Ở Nhật Bản người già có lối sống rất lành mạnh, thoải mái vui tươi, họ vẫn muốn công hiến nhiều hơn nữa cho xã hội. Đây là niềm mơ ước đối với người Việt Nam.
Người dân Việt Nam chúng ta thường quan niệm tuổi già là chậm chạp, mệt mỏi, cuộc sống bị động, ít hoạt động. Ở độ tuổi 70 trở ra người Việt Nam tự cho mình là già, hay thở dài mỗi khi có người hỏi "bác dạo này khỏe không…" ở độ tuổi này người Việt chúng ta không còn nhiều niềm vui với cuộc sống, ít người nghĩ đến việc tham gia các câu lạc bộ cho người già, tổ chức hoạt động có ý nghĩa với các đồng nghiệp đã về hưu. Đa số họ chỉ quanh quẩn bên những đứa cháu nhỏ trong nhà.
Người Nhật thì khác, những người già luôn sống một cách tích cực, nghỉ hưu không có nghĩa là ngừng vui sống, ngừng làm việc, họ biết lựa chọn công việc phù hợp với sức khỏe của mình. Khi về già, họ vẫn thường xuyên đi du lịch, đạp xe, đi bộ người đường. Ở Nhật có rất nhiều câu lạc bộ, khu hoạt động thể dục thể thao cho người già tham gia. Những tuần rảnh rỗi các cụ già dành thời gian để đi tới các trung tâm y tế để kiểm tra sức khỏe. Ở Nhật dịch vụ y tế và ăn sinh xã hội rất được chú trọng và đảm bảo.
Các hoạt động tình nguyện ở trong các lớp học của người Nhật rất nhiều để người già có thể tham gia. Nhờ có sự tích cực của người cao tuổi mà các hoạt động này được duy trì rất lâu đời. Trong các lễ hội vườn hoa, công viên có rất nhiều người cao tuổi tham gia để giữ gìn vệ sinh, hướng dẫn cho người tham gia một cách nhiệt tình làm sao cho họ vui chơi được thoải mái nhất.
Ở các địa phương còn có các hoạt động bổ ích cho người cao tuổi tham gia như trà đạo, thưởng thức nghe nhạc miễn phí và một số hoạt động giúp người già trổ tài lẻ như nấu ăn, may vá… Một số ý kiến cho rằng nhờ lương hưu cao, đủ đảm bảo suốt đời, có hệ thống an sinh xã hội tốt nên người cao tuổi ở Nhật mới có cuộc sống như vậy điều này hoàn toàn có lý. Bởi kinh tế của người dân Việt Nam còn kém, sự quan tâm tới sức khỏe người già chưa cao, môi trường xã hội lại có quá ít sân chơi, hoạt cho người cao tuổi tham gia.
Dù xã hội có giàu hay nghèo, an sinh xã hội có tốt hay không, sức sống của con người nằm ở tâm hồn, tinh thần ham lao động. Nếu có được điều đó mình tin rằng tuổi thanh xuân ở mọi người sẽ còn mãi. Không ngừng hoạt động, làm việc chân tay vận động trí óc con người ta sẽ luôn giữ được sự cởi mở, gần gũi với thế giới xung quanh. Đây là điều đáng quý mà người Việt Nam chúng ta cần học hỏi của người cao tuổi ở Nhật Bản. Đừng suốt ngày thở dài than thân, chuẩn bị quyết định việc gì đó lại đắn đo ngại ngần khi mà chưa quá nửa đời người.
Người Nhật thì khác, những người già luôn sống một cách tích cực, nghỉ hưu không có nghĩa là ngừng vui sống, ngừng làm việc, họ biết lựa chọn công việc phù hợp với sức khỏe của mình. Khi về già, họ vẫn thường xuyên đi du lịch, đạp xe, đi bộ người đường. Ở Nhật có rất nhiều câu lạc bộ, khu hoạt động thể dục thể thao cho người già tham gia. Những tuần rảnh rỗi các cụ già dành thời gian để đi tới các trung tâm y tế để kiểm tra sức khỏe. Ở Nhật dịch vụ y tế và ăn sinh xã hội rất được chú trọng và đảm bảo.
Người cao tuổi ở Nhật Bản luôn tràn đời sức sống
Các hoạt động tình nguyện ở trong các lớp học của người Nhật rất nhiều để người già có thể tham gia. Nhờ có sự tích cực của người cao tuổi mà các hoạt động này được duy trì rất lâu đời. Trong các lễ hội vườn hoa, công viên có rất nhiều người cao tuổi tham gia để giữ gìn vệ sinh, hướng dẫn cho người tham gia một cách nhiệt tình làm sao cho họ vui chơi được thoải mái nhất.
Ở các địa phương còn có các hoạt động bổ ích cho người cao tuổi tham gia như trà đạo, thưởng thức nghe nhạc miễn phí và một số hoạt động giúp người già trổ tài lẻ như nấu ăn, may vá… Một số ý kiến cho rằng nhờ lương hưu cao, đủ đảm bảo suốt đời, có hệ thống an sinh xã hội tốt nên người cao tuổi ở Nhật mới có cuộc sống như vậy điều này hoàn toàn có lý. Bởi kinh tế của người dân Việt Nam còn kém, sự quan tâm tới sức khỏe người già chưa cao, môi trường xã hội lại có quá ít sân chơi, hoạt cho người cao tuổi tham gia.
Dù xã hội có giàu hay nghèo, an sinh xã hội có tốt hay không, sức sống của con người nằm ở tâm hồn, tinh thần ham lao động. Nếu có được điều đó mình tin rằng tuổi thanh xuân ở mọi người sẽ còn mãi. Không ngừng hoạt động, làm việc chân tay vận động trí óc con người ta sẽ luôn giữ được sự cởi mở, gần gũi với thế giới xung quanh. Đây là điều đáng quý mà người Việt Nam chúng ta cần học hỏi của người cao tuổi ở Nhật Bản. Đừng suốt ngày thở dài than thân, chuẩn bị quyết định việc gì đó lại đắn đo ngại ngần khi mà chưa quá nửa đời người.
(Sưu tầm)