Nhật Bản được biết đến không chỉ là một nước hùng mạnh về kinh tế vào hàng đầu thế giới mà còn được coi là quốc gia có hệ thống giáo dục rất đa dạng và chất lượng. Hệ thống giáo dục của Nhật Bản được đánh giá đứng thứ 3 thế giới.
Ở Nhật Bản gần như không có người mù chữ và hơn 72,5% số học sinh theo học lên đến bậc đại học, cao đẳng và trung cấp, một con số ngang hàng với Mỹ và vượt trội một số quốc gia châu Âu. Điều này đã tạo cơ sở cho sự phát triển kinh tế và công nghiệp Nhật Bản trong thời kỳ hiện đại.
Ngay từ những năm 1950, Nhật Bản đã chú trọng xây dựng một nền giáo dục hiện đại. Hệ thống giáo dục Nhật Bản được thiết lập ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai vào giữa những năm 1947 - 1950, lấy hệ thống giáo dục Mỹ làm kiểu mẫu, bao gồm 9 năm giáo dục bắt buộc (6 năm tiểu học và 3 năm trung học cơ sở), tiếp theo đó là 3 năm trung học phổ thông (không bắt buộc) và 4 năm đại học. Tỷ lệ học sinh tiếp tục học lên trung học phổ thông và bậc đại học sau khi đã kết thúc chương trình giáo dục bắt buộc ngày càng tăng.
Hệ thống giáo dục Nhật Bản được sửa đổi liên tục nhằm thực hiện hai ưu tiên: Thứ nhất, giáo dục bắt buộc nhằm phổ cập hóa hệ thống giáo dục tiểu học; Thứ hai, thành lập các trường dạy nghề cho thanh niên đồng thời tổ chức đào tạo các khoá chuyên tu (nông, công, lâm, ngư nghiệp, thủy sản, dệt…) ở cấp trung học cơ sở. Hai ưu tiên này đã tạo ra những bước đi căn bản trong việc hình thành nguồn lực đảm bảo kế hoạch phát triển cho công cuộc “hiện đại hoá” nền kinh tế Nhật Bản.
Chủ trương phát triển giáo dục cấp cao làm đầu tàu cũng được Chính phủ Nhật Bản quan tâm và hình thành rất sớm: đó là hệ thống đại học và sau đại học với các “Trường chuyên môn” (không kể trường Cao đẳng chuyên môn dành cho học sinh học hết cấp 2). Hệ thống giáo dục đại học của Nhật Bản được bắt đầu từ 6 trường đại học “hoàng gia” công lập, lần lượt được thành lập từ năm 1877. Sáu trường đại học đầu tiên của Nhật Bản là: Tokyo, Kyoto, Kyushu, Tohoku, Hokkaido và Osaka. Bước vào thế kỷ 20, Nhật Bản cho phép thành lập đại học tư thục (Waseda, Keio, Doshisha…) từ các “trường chuyên môn”.
Cũng như nhiều nước trên thế giới, quá trình phát triển giáo dục Nhật Bản gắn liền với quá trình phát triển của chế độ chính trị, kinh tế và đời sống văn hóa-xã hội. Từ một xã hội phong kiến tập quyền khép kín, kinh tế tiểu nông, công nghệ lạc hậu, tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn..., Nhật Bản đã mở cửa ra thế giới bên ngoài với những quyết sách cải cách mạnh mẽ của Minh Trị Thiên hoàng (1872-1912) trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế-xã hội.
