Trong chuyến đi du lịch lần đầu tới Nhật Bản, hầu như bất kì du khách nào cũng nhận thấy sự khác biệt của đồng 5 yên. Với màu vàng bóng và lỗ tròn nổi bật ở giữa, nhận đồng xu 5 yên tại quầy đổi tiền hay máy bán hàng sẽ khiến bạn có cảm giác như đồng tiền này đang nói “Chào mừng bạn đến với Nhật Bản!”

Nhưng một số người dân Nhật Bản đã nêu lên quan điểm rằng đồng 5 yên nên được thiết kế lại một chú. Họ đã nêu ra một số ví dụ về sự khó khăn của du khách khi đến đây khi sử dụng các phương tiện giao thông công cộng và không biết đồng xu này có giá trị bao nhiêu.
Có thể thấy, đồng xu 5 yên là đồng tiền duy nhất không in giá trị bằng số. Cách duy nhất để nhận biết là đọc chữ kanji 五円, nghĩa là 5 yên. Nhưng nếu bạn là một du khách nước ngoài không biết kanji, hay không đọc được 2 chữ này, thậm chí không biết được tiếng Nhật, làm sao để có thể biết đồng xu này có giá trị bao nhiêu đây? Vì lý do này, một số người cho rằng nên thêm những con số lên xu 5 yên trước thế vận hội Tokyo năm 2020 do số du khách đến trong dịp đó sẽ tăng đáng kể.
Nhưng trước khi xem xét việc thêm những con số vào đồng 5 yên, chúng ta hãy xem ý nghĩa trong thiết kế của nó. Đây là đồng xu xuất hiện lần đầu năm 1940. Trong thời điểm đó, Nhật Bản vẫn đang hồi phục sau những thiệt hại của chiến tranh thế giới thứ II. Đồng xu này có 2 mầm cây nhỏ đặt ở hai bên trên một mặt của đồng xu, tượng trưng cho hi vọng về một tương lai tốt đẹp hơn.

Ở mặt trước, người ta đã đặt các hình ảnh tượng trưng cho ba trụ cột vực dậy nền kinh tế Nhật Bản. Đầu tiên là cây lúa, tượng trưng cho nền nông nghiệp; ở phía dưới có các đường ngang xen lẫn với hai chữ kanji đại diện cho 5 yên tương trưng cho làn sóng biển, lý do là vì thủy hải sản luôn là ngành nghề chủ lực, có đóng góp quan trọng trong cuộc sống và kinh tế Nhật Bản; cuối cùng là lỗ tròn ở trung tâm với những rãnh xung quanh, đây là biểu tượng của nền cơ khí Nhật Bản.

Với quá nhiều biểu tượng như vậy, một thiết kế mới có thể là cuộc cải tổ hoàn toàn đồng 5 yên. Thế nhưng điều này gần như chắc chắn sẽ không xảy ra bởi đây là hình ảnh tượng trưng rất ý nghĩa trong văn hóa Nhật Bản và việc thay đổi cũng rất tốt kém. Bên cạnh đó, nếu du khách sử dụng xu đô la, sẽ không khó để nhận ra rằng đồng 5 đô la cũng có cấu trúc tương tự xu 5 yên, với lỗ tròn ở giữa!
Có thể thấy, đồng xu 5 yên là đồng tiền duy nhất không in giá trị bằng số. Cách duy nhất để nhận biết là đọc chữ kanji 五円, nghĩa là 5 yên. Nhưng nếu bạn là một du khách nước ngoài không biết kanji, hay không đọc được 2 chữ này, thậm chí không biết được tiếng Nhật, làm sao để có thể biết đồng xu này có giá trị bao nhiêu đây? Vì lý do này, một số người cho rằng nên thêm những con số lên xu 5 yên trước thế vận hội Tokyo năm 2020 do số du khách đến trong dịp đó sẽ tăng đáng kể.
Nhưng trước khi xem xét việc thêm những con số vào đồng 5 yên, chúng ta hãy xem ý nghĩa trong thiết kế của nó. Đây là đồng xu xuất hiện lần đầu năm 1940. Trong thời điểm đó, Nhật Bản vẫn đang hồi phục sau những thiệt hại của chiến tranh thế giới thứ II. Đồng xu này có 2 mầm cây nhỏ đặt ở hai bên trên một mặt của đồng xu, tượng trưng cho hi vọng về một tương lai tốt đẹp hơn.

Ở mặt trước, người ta đã đặt các hình ảnh tượng trưng cho ba trụ cột vực dậy nền kinh tế Nhật Bản. Đầu tiên là cây lúa, tượng trưng cho nền nông nghiệp; ở phía dưới có các đường ngang xen lẫn với hai chữ kanji đại diện cho 5 yên tương trưng cho làn sóng biển, lý do là vì thủy hải sản luôn là ngành nghề chủ lực, có đóng góp quan trọng trong cuộc sống và kinh tế Nhật Bản; cuối cùng là lỗ tròn ở trung tâm với những rãnh xung quanh, đây là biểu tượng của nền cơ khí Nhật Bản.

Với quá nhiều biểu tượng như vậy, một thiết kế mới có thể là cuộc cải tổ hoàn toàn đồng 5 yên. Thế nhưng điều này gần như chắc chắn sẽ không xảy ra bởi đây là hình ảnh tượng trưng rất ý nghĩa trong văn hóa Nhật Bản và việc thay đổi cũng rất tốt kém. Bên cạnh đó, nếu du khách sử dụng xu đô la, sẽ không khó để nhận ra rằng đồng 5 đô la cũng có cấu trúc tương tự xu 5 yên, với lỗ tròn ở giữa!
Theo Sugoi.vn/ http://en.rocketnews24.com/2017/06/17/does-japans-five-yen-coin-need-a-foreigner-friendly-redesign