Ở Nhật Bản, 15 phút là quá xa để đi bộ từ nhà bạn đến một ga tàu, nước miễn phí có ở khắp mọi nơi và đồ đạc gần như không bao giờ có thể thất lạc… Đó là một trong những điểm ưu việt của giao thông nước này.
Không cần xe cá nhân
Tại Nhật, giao thông công cộng phát triển đáng kinh ngạc, với các tuyến đường sắt và xe buýt, do Nhà nước và tư nhân cùng xây dựng, trong đó có tuyến JR Japan và tuyến tư nhân Tobu vô cùng nổi tiếng – Tobu cũng chính là nhà đầu tư, rót tiền xây dựng tháp truyền hình Tokyo Skytree được coi là biểu tượng mới của Tokyo. Thường thì 5 – 10′ đi bộ, người ta cũng có thể tìm được một nhà ga, đấy là chưa kể đến những nơi hệ thống giao thông chằng chịt như Tokyo thì chỉ mất từ 2 – 3′.
Người dân, khách du lịch có thể mua vé tàu thông qua các hệ thống máy bán vé tự động, hoặc mua thẻ Suica – một loại thẻ thanh toán được chấp nhận hầu hết các phương tiện giao thông công cộng (vé tàu, vé xe buýt…) và có thể mua hàng.
Quốc Việt – Du học sinh tại Nhật bản cho biết. Khi mới đến Nhật, sống tại Kitakoagen – cách ga Shinmatsudo khoảng 15′ đi bộ, thấy đã là gần, nhưng những người Nhật nói rằng, 15′ là một khoảng cách quá xa đối với những ga tàu, thường thì giá cho thuê của những ngôi nhà tại Nhật sẽ phụ thuộc vào việc khoảng cách giữa ngôi nhà và ga tàu là bao xa, càng xa thì giá càng rẻ.
Suica tương tự như một loại tiền dưới hình thức thẻ, bạn có thể nạp tiền vào nó thông qua hệ thống máy ở các nhà ga, nếu mất thẻ coi như bạn mất tiền nếu không kịp làm lại, ai cũng có thể mua Suica mà không cần trình bất cứ giấy tờ nào với giá khoảng 1.500 yên, trong đó có 1.000 yên (khoảng 180.000 đồng) là tiền có sẵn trong tài khoản.
Tàu tại Nhật, chính xác từng phút, bạn có thể nhìn giờ tàu trên bảng thông báo bằng tiếng Nhật, tiếng Anh và thỉnh thoảng có tiếng Hàn Quốc. Bạn cũng có thể tra tàu từ các ứng dụng dành cho smartphone và website để biết giờ tàu, nó rất phù hợp với tính cách của người Nhật – quý trọng thời gian. Nếu bảng thông báo là 3h15′ thì thời gian tàu chạy sẽ rơi vào khoảng 3h15′ – 3h15’30s.
Xe Buýt, tàu điện hay bất kì phương tiện giao thông nào khác đều có lối đi riêng dành cho người tàn tật. Đối với xe buýt, tài xế sẽ chủ động dừng xe lại, khởi động hệ thống đường tiếp đất dành cho người tàn tật trên xe buýt, hoặc xếp đường ghép thủ công rất lịch sự cho người tàn tật xuống, tiếp theo, họ hỏi xem người tàn tật sẽ xuống ga nào và tuỳ cửa ngồi của khách, nhân viên của nhà ga mà khách hàng xuống sẽ được giúp đỡ y như họ lên.
Trên tất cả các con đường đều có một vệt sơn đường màu vàng rực và có kí hiệu nổi, những người khiếm thị có thể phân biệt đâu là đường dành cho mình, và bị mù cũng có thể đi tàu điện như thường mà không cần tới sự giúp đỡ của người khác.
Nước tại mỗi gia đình cũng giống như nước tại các vòi này, không cần đun sôi mà người ta cứ thế uống mà cũng yên tâm không uống phải nước bẩn. Còn đối với hành lý, bạn yên tâm, nếu có bị mất thì “đen lắm” mới bị mất hẳn và hầu hết các vụ này đều do người nước ngoài tại Nhật nổi lòng tham, còn hầu như khách hàng không động vào, khi tàu đến cuối điểm dừng, nhân viên soát vé sẽ tạm giữ hành lý, thông báo đến hệ thống để khi hành khách liên lạc, họ sẽ được hoàn trả đầy đủ.
Mặc dù, hầu hết người dân Nhật đều sở hữu ô tô riêng, xe máy và cả xe đạp, nhưng đa số người Nhật đều đi tàu điện hàng ngày vì sự tiện lợi. Có thể nói, hệ thống tàu điện đã loại bỏ một cách rất tự nhiên những phương tiện giao thông khác trên đường phố Nhật Bản.
Vài điều lý thú về đường sắt Nhật Bản
Từ rất lâu, Nhật Bản đã xây dựng được hệ thống giao thông công cộng hoàn chỉnh tuyệt vời như vậy, mà cột mốc là sự kiện Olympics 1964. Lần đầu tiên, Nhật Bản được chọn làm nơi đăng cai Olympics mùa hè.