Cùng với việc thành lập Bộ Giáo dục (1871), Nhật Bản đã sớm có chính sách phát triển hệ thống giáo dục tiểu học bắt buộc và bình đẳng đối với tất cả trẻ em bắt đầu từ 6 tuổi, không phân biệt nam nữ, tôn giáo, thành phần xã hội... Chính sách giáo dục bắt buộc cũng được thực thi và điều chỉnh theo từng giai đoạn thích hợp. Số năm học bắt buộc được nâng dần từ 3-4 năm (1886) lên 6 năm vào năm 1908. Tỷ lệ nhập học bậc tiểu học đã đạt 99% (1899). Giáo dục bắt buộc và miễn phí 9 năm (hết trung học cơ sở) được thực hiện từ năm 1947 với việc ban hành Luật cơ bản về Giáo dục và Luật giáo dục nhà trường. Nhờ chính sách này mà ngay từ đầu thế kỷ 20, Nhật Bản đã sớm thực hiện thành công phổ cập tiểu học bắt buộc cho trẻ em trong độ tuổi - một thành tựu giáo dục cơ bản mà ở thời đó chưa nhiều nước thực hiện được.
Điểm nổi bật nhất là Nhật Bản không cải cách giáo dục theo kiểu chắp vá mà áp dụng mô hình Hà Lan cho tiểu học, mô hình Pháp cho trung học và mô hình Mỹ cho đại học – những nền giáo dục tốt nhất theo từng cấp học thời bấy giờ.
Năm 1961, Nhật Bản thay đổi quy định hệ thống giáo dục dạy nghề trong Luật giáo dục, cho phép lập “trường cao đẳng chuyên nghiệp” với học trình 5 năm (gồm 3 năm trung học phổ thông và 2 năm chuyên tu) cùng tồn tại song song với trường dạy nghề. Năm 1975, để đáp ứng yêu cầu nhân lực, Bộ Giáo dục Nhật Bản cho phép thành lập trường “chuyên tu kỹ thuật” gọn nhẹ và tập trung đào tạo cán sự kỹ thuật nhằm bổ sung cho hệ thống “đại học ngắn hạn”(2-3 năm) hay hệ thống đại học chính quy (4 năm). Mục đích giảm bớt sức ép tranh nhau thi vào cửa hẹp đại học do nhân khẩu trưởng thành tăng đột biến (“baby boom” – sự tăng vọt trẻ sơ sinh sau thế chiến thứ hai) và tạo cơ hội cho những học sinh bị rớt trong các kỳ thi tuyển vào đại học vào trường dạy nghề với thời gian học ngắn hơn.
Tỷ lệ người biết chữ cao nhất trên thế giới được xem là một thành tựu nổi bật của nền giáo dục Nhật Bản từ sau Thế chiến II. Số người Nhật trẻ tuổi gia nhập vào lực lượng lao động với trình độ văn hoá cao hơn nhiều so với trước. Năm 1950, hơn 45% học sinh Nhật Bản tốt nghiệp cấp 2, tức là sau khi hoàn thành chương trình giáo dục bắt buộc, bắt đầu đi làm việc ở độ tuổi 15, còn 43% học sinh vào trung học phổ thông để tiếp tục học. Hiện tỷ lệ học tiếp trung học phổ thông của Nhật Bản đã đến mức 95 – 97%.
Không giống như Mỹ, hệ thống giáo dục công lập Nhật Bản chiếm đa số, hơn 95%-98% ở cấp tiểu học và phổ thông cơ sở. Chương trình giảng dạy cho bậc tiểu học, cấp 2 cơ sở và phổ thông trung học được ban hành và quản lý chặt chẽ bởi Bộ Giáo dục. Sau khoảng 10 năm, Bộ Giáo dục lại ban hành giáo trình và sách giáo khoa theo tiêu chuẩn mới, với nội dung chi tiết hướng dẫn được viết ra cụ thể cho mỗi môn học tại trường tiểu học và các trường cấp 2 để hướng dẫn cho giáo viên. Việc chỉnh sửa các chương trình giảng dạy và sách giáo khoa được đề ra bởi các hội đồng chuyên môn bao gồm các chuyên gia về giáo trình, giáo sư tại các trường đại học, giáo viên, thành viên của các ban ngành giáo dục tại địa phương và những bậc lão thành có kinh nghiệm khác trong xã hội.
Trường dạy nghề tư nhân chiếm tỷ lệ 80%-90% trong tổng số trường dạy nghề trên cả nước, trong đó ngành công nghệ thông tin chiếm đa số. Ở các thành phố lớn có các trung tâm