giúp con có những nhìn nhận tích cực với thất bại. Sau mỗi lần con gặp thất bại, điều bạn cần làm là giúp con có sức mạnh để sửa chữa những sai lầm và tự tin vững vàng vươn lên.
Thực tế đã chứng minh rằng, liệu pháp hữu ích cho tâm lý con trẻ là cảm giác “được phép thất bại” hơn là “bị cấm đoán thất bại”. Ông Honda Soichiro cũng từng khẳng định:
“Không thể sợ thất bại. Lý do duy nhất buộc bạn không được sợ thất bại là vì một khi đã sợ thất bại thì bạn làm gì cũng không thành công!”.
Nếu như luôn ở trong tâm lý “sợ thất bại”, “sợ sai” thì với mọi công việc, trẻ luôn không dám nói, không dám làm. Giáo sư Hirakv dẫn ra một ví dụ sau để chứng minh điều này: Một em nhỏ luôn sợ hãi khi phải đến trường. Bố mẹ hỏi lý do, em nhất định không chịu nói. Quá lo lắng, bố mẹ đưa em tới bác sĩ. Sau nhiều kiên nhẫn, bác sĩ tìm ra nguyên nhân. Điều đáng ngạc nhiên là chính em nhỏ này đã tự nói ra nguyên nhân “căn bệnh” của bản thân mình:
“Cháu không bị làm sao cả. Cháu không muốn đến trường vì ở trường, mỗi khi làm việc gì, nếu cháu làm sai đều bị các bạn ấy lôi ra làm trò cười. Cháu rất sợ đến trường, rất sợ bị các bạn ấy cười…”.
Từ khía cạnh trên của vấn đề, Giáo sư Hirakv thậm chí còn đề nghị người lớn đôi khi hãy để con trẻ gặp thất bại. Chẳng hạn, khi trẻ muốn “thử nghiệm” một ý tưởng nào đó, cho dù với tầm suy nghĩ của người lớn, chúng ta hiểu rằng việc đó sẽ đi đến thất bại thì ở mức độ cho phép, chúng ta hãy để trẻ được theo chủ kiến riêng, để trẻ được “dám làm dám chịu”, có thất bại, có trải nghiệm. Hơn nữa, không nên loại trừ khả năng những ý tưởng của con trẻ có thê vượt ngoài dự tính của chúng ta, con trẻ có thể thành công khi mà chủ quan chúng ta không phải lúc nào cũng hoàn toàn đúng.
15. Đừng để con trẻ có ý tưởng chống đối:
Phản kháng là một tiêu chí quan trọng chứng tỏ con bạn đã trưởng thành. Đến một độ tuổi nhất định, con trẻ sẽ tự lập, có chủ kiến riêng trong nhiều vấn đề. Khi nghe ý kiến của bố mẹ cũng như của mọi người xung quanh, thay vì sự phục tùng , trẻ sẽ có sự tiếp nhận mang tính lưạ chọn, không tán thành. Vì đặc điểm này, người lớn cần hiểu rằng ở độ tuổi “biết phản kháng”, trẻ sẽ luôn có xu hướng không tiếp thu vô điều kiện những quan điểm của bố mẹ. Chẳng hạn, nếu người lớn trách mắng, con trẻ có thể phản ứng bằng những lời tương tự như: “Thế tại sao hôm trước mẹ cũng làm như thế?”, “Tại sao chỉ con không được làm thế, tại sao con làm thế thì bị mắng?”… Dù kiên nhẫn đến đâu nhưng nếu phải nghe những phản ứng này từ con trẻ, chắc hẳn ít bố mẹ nào có thể tiếp tục kiên nhẫn và kìm nén tức giận!
Nhìn nhận vấn đề này, Giáo sư Hirakv có một cách lý giải khác. Theo ông, cho dù tức giận nhưng chúng ta nên thừa nhận rằng khi con trẻ biết phát hiện lỗi sai của bố mẹ, khi con trẻ dám nói ra lỗi sai của bố mẹ, điều đó chứng tỏ con đã trưởng thành về năng lực phán đoán, nhìn nhận của bản thân. Theo góc độ này, “phản kháng” nên được coi là một tiêu chí của sự trưởng thành.
Không phục tùng cha mẹ, thậm chí luôn tìm cách chống đối những ý kiến của cha mẹ, những biểu hiện này luôn đi cùng sự trưởng thành năng lực độc lập, chủ động tư duy của con trẻ. Đến một độ tuổi lớn hơn, khi trở thành những người lớn thực sự, con cái bạn sẽ biết đứng ở lập trường của người khác để suy nghĩ, biết nhìn nhận ý kiến của người khác, khi đó, những phản ứng trước sự bất đồng quan điểm sẽ bình tĩnh và có tính kiểm soát hơn. Vì thế, bạn nên hiểu rõ điều này để ứng xử một cách thoả đáng hơn khi con có tư tưởng “phản kháng”.