Olympics là cơ hội để một nước Nhật hoà nhập với thế giới sau khi đem quân đi gây oán khắp Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore và Việt Nam trong Chiến tranh Thế giới lần 2 và kết thức bằng sự thất trận, họ cần xây dựng một tuyến đường sắt để khách du lịch có thể thăm quan các nước Nhật, đặc biệt là vùng cố đô Kyoto, Osaka nằm trên đảo Honsu phía tây nước Nhật, vốn nằm cách xa Tokyo.
Từ thế kỉ 19, một học giả vô cùng tiếng tăm với bất cứ người Nhật nào là Fukuzawa Yukichi cùng với nhiều người đồng chí hướng, xây dựng nên thuyết “Thoát Á luận” – có nghĩa là đưa Nhật Bản vươn xa khỏi tầm châu Á, người Nhật thậm chí còn muốn vượt qua nền văn minh của các nước phương tây và họ đã muốn là quyến tâm làm bằng được.
Đó cũng chính là quyết tâm xây dựng nên hệ thống Shinkanshen – một hệ thống tàu siêu tốc vượt qua tất cả các nước khác vào thời điểm nó được ra mắt.
Quãng đường 500km và vận tốc 200km/h khiến các nước phương Tây đầy nghi hoặc, nhưng vào 1/10/1964, Nhật Bản đã khởi hành hành trình Toko – Osaka bằng Shinkanshen, đây là niềm tự hào của nước Nhật Bản.
Đường sắt Nhật Bản được coi là hệ thống đường sắt an toàn nhất thế giới, nhưng vẫn có những tai nạn gây chết người. Theo Kyodo News, vụ tai nạn nghiêm trọng gần đây nhất diễn ra vào ngày 25/4/2005, khiến 55 người thiệt mạng, khi một toa tàu bị trật bánh gần ga Hyogo (Osaka) mà nguyên nhân được xác định là do lái tàu đã điều khiển tàu với vận tốc gấp đôi sự cho phép.
Cho dù hiện tại, đường sắt cao tốc Việt Nam mới nhắm đến các đoàn tàu đạt 200km/h vào năm 2020, hướng tới khai thác các tuyến tàu với vận tốc 350km/ trong tương lai, tuy khá khiêm tốn so với các nước khác, nhưng đó cũng là điều cần thiết và thể hiện Chính phủ đã đi đúng hướng, trong việc phát triển một hệ thống giao thông công cộng trong tương lai. Nhất là khi, điều kiện kinh tế của Việt Nam vẫn đang rất nhỏ nhoi, nếu so với các cường quốc về tàu điện như Nhật hay Hàn Quốc.
Tại Nhật, giao thông công cộng phát triển đáng kinh ngạc, với các tuyến đường sắt và xe buýt, do Nhà nước và tư nhân cùng xây dựng, trong đó có tuyến JR Japan và tuyến tư nhân Tobu vô cùng nổi tiếng – Tobu cũng chính là nhà đầu tư, rót tiền xây dựng tháp truyền hình Tokyo Skytree được coi là biểu tượng mới của Tokyo. Thường thì 5 – 10′ đi bộ, người ta cũng có thể tìm được một nhà ga, đấy là chưa kể đến những nơi hệ thống giao thông chằng chịt như Tokyo thì chỉ mất từ 2 – 3′.
Người dân, khách du lịch có thể mua vé tàu thông qua các hệ thống máy bán vé tự động, hoặc mua thẻ Suica – một loại thẻ thanh toán được chấp nhận hầu hết các phương tiện giao thông công cộng (vé tàu, vé xe buýt…) và có thể mua hàng.
Quốc Việt – Du học sinh tại Nhật bản cho biết. Khi mới đến Nhật, sống tại Kitakoagen – cách ga Shinmatsudo khoảng 15′ đi bộ, thấy đã là gần, nhưng những người Nhật nói rằng, 15′ là một khoảng cách quá xa đối với những ga tàu, thường thì giá cho thuê của những ngôi nhà tại Nhật sẽ phụ thuộc vào việc khoảng cách giữa ngôi nhà và ga tàu là bao xa, càng xa thì giá càng rẻ.
Suica tương tự như một loại tiền dưới hình thức thẻ, bạn có thể nạp tiền vào nó thông qua hệ thống máy ở các nhà ga, nếu mất thẻ coi như bạn mất tiền nếu không kịp làm lại, ai cũng có thể mua Suica mà không cần trình bất cứ giấy tờ nào với giá khoảng 1.500 yên, trong đó có 1.000 yên (khoảng 180.000 đồng) là tiền có sẵn trong tài khoản.
Tàu tại Nhật, chính xác từng phút, bạn có thể nhìn giờ tàu trên bảng thông báo bằng tiếng Nhật, tiếng Anh và thỉnh thoảng có tiếng Hàn Quốc. Bạn cũng có thể tra tàu từ các ứng dụng dành cho smartphone và website để biết giờ tàu, nó rất phù hợp với tính cách của người Nhật – quý trọng thời gian. Nếu bảng thông báo là 3h15′ thì thời gian tàu chạy sẽ rơi vào khoảng 3h15′ – 3h15’30s.
