Chắc hẳn bạn cũng không còn lạ gì khi bắt gặp 1 hoặc nhiều nhóm trẻ em 6,7 tuổi đi tàu điện một mình. Những đứa trẻ mang giày da bóng, áo yếm, mũ rộng vành cùng cặp học sinh tự đi học một mình trong sự giám sát của người lớn từ xa.
Các bậc cha mẹ ở Nhật thường tập cho trẻ tự lập sớm. Chương trình thực tế nổi tiếng trên Ti vi có tên, Hajimete no Otsukai, (Con đã lớn khôn bản Nhật) đã ghi lại những hình ảnh các bé nhỏ tuổi đi làm việc vặt cho gia đình. Chương trình này đã hoạt động hơn 25 năm ở Nhật.
Kaito, một cậu bé 12 tuổi đã đi tàu điện 1 mình để trở về nhà. Cậu bé đã bắt đầu tự đi một mình khi cậu 9 tuổi. Cậu bé chia sẻ
“Lúc đầu, cháu hơi lo lắng”,nhưng “Sau khi quen dần thì cháu đã bớt lo hơn”.
Giờ đây, cậu bé đã không còn rắc rối gì khi đi tàu điện. Ba mẹ của bé cũng rất lo lắng lúc bắt đầu, tuy nhiên họ quyết định điều này vì lợi ích cho con.
“Tôi đã bắt đầu đi tàu điện một mình khi tôi trẻ hơn Kaito nhiều”. Mẹ kế của cậu cho biết “Ngày ấy, chúng tôi không có điện thoại nhưng vẫn có thể tìm ra đúng hướng mình cần đi. Nếu Kaito bị lạc, cháu có thể gọi đến chúng tôi”.
Vậy lí do cho việc tự lập quá sớm này là gì? Thật ra không phải là vì “lợi ích của bản thân con trẻ” mà là “sự nhờ cậy dây chuyền”.
Dwayne Dixon, nhà nhân học văn hóa, người viết luận án về tuổi trẻ ở Nhật đã cho rằng “Nếu trẻ em học cách tự lập sớm, thì chúng sẽ ý thức được việc giúp đỡ mọi cá nhân trong cộng đồng quan trọng thế nào”.
Điều này cũng được phát triển thêm tại trường, nơi trẻ em sẽ tự lau dọn và phục vụ bữa trưa 1 mình thay vì nhờ cậy vào người lớn. “Việc này sẽ giúp trẻ học được cách phân công công việc cũng như truyền đạt lại cho mọi người cách thức làm việc, chẳng hạn như việc lau chùi toilet chẳng hạn”. Dixon cho biết.
Việc có trách nhiệm cho tài sản chung ở nơi công cộng sẽ làm trẻ hiểu hậu quả của mình gây ra, chẳng hạn như khi trẻ làm bẩn cái gì thì phải tự tay lau dọn cái đó. Ý thức này cũng được lan toả rộng rãi ở công cộng hơn (đây là lý do vì sao mà Nhật Bản vô cùng sạch). Môt đứa trẻ ở ngoài công cộng sẽ biết được rằng mình có thể nhờ cậy vào mọi người.
Chắc hẳn việc này cũng là lí giải cho tỉ lệ tội phạm ở Nhật cực kì thấp. Kể cả những nơi có quy mô nhỏ cũng có nhận thức về sự an toàn khi đi bộ rất cao.
“Việc đi bộ ở Nhật thì an toàn hơn nhiều so với sử dụng xe cộ để di chuyển” Dixon cho biết. Ở Nhật, mọi người đều đi bộ cùng nhau hoặc sử dụng các phương tiện công cộng. Các tài xế luôn nhường đường và nhắc nhở những người sai luật.
Mẹ kế của Kaito nói rằng cô sẽ không để con mình đi tàu điện ở London hay NewYork trừ Tokyo. Ngoài việc tin vào con cái, các bậc cha mẹ còn đặt cả niềm tin vào cộng đồng, Dixon cho biết “rất nhiều trẻ em đã đi vào đời một cách vững trãi”.
Kaito, một cậu bé 12 tuổi đã đi tàu điện 1 mình để trở về nhà. Cậu bé đã bắt đầu tự đi một mình khi cậu 9 tuổi. Cậu bé chia sẻ
“Lúc đầu, cháu hơi lo lắng”,nhưng “Sau khi quen dần thì cháu đã bớt lo hơn”.
Giờ đây, cậu bé đã không còn rắc rối gì khi đi tàu điện. Ba mẹ của bé cũng rất lo lắng lúc bắt đầu, tuy nhiên họ quyết định điều này vì lợi ích cho con.
Mẹ kế của Kaito đã nói “Thật ra, việc đi tàu điện rất dễ và đúng giờ và Kaito là một đứa trẻ rất thông minh”.
“Tôi đã bắt đầu đi tàu điện một mình khi tôi trẻ hơn Kaito nhiều”. Mẹ kế của cậu cho biết “Ngày ấy, chúng tôi không có điện thoại nhưng vẫn có thể tìm ra đúng hướng mình cần đi. Nếu Kaito bị lạc, cháu có thể gọi đến chúng tôi”.
Vậy lí do cho việc tự lập quá sớm này là gì? Thật ra không phải là vì “lợi ích của bản thân con trẻ” mà là “sự nhờ cậy dây chuyền”.
Dwayne Dixon, nhà nhân học văn hóa, người viết luận án về tuổi trẻ ở Nhật đã cho rằng “Nếu trẻ em học cách tự lập sớm, thì chúng sẽ ý thức được việc giúp đỡ mọi cá nhân trong cộng đồng quan trọng thế nào”.
Điều này cũng được phát triển thêm tại trường, nơi trẻ em sẽ tự lau dọn và phục vụ bữa trưa 1 mình thay vì nhờ cậy vào người lớn. “Việc này sẽ giúp trẻ học được cách phân công công việc cũng như truyền đạt lại cho mọi người cách thức làm việc, chẳng hạn như việc lau chùi toilet chẳng hạn”. Dixon cho biết.
Việc có trách nhiệm cho tài sản chung ở nơi công cộng sẽ làm trẻ hiểu hậu quả của mình gây ra, chẳng hạn như khi trẻ làm bẩn cái gì thì phải tự tay lau dọn cái đó. Ý thức này cũng được lan toả rộng rãi ở công cộng hơn (đây là lý do vì sao mà Nhật Bản vô cùng sạch). Môt đứa trẻ ở ngoài công cộng sẽ biết được rằng mình có thể nhờ cậy vào mọi người.
Chắc hẳn việc này cũng là lí giải cho tỉ lệ tội phạm ở Nhật cực kì thấp. Kể cả những nơi có quy mô nhỏ cũng có nhận thức về sự an toàn khi đi bộ rất cao.
“Việc đi bộ ở Nhật thì an toàn hơn nhiều so với sử dụng xe cộ để di chuyển” Dixon cho biết. Ở Nhật, mọi người đều đi bộ cùng nhau hoặc sử dụng các phương tiện công cộng. Các tài xế luôn nhường đường và nhắc nhở những người sai luật.
Mẹ kế của Kaito nói rằng cô sẽ không để con mình đi tàu điện ở London hay NewYork trừ Tokyo. Ngoài việc tin vào con cái, các bậc cha mẹ còn đặt cả niềm tin vào cộng đồng, Dixon cho biết “rất nhiều trẻ em đã đi vào đời một cách vững trãi”.
Theo Sugoi.vn/ http://www.businessinsider.com/little-kids-in-japan-are-independent-2015-10