Trong những cuốn sách của mình, Giáo sư Hirakv ghi lại câu chuyện như sau: ở một khu nhà tập thể của Tokyo, có một người phụ nữ nổi tiếng ở tài trong việc thuyết phục người khác. Rất nhiều bố mẹ trong khu nhà thường tới nhờ bà đến khuyên giải giúp bọn trẻ. Khi hỏi về bí quyết, bà nói:
“Điều này chẳng có gì gọi là bí quyết cả.
Chỉ cần mình nói sao để dễ tiếp thu thì người nghe sẽ hiểu ra vấn đề thôi!”.
Thực ra, đây chỉ là một cách nói khiêm tốn. Để có được kỹ năng “nói sao cho đối phương dễ tiếp thu” đòi hỏi người nói phải hội tụ nhiều yếu tố, trong đó quan trọng là phải biết tạo ra “những điều kiện để dễ tiếp thu”. Những điều kiện này có thể kể ra mấy điểm sau:
Thứ nhất, phải tìm cách thay đổi những phản cảm từ phía con trẻ, phá bỏ thành kiến ở trẻ cho rằng cha mẹ luôn không đồng tình với ý kiến của chúng. Để tránh những “xung đột” trực tiếp, bố mẹ có thể thông qua người thứ ba hoặc bằng cách viết thư, viết nhật ký… Điều cốt yếu ở bước đầu tiên là phải để con trẻ cảm thấy bố mẹ và chúng không đứng ở hai phía đối lập. Bằng cách này hay cách khác, bố mẹ hãy cố gắng biểu hiện cho trẻ thấy bố mẹ thật sự rất hiểu vấn đề của trẻ và hoàn toàn có khả năng cùng chia sẻ.
Thứ hai, không khí đối ngoại giữa bố mẹ và con cái phải thể hiện tinh thần tôn trọng, vì bố mẹ sẵn sàng lắng nghe và chia sẻ những quan điểm của con nên con cũng hãy lắng nghe và chia sẻ những quan điểm của bố mẹ. Bố mẹ nhất thiết không nên sử dụng những lời chỉ trích, những câu ra lệnh, áp đặt với trẻ, như thế là để tránh những lời “cãi trả”, những phản ứng bồng bột từ phía con trẻ trong cuộc đối thoại.
Thứ ba, cuộc đối thoại chỉ thật sự bắt đầu khi tâm lý con đã bình tĩnh và ổn định. Trước hết, bố mẹ hãy tháo gỡ cho con những gánh nặng tâm lý. Đây cũng là một yếu tố tạo nên xu thế “dễ tiếp thu” ở con trẻ. Trong cuộc trò chuyện, muốn phê bình hay khuyên nhủ con cái, bố mẹ hãy đừng quên bày tỏ sự tin tưởng của mình nơi con trẻ: “Bố tin rằng con sẽ làm được”, “Mẹ biết con hiểu những điều mẹ nói”…
Mỗi lần phê bình hay khuyên giải con cái, bố mẹ phải hết sức chú ý đến khả năng ứng phó, tâm lý bất mãn có thể nảy sinh ở con. Nếu xử lý các tình huống giáo dục không thoả đáng, hậu quả không chỉ là bố mẹ thất bại trong phê bình, khuyên giải con mà còn để lại trong đầu óc bọn trẻ những tư tưởng bất bình, bất mãn, những thứ rất nguy hại cho sự phát triển lành mạnh của tâm lý – tinh thần.
Để những tư tưởng bất bình, bất mãn không lưu giữ trong đầu óc con trẻ. Giáo sư Hirakv đưa ra hai nguyên tắc. Khi con trẻ bất mãn, biểu hiện bên ngoài sẽ là sự phẫn nộ, phản kháng, thái độ ứng phó quyết liệt. Lúc đó, nguyên tắc thứ nhất là nếu những bất đồng, phẫn nộ thì tức là “năng lượng bất mãn” đã “triệu tiêu” cùng “năng lượng phản kháng”. Còn nguyên tắc thứ hai là hãy để cho những bất mãn cũng như những phẫn nộ này cùng không xảy ra, nghĩa là ngay từ đầu, bố mẹ phải kiểm soát tình hình để không xảy ra “xung đột trực diện”.
Giáo sư Hirakv phân tích, nếu theo nguyên tắc thứ nhất, khi con trẻ cảm thấy bất bình tức là sẽ nảy sinh một quan điểm riêng. Lúc đó, bố mẹ để cho con cùng tham gia bàn bạc để đi tới một số cách giải quyết, sau đó để trẻ lựa chọn một trong những cách giải quyết này. Như vậy, trong khi để con tham gia cùng tìm hướng giải quyết, bố mẹ vừa có thể khéo léo điều chỉnh suy nghĩ của con, vừa để con có cảm giác rằng đây đều là những cách giải quyết được đưa ra bởi chính bản thân con (mà không phải từ sự bắt ép của bố mẹ). Việc này cũng giống như bảo một người rót hai cốc nước cho bằng nhau. Sau đó để người thứ hai lựa chọn lấy một cốc. Vì người thứ hai được chọn trước nên sẽ cảm thấy hài nhất với cốc nước mình chọn và chính là hài lòng với bản thân mình. Với người rót nước, bản thân anh ta đã rót hai cốc nước bằng nhau theo đúng ý kiến của mình, vì thế sẽ cho rằng dù chọn cốc nước nào thì cũng như nhau. Khi đó, anh ta dù là người chọn sau nhưng vẫn hài lòng với kết quả của mình. Trong tình huống này, cả hai người đều đạt được sự thoả mãn.
