Kabuki là loại hình nghệ thuật truyền thống ở Nhật từ xa xưa và luôn là ẩn số đối với những du khách nước ngoài khi đến đây. Và kịch kabuki xưa được xem là khó và cầu kì hơn kịch kabuki thời bấy giờ.

Du khách sẽ không tài nào hiểu được nội dung của kịch kabuki nếu không có cái nhìn rõ nét và sâu sắc về những nhân vật lẫn vai trò của họ trong vở kịch nghệ.
Nhân vật
Trong kịch kabuki ,mỗi nhân vật có vai trò khác nhau. Mỗi nhân vật sẽ được hóa trang tùy theo vai diễn của mình. Trang phục họ khoác lên sẽ quyết định vai của họ trong vở kịch (kể cả hóa trang cũng sẽ khác nhau). Mỗi vai sẽ có điệu múa lẫn biểu cảm cũng sẽ được ấn định tùy theo vai diễn. Và việc ghi nhớ lẫn hiểu được vai diễn trong vở kịch sẽ giúp khán giả bắt kịp được nội dung.
Vai nữ (Onnagata)

Vai đầu tiên là “onnagata”, có nghĩa là “vai diễn nữ”. Vì truyền thống xưa cấm phụ nữ diễn trên sân khấu cho nên vai nữ sẽ được đàn ông đảm nhiện. Các vai nữ gồm có: công nương, phụ nữ lớn tuổi, và người vợ trung thành. Cách diễn của các diễn viên nam đều phải toát lên sự nữ tính.
Vai chính diện (tachiyaku)

Vai tiếp theo chính là tachiyaku hay còn gọi là “vai chính diện”. Tương tự như “onnagata”, tachiyaku, tachiyaku có thể chia thành 2 loại. Một là người đàn ông thông thái, tài năng nhưng có cuộc đời bất hạnh (jitsugotoshi), hai là vai diễn hài (dokegata) hoặc vai diễn thanh niên trẻ.
Vai phản diện (Katakiyaku)

Vai cuối cùng chính là katakiyaku, hay còn gọi là “vai phản diện”. Vai này bao gồm, Iroaku bảnh bao, quý tộc Kugeaku, và Kunikuzushi, kẻ phản quốc.
Cách diễn
Tư thế diễn

Yếu tố tiếp theo chính là tư thế diễn kịch. Ví dụ như tư thế “mie” trong vở kịch. Mỗi vai đều có tư thế đứng riêng biệt. Những tư thế đó sẽ gắn liền với vai diễn suốt vở kịch. Khi gần kết thúc buổi diễn, diễn viên sẽ cầm nẹp gỗ gõ liên hồi, và chuyển động đầu cùng hướng thẳng vào khán giả (vai nam sẽ tạo dáng nhiều hơn vai nữ). Việc canh tư thế vào kết màn rất quan trọng vì điều này quyết định ấn tượng của khán giả đến vở kịch.
Múa

Một kĩ thuật diễn khác là múa. Tuy kịch không cho phép thực hiện cả bài múa, tuy nhiên kĩ thuật diễn này vẫn rất quan trọng. Có 2 điệu múa: mitate và monomane. Monomane là kiểu múa hình thể, còn mitate là việc múa sử dụng đạo cụ (như quạt, kiếm). Việc múa rất quan trọng trong việc dẫn chuyện.
Diễn viên luôn phải chú ý vào hình thể, hóa trang, đạo cụ để giúp khán giả hiểu được cốt truyện vở kịch muốn truyền tải. Kabuki là loại hình nghệ thuật có chiều sâu lẫn tính nghệ thuật cao của Nhật Bản. Tuy những điều trên đây không thể truyền đạt hết những gì của kịch Kabuki, nhưng mong nó sẽ giúp bạn hiểu 1 phần nào đó về loại kịch lâu đời này.
Nhân vật
Trong kịch kabuki ,mỗi nhân vật có vai trò khác nhau. Mỗi nhân vật sẽ được hóa trang tùy theo vai diễn của mình. Trang phục họ khoác lên sẽ quyết định vai của họ trong vở kịch (kể cả hóa trang cũng sẽ khác nhau). Mỗi vai sẽ có điệu múa lẫn biểu cảm cũng sẽ được ấn định tùy theo vai diễn. Và việc ghi nhớ lẫn hiểu được vai diễn trong vở kịch sẽ giúp khán giả bắt kịp được nội dung.
Vai nữ (Onnagata)

Vai đầu tiên là “onnagata”, có nghĩa là “vai diễn nữ”. Vì truyền thống xưa cấm phụ nữ diễn trên sân khấu cho nên vai nữ sẽ được đàn ông đảm nhiện. Các vai nữ gồm có: công nương, phụ nữ lớn tuổi, và người vợ trung thành. Cách diễn của các diễn viên nam đều phải toát lên sự nữ tính.
Vai chính diện (tachiyaku)

Vai tiếp theo chính là tachiyaku hay còn gọi là “vai chính diện”. Tương tự như “onnagata”, tachiyaku, tachiyaku có thể chia thành 2 loại. Một là người đàn ông thông thái, tài năng nhưng có cuộc đời bất hạnh (jitsugotoshi), hai là vai diễn hài (dokegata) hoặc vai diễn thanh niên trẻ.
Vai phản diện (Katakiyaku)

Vai cuối cùng chính là katakiyaku, hay còn gọi là “vai phản diện”. Vai này bao gồm, Iroaku bảnh bao, quý tộc Kugeaku, và Kunikuzushi, kẻ phản quốc.
Cách diễn
Tư thế diễn

Yếu tố tiếp theo chính là tư thế diễn kịch. Ví dụ như tư thế “mie” trong vở kịch. Mỗi vai đều có tư thế đứng riêng biệt. Những tư thế đó sẽ gắn liền với vai diễn suốt vở kịch. Khi gần kết thúc buổi diễn, diễn viên sẽ cầm nẹp gỗ gõ liên hồi, và chuyển động đầu cùng hướng thẳng vào khán giả (vai nam sẽ tạo dáng nhiều hơn vai nữ). Việc canh tư thế vào kết màn rất quan trọng vì điều này quyết định ấn tượng của khán giả đến vở kịch.
Múa

Một kĩ thuật diễn khác là múa. Tuy kịch không cho phép thực hiện cả bài múa, tuy nhiên kĩ thuật diễn này vẫn rất quan trọng. Có 2 điệu múa: mitate và monomane. Monomane là kiểu múa hình thể, còn mitate là việc múa sử dụng đạo cụ (như quạt, kiếm). Việc múa rất quan trọng trong việc dẫn chuyện.
Diễn viên luôn phải chú ý vào hình thể, hóa trang, đạo cụ để giúp khán giả hiểu được cốt truyện vở kịch muốn truyền tải. Kabuki là loại hình nghệ thuật có chiều sâu lẫn tính nghệ thuật cao của Nhật Bản. Tuy những điều trên đây không thể truyền đạt hết những gì của kịch Kabuki, nhưng mong nó sẽ giúp bạn hiểu 1 phần nào đó về loại kịch lâu đời này.
Theo Sugoi.vn/ http://jpninfo.com/41121