Hôm trước trong giờ học các bạn học viên đã hỏi mình là “tại sao trên ngôi nhà ở Nhật có gắn rất nhiều đèn lồng cá chép với kích cỡ và màu sắc khác nhau vậy cô”, mình nghĩ có nhiều bạn sẽ có cùng câu hỏi này vì vậy hôm nay chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về nó nhé.

Nó chính là cờ cá chép (tiếng Nhật gọi là koi nobori- trong đó koi là cá chép, nobori là sào bằng tre phía trên được gắn một vòng sắt được đan bằng nhiều sợi vải). Là hình ảnh đặc trưng trong dịp tết thiếu nhi (kodomo no hi) được tổ chức vào 5/5 ở Nhật Bản.
Nguồn gốc những lá cờ cá chép này xuất phát từ một truyền thuyết cổ xưa của Trung Quốc khi loài cá chép đã bơi vượt qua dòng sông Hoàng Hà hung dữ để hóa rồng. Vì thế, hình ảnh cá chép vượt vũ môn hóa rồng đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh, lòng dũng cảm vượt thác dữ, khó khăn để đạt được những thành công trong cuộc sống. Tục lệ treo cờ cá chép trong ngày Tết thiếu nhi của mỗi gia đình Nhật Bản cũng nhằm cầu mong cho tất cả trẻ em luôn được khỏe mạnh và hạnh phúc, cầu mong cho các bé sự thành công. Ngày xưa, ngày này chỉ dành riêng cho bé trai thôi nhưng nhằm tránh sự phân biệt giới tính nó được gọi là tết thiếu nhi, là ngày lễ dành cho cả bé trai và bé gái.

Trong một số ngôi nhà, cá chép được treo tượng trưng cho mỗi thành viên trong gia đình, thông thường họ sẽ treo cá chép màu đen ở trên cùng tượng trưng cho người cha, tiếp đến là cá chép màu đỏ tượng trưng cho người mẹ, và cá chép màu xanh dương tượng trưng cho bé trai, màu đỏ hay hồng có khi là cam tượng trưng cho bé gái. Một số gia đình treo số lượng cá chép đủ theo số lượng thành viên gia đình mình, mỗi người một màu khác nhau nên rất rực rỡ và đầy màu sắc.
Ngoài cờ cá chép, người Nhật Bản còn trưng bày những con búp bê võ sĩ - tượng trưng cho sức khỏe và mạnh mẽ. Ngoài ra, người dân Nhật còn làm bánh gạo nếp (gọi là bánh mochi) với đậu đỏ, bọc trong lá sồi (kashiwa) và bánh gạo nếp bọc lá tre (gọi là bánh chimaki). Cây sồi và cây tre cũng tượng trưng cho sức mạnh và một cuộc sống thành công.

Dù qua thời gian với thay đổi về tên cũng như thời gian tổ chức nhưng ngày lễ vẫn mang đậm ý nghĩa truyền thống. Thông điệp về sự mạnh mẽ mà cha mẹ và xã hội gửi gắm cùng với những lá cờ cá chép bay phấp phới trong tiết tháng năm là một dấu ấn khó phai không chỉ với người dân Nhật Bản mà cả những ai đã từng sống ở Nhật Bản.


Chắc là một số bạn mới qua không biết vì sao vào cuối tháng 4 đầu tháng 5 lại được nghỉ nhiều đến như vậy phải không ạ? Mình xin chia sẻ luôn: Kỳ nghỉ này được gọi là tuần lễ vàng (golden week) với 4 sự kiện quan trọng là: Sinh nhật Thiên Hoàng – showa no hi 29/04, ngày hiến pháp – kenpou kinenbi 03/05, Ngày xanh – midori no hi 04/05 và tết thiếu nhi – kodomo no hi 05/05.
Hy vọng bài viết sẽ giúp các bạn phần nào hiểu về ngày tết thiếu nhi của Nhật Bản.
Nguồn gốc những lá cờ cá chép này xuất phát từ một truyền thuyết cổ xưa của Trung Quốc khi loài cá chép đã bơi vượt qua dòng sông Hoàng Hà hung dữ để hóa rồng. Vì thế, hình ảnh cá chép vượt vũ môn hóa rồng đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh, lòng dũng cảm vượt thác dữ, khó khăn để đạt được những thành công trong cuộc sống. Tục lệ treo cờ cá chép trong ngày Tết thiếu nhi của mỗi gia đình Nhật Bản cũng nhằm cầu mong cho tất cả trẻ em luôn được khỏe mạnh và hạnh phúc, cầu mong cho các bé sự thành công. Ngày xưa, ngày này chỉ dành riêng cho bé trai thôi nhưng nhằm tránh sự phân biệt giới tính nó được gọi là tết thiếu nhi, là ngày lễ dành cho cả bé trai và bé gái.

Đèn lồng cá chép (Akikoi)
Trong một số ngôi nhà, cá chép được treo tượng trưng cho mỗi thành viên trong gia đình, thông thường họ sẽ treo cá chép màu đen ở trên cùng tượng trưng cho người cha, tiếp đến là cá chép màu đỏ tượng trưng cho người mẹ, và cá chép màu xanh dương tượng trưng cho bé trai, màu đỏ hay hồng có khi là cam tượng trưng cho bé gái. Một số gia đình treo số lượng cá chép đủ theo số lượng thành viên gia đình mình, mỗi người một màu khác nhau nên rất rực rỡ và đầy màu sắc.
Ngoài cờ cá chép, người Nhật Bản còn trưng bày những con búp bê võ sĩ - tượng trưng cho sức khỏe và mạnh mẽ. Ngoài ra, người dân Nhật còn làm bánh gạo nếp (gọi là bánh mochi) với đậu đỏ, bọc trong lá sồi (kashiwa) và bánh gạo nếp bọc lá tre (gọi là bánh chimaki). Cây sồi và cây tre cũng tượng trưng cho sức mạnh và một cuộc sống thành công.

Búp bê võ sĩ tượng trưng cho sự mạnh mẽ
Dù qua thời gian với thay đổi về tên cũng như thời gian tổ chức nhưng ngày lễ vẫn mang đậm ý nghĩa truyền thống. Thông điệp về sự mạnh mẽ mà cha mẹ và xã hội gửi gắm cùng với những lá cờ cá chép bay phấp phới trong tiết tháng năm là một dấu ấn khó phai không chỉ với người dân Nhật Bản mà cả những ai đã từng sống ở Nhật Bản.

Món Kashiwa mochi

Món Chimaki không thể thiếu trong ngày tết thiếu nhi ở Nhật Bản
Chắc là một số bạn mới qua không biết vì sao vào cuối tháng 4 đầu tháng 5 lại được nghỉ nhiều đến như vậy phải không ạ? Mình xin chia sẻ luôn: Kỳ nghỉ này được gọi là tuần lễ vàng (golden week) với 4 sự kiện quan trọng là: Sinh nhật Thiên Hoàng – showa no hi 29/04, ngày hiến pháp – kenpou kinenbi 03/05, Ngày xanh – midori no hi 04/05 và tết thiếu nhi – kodomo no hi 05/05.
Hy vọng bài viết sẽ giúp các bạn phần nào hiểu về ngày tết thiếu nhi của Nhật Bản.