Theo nguyên tắc thứ hai, đầu tiên bố mẹ phải để con cái nói hết những bất bình, bất mãn của bản thân. Sau khi lắng nghe, bố mẹ hãy từng bước “chuyển đổi mục tiêu” của sự bất bình ở con trẻ. Chẳng hạn, có thể nói với con:
“Bố biết việc này con không đồng ý nhưng cũng không thể giải quyết ngay được…”.
Mục đích chủ yếu là chuyển hóa sự bất bình ở con trẻ sang một tâm thế dễ giải toả hơn, ngăn cản những bất bình phát sinh thành sự phẫn nộ, tức giận không có khả năng kiểm soát.
16. Tăng cường sức bền bỉ của con trẻ:
Nhiều người than thở rằng bọn trẻ bây giờ ít tập trung và sức bền bỉ rất kém. Theo quan sát của Giáo sư Hirakv, một trong những nguyên nhân nằm ở “quảng cáo” trên truyền hình. Chúng ta biết rằng yêu cầu đầu tiên của quảng cáo là tạo sự chú ý tập trung của mọi người chỉ trong 30 giây đến một phút, mục tiêu là gây nên những ấn tượng về thương hiệu sản phẩm trong đầu óc người xem.
Những đứa trẻ ngày nay hầu hết đều xem quảng cáo từ rất nhỏ. Trẻ sớm quen với những động thái nhanh, sức tập trung chỉ trong những khoảng thời gian ngắn.
Tuy nhiên, bố mẹ không nên vì thế mà quá lo lắng. Quảng cáo chỉ là một trong những tác nhân kích thích. Về mặt nào đó, trẻ con vốn chưa có khả năng chịu đựng lâu, chẳng hạn, chúng chỉ có thể ngồi yên độ năm ba phút là cảm thấy chán nản, khó chịu.
Phân tích khả năng chịu đựng của trẻ, chúng ta sẽ thấy hai trường hợp chính:
Một là, những em nhỏ làm việc gì cũng chóng nản, ví dụ: chỉ có thể ngồi học tập trung chưa đầy năm phút.
Hai là, những em nhỏ luôn luôn thay đổi sở thích, hôm nay thích mốn đồ chơi này, mai thích món đồ chơi khác, nói cách khác, đó là những em nhỏ không kiên trì với một hoạt động nhất định.
Vậy bố mẹ cần làm gì để tăng cường khả năng chịu đựng cũng như tính kiên trì, bền bỉ của các em nhỏ? Những biện pháp đầu tiên là bố mẹ hãy cho trẻ lựa chọn và làm một số công việc với yêu cầu hằng ngày đều nhất định hoàn thành. Không phụ thuộc là công việc lớn hay nhỏ, nhiều hay ít, mục tiêu quan trọng là trẻ phải hoàn thành mỗi ngày, chẳng hạn, giúp bố mẹ sắp bát đũa chuẩn bị bữa cơm, buổi sáng mở hòm thư lấy báo cho bố mẹ, viết nhật ký trước khi đi ngủ… từ việc rèn luyện các thói quen cuộc sống hàng ngày, bố mẹ tiếp tục với việc giúp con tập trung trong học tập. Bố mẹ không nên nôn nóng, hãy gia tăng thời lượng một cách chậm rãi. Bắt đầu, có thể chỉ yêu cầu con tập trung học bài trong năm phút mỗi ngày, sau đó tăng lên bảy phút, tám phút… Khi con tỏ ra cố gắng và thực hiện được yêu cầu đề ra, bố mẹ hãy cổ vũ, động viên, cho dù những tiến bộ của con còn rất chậm.
Chỉ cần kiên trì hướng dẫn, động viên con trẻ, bạn sẽ thấy con trẻ có thể nhanh chóng thay đổi như thế nào. Một khi trẻ đã hình thành thói quen tập trung, chuyên tâm thì dù được buông lỏng, trẻ cũng vẫn hoàn thành những công việc cần làm. Điều này cũng giống như một người có thói quen viết nhật ký. Khi đó, dù mỗi ngày bận bịu đến đâu, mệt mỏi thế nào, người ấy cũng phải cố gắng mở sổ viết được một đôi dòng rồi mới cảm thấy yên tâm!
Nguồn sách Phương pháp giáo dục thực tiễn Hirakv