0946.635.353 – 0862.799.559
Du học Sekai
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu công ty
    • Hồ sơ pháp lý
    • Chi nhánh tuyển sinh
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tin tức
    • Bản tin công ty
    • Tin tức xã hội
  • Du học Nhật Bản
    • Thông báo tuyển sinh
    • Tư vấn du học
    • Khám phá Nhật Bản
    • Trường học Nhật Bản
  • Du học Hàn Quốc
    • Thông báo tuyển sinh
    • Tư vấn du học
    • Khám phá Hàn Quốc
    • Trường học Hàn Quốc
  • Trung tâm ngoại ngữ
    • Thông báo khai giảng
    • Tự học tiếng Nhật
    • Tự học tiếng Hàn
    • Bí quyết học tiếng Nhật
    • Bí quyết học tiếng Hàn
    • Góc học viên
Trang chủ Tin tức xã hội Nhật Bản: Con rồng Châu Á đi giật lùi

Nhật Bản: Con rồng Châu Á đi giật lùi

Cập nhật: 05/07/2017
Người ta có cảm giác rằng đảo quốc Nhật Bản đang nằm ở một châu lục khác. Trong khi phần còn lại của châu Á tiến lên phía trước, “xứ sở hoa anh đào” lại đi theo chiều hướng ngược lại.
Nhật Bản: Con rồng Châu Á đi giật lùi
Ngày ấy, Nhật Bản từng là đầu tàu thúc đẩy châu Á phát triển. Nhưng bây giờ, trong một châu Á phát triển đầy năng động, Nhật Bản lại trở thành một đảo quốc trì trệ, với một chính giới bị tê liệt, phương thức kinh doanh bảo thủ và dân chúng tuyệt vọng khi nghĩ đến tương lai.

“Những thập kỷ bị đánh mất”

Trong suốt 20 năm qua, kể từ khi chiếc bong bóng chứng khoán và bất động sản nổ tung hồi đầu những năm 1990, kinh tế Nhật Bản rơi vào tình trạng gần như bị đóng băng.

Nhật Bản ngày trước từng là một nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh với tỷ lệ đầu tư công nghiệp khá cao. Nhưng Nhật Bản ngày nay lại là một nền kinh tế có chi phí sản xuất cao và dư thừa công suất… khiến cho nhiều công ty không muốn đầu tư vào lĩnh vực sản xuất. Tỷ lệ đầu tư trên GDP của Nhật Bản trong năm 2009 xấp xỉ 20%, giảm mạnh so với 33% của năm 1990.

Thời kỳ “hậu bong bóng” đen tối được gọi là “thập kỷ bị đánh mất” này đã kéo dài thành “những thập kỷ bị đánh mất”. Kinh tế hầu như không tăng trưởng, phúc lợi của người Nhật bị teo lại như “miếng da lừa” và người khổng lồ kinh tế Japan Inc. đang tụt hậu trên trường quốc tế. Có lẽ, ngay trong năm nay, Nhật Bản sẽ bị mất ngôi vị cường quốc kinh tế thứ hai thế giới vào tay Trung Quốc. Đây là một kết cục không thể nào tránh được.

Trong bối cảnh xảy ra cuộc khủng hoảng nợ công ở Hy Lạp, các nhà đầu tư luôn theo dõi sát sao tình trạng tài chính yếu kém của các nước công nghiệp phát triển và kinh tế Nhật Bản lại chính là nền kinh tế bị ốm nặng nhất. Nhiều thập kỷ quản lý ngân sách sai lầm đã khiến cho nợ nhà nước ở Nhật Bản cao gấp đôi GDP (200%), mức nợ cao nhất trong các nước công nghiệp phát triển.


Liệu Nhật Bản có phải là một con rồng đang đi thụt lùi?

Nhật Bản hiện đang bị khốn đốn trước một loạt vấn đề nan giải: xã hội lão hóa, thảm họa ngân sách và khả năng cạnh tranh ngày càng suy yếu.

Sự chao đảo của Nhật Bản hiện nay cho thấy rõ hậu quả của tình trạng trì trệ kéo dài, của những toan tính chính trị trong nước và tình trạng xơ cứng tư duy vẫn chiếm ưu thế so với tính thực dụng vốn rất cần thiết cho thay đổi.

Chính những biện pháp từng tạo “kỳ tích kinh tế Nhật Bản” trước đây lại quay sang bóp nghẹt nền kinh tế hiện nay. Người Nhật vẫn bám lấy mô hình tăng trưởng cũ, mặc dù mô hình đó hiện đã bị lỗi thời và làm xói mòn sức cạnh tranh của kinh tế Nhật Bản. Mặc dù tránh được tình trạng đổ vỡ nợ thứ cấp từng hành hạ nước Mỹ, nhưng khu vực tài chính Nhật Bản hiện đang khốn đốn bởi suy thoái kinh tế toàn cầu. Trong năm 2009, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế Nhật Bản đã giảm 5,2%, so với mức giảm 2,4% của nước Mỹ.

Nhà khoa học chính trị Kazunori Kawamura của Tohoku University nhận định: “Nhật Bản vẫn bám lấy cơ cấu cũ, ngăn cản sự nổi lên của nhiều ngành công nghiệp mới. Đội ngũ công chức quan liêu Nhật Bản đang tạo ra một hệ thống có lợi cho riêng họ”.

Người Nhật đang phải trả giá

Người Nhật đang phải trả giá. Mặc dù tính theo đầu người Nhật Bản vẫn là quốc gia giàu nhất châu Á, nhưng dân chúng nước này không ngày một giàu lên.

Thị trường lao động méo mó đang buộc 1/3 lực lượng lao động Nhật Bản phải làm việc dưới dạng hợp đồng hay thời vụ. Điều này có nghĩa là 1/3 lực lượng lao động Nhật Bản không được bảo hiểm thỏa đáng, hưởng lương, phúc lợi thấp và không có điều kiện học tập nâng cao tay nghề.

Tình trạng này cũng dẫn đến hạn chế tiêu dùng, một yếu tố cần thiết để kinh tế Nhật Bản tăng trưởng trở lại. Mức lương tháng bình quân hiện nay cũng chỉ bằng mức lương bình quân của những năm 1990, trong khi thu nhập của một gia đình công nhân trong năm 2009 giảm 4,6% so với năm trước.

Nguồn: Theo VinaCorp
Keywords: Du học Nhật Bản tại TP Vinh, Du học Nhật Bản tại Nghệ An, Du học Nhật Bản tại Hà Tĩnh, Học tiếng Nhật tại TP Vinh, Học tiếng Nhật tại Nghệ An, Học tiếng Nhật tại Hà Tĩnh

Bài viết khác

  • Chi phí du học Hàn Quốc là bao nhiêu???
  • Thông tin trường Đại học Keimyung University - 계명대학교 Hàn Quốc
  • Vì sao cần đặt cọc chống trốn khi Du học Hàn Quốc?

Tin tức

  • Bản tin công ty
  • Tin tức xã hội

Bản tin công ty

  • Tiễn đoàn du học sinh Hàn Quốc xuất cảnh
    Tiễn đoàn du học sinh Hàn Quốc xuất cảnh
  • TỪNG BỪNG NOEL CHÀO ĐÓN NĂM MỚI CÙNG SEKAI
    TỪNG BỪNG NOEL CHÀO ĐÓN NĂM MỚI CÙNG SEKAI
  •  THÔNG BÁO TUYỂN SINH DU HỌC TẠI NHẬT BẢN
    THÔNG BÁO TUYỂN SINH DU HỌC TẠI NHẬT BẢN
  • THÔNG BÁO TUYỂN SINH DU HỌC TẠI NHẬT BẢN DẠNG VISA ĐẶC ĐỊNH
    THÔNG BÁO TUYỂN SINH DU HỌC TẠI NHẬT BẢN DẠNG VISA ĐẶC ĐỊNH
  • Du học tại Hàn Quốc, Nhật Bản và những điều kiện bạn cần biết
    Du học tại Hàn Quốc, Nhật Bản và những điều kiện bạn cần biết

Tư vấn du học

  • THÔNG BÁO TUYỂN SINH HỌC BỔNG ĐIỀU DƯỠNG VIỆN QUỐC GIA TẠI NHẬT BẢN
    THÔNG BÁO TUYỂN SINH HỌC BỔNG ĐIỀU DƯỠNG VIỆN QUỐC GIA TẠI NHẬT BẢN
  • Đừng nhầm lẫn giữa Du học Nhật Bản và Xuất khẩu lao động
    Đừng nhầm lẫn giữa Du học Nhật Bản và Xuất khẩu lao động
  • Bị khuyết tật có đi du học Nhật Bản được không?
    Bị khuyết tật có đi du học Nhật Bản được không?
  • Điều kiện về tiếng khi đi du học Nhật Bản là gì?
    Điều kiện về tiếng khi đi du học Nhật Bản là gì?
  • Năm 2019 nên đi du học Nhật Bản hay du học Hàn Quốc?
    Năm 2019 nên đi du học Nhật Bản hay du học Hàn Quốc?
  • Trang chủ
  • Bản tin công ty
  • Tư vấn du học
  • Trường học Nhật Bản
  • Trung tâm Nhật ngữ
  • Liên hệ

CÔNG TY TNHH GIÁO DỤC SEKAI

Địa chỉ: Số 47, Đường Thành Thái, P.Hưng Phúc, TP. Vinh, tỉnh Nghệ An
  • 0946.635.353 – 0862.799.559
  • info@sekai.edu.vn
  • DU HỌC NHẬT BẢN
    • Tư vấn du học
    • Khám phá Nhật Bản
    • Trường học Nhật ngữ
  • TRUNG TÂM NHẬT NGỮ
    • Thông báo khai giảng
    • Tự học tiếng Nhật
    • Bí quyết học tiếng
Đăng ký nhận thông tin tuyển sinh du học, ưu đãi học phí lớp học sớm nhất từ Sekai
Copyright © 2017 by DU HOC SEKAI. All Rights Reserved.