Xe Buýt, tàu điện hay bất kì phương tiện giao thông nào khác đều có lối đi riêng dành cho người tàn tật. Đối với xe buýt, tài xế sẽ chủ động dừng xe lại, khởi động hệ thống đường tiếp đất dành cho người tàn tật trên xe buýt, hoặc xếp đường ghép thủ công rất lịch sự cho người tàn tật xuống, tiếp theo, họ hỏi xem người tàn tật sẽ xuống ga nào và tuỳ cửa ngồi của khách, nhân viên của nhà ga mà khách hàng xuống sẽ được giúp đỡ y như họ lên.
Trên tất cả các con đường đều có một vệt sơn đường màu vàng rực và có kí hiệu nổi, những người khiếm thị có thể phân biệt đâu là đường dành cho mình, và bị mù cũng có thể đi tàu điện như thường mà không cần tới sự giúp đỡ của người khác.
Nước tại mỗi gia đình cũng giống như nước tại các vòi này, không cần đun sôi mà người ta cứ thế uống mà cũng yên tâm không uống phải nước bẩn. Còn đối với hành lý, bạn yên tâm, nếu có bị mất thì “đen lắm” mới bị mất hẳn và hầu hết các vụ này đều do người nước ngoài tại Nhật nổi lòng tham, còn hầu như khách hàng không động vào, khi tàu đến cuối điểm dừng, nhân viên soát vé sẽ tạm giữ hành lý, thông báo đến hệ thống để khi hành khách liên lạc, họ sẽ được hoàn trả đầy đủ.
Mặc dù, hầu hết người dân Nhật đều sở hữu ô tô riêng, xe máy và cả xe đạp, nhưng đa số người Nhật đều đi tàu điện hàng ngày vì sự tiện lợi. Có thể nói, hệ thống tàu điện đã loại bỏ một cách rất tự nhiên những phương tiện giao thông khác trên đường phố Nhật Bản.
Vài điều lý thú về đường sắt Nhật Bản
Từ rất lâu, Nhật Bản đã xây dựng được hệ thống giao thông công cộng hoàn chỉnh tuyệt vời như vậy, mà cột mốc là sự kiện Olympics 1964. Lần đầu tiên, Nhật Bản được chọn làm nơi đăng cai Olympics mùa hè.
Olympics là cơ hội để một nước Nhật hoà nhập với thế giới sau khi đem quân đi gây oán khắp Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore và Việt Nam trong Chiến tranh Thế giới lần 2 và kết thức bằng sự thất trận, họ cần xây dựng một tuyến đường sắt để khách du lịch có thể thăm quan các nước Nhật, đặc biệt là vùng cố đô Kyoto, Osaka nằm trên đảo Honsu phía tây nước Nhật, vốn nằm cách xa Tokyo.
Từ thế kỉ 19, một học giả vô cùng tiếng tăm với bất cứ người Nhật nào là Fukuzawa Yukichi cùng với nhiều người đồng chí hướng, xây dựng nên thuyết “Thoát Á luận” – có nghĩa là đưa Nhật Bản vươn xa khỏi tầm châu Á, người Nhật thậm chí còn muốn vượt qua nền văn minh của các nước phương tây và họ đã muốn là quyến tâm làm bằng được.
Đó cũng chính là quyết tâm xây dựng nên hệ thống Shinkanshen – một hệ thống tàu siêu tốc vượt qua tất cả các nước khác vào thời điểm nó được ra mắt.
Quãng đường 500km và vận tốc 200km/h khiến các nước phương Tây đầy nghi hoặc, nhưng vào 1/10/1964, Nhật Bản đã khởi hành hành trình Toko – Osaka bằng Shinkanshen, đây là niềm tự hào của nước Nhật Bản.
Đường sắt Nhật Bản được coi là hệ thống đường sắt an toàn nhất thế giới, nhưng vẫn có những tai nạn gây chết người. Theo Kyodo News, vụ tai nạn nghiêm trọng gần đây nhất diễn ra vào ngày 25/4/2005, khiến 55 người thiệt mạng, khi một toa tàu bị trật bánh gần ga Hyogo (Osaka) mà nguyên nhân được xác định là do lái tàu đã điều khiển tàu với vận tốc gấp đôi sự cho phép.
Cho dù hiện tại, đường sắt cao tốc Việt Nam mới nhắm đến các đoàn tàu đạt 200km/h vào năm 2020, hướng tới khai thác các tuyến tàu với vận tốc 350km/ trong tương lai, tuy khá khiêm tốn so với các nước khác, nhưng đó cũng là điều cần thiết và thể hiện Chính phủ đã đi đúng hướng, trong việc phát triển một hệ thống giao thông công cộng trong tương lai. Nhất là khi, điều kiện kinh tế của Việt Nam vẫn đang rất nhỏ nhoi, nếu so với các cường quốc về tàu điện như Nhật hay Hàn Quốc.
Nguồn tin tổng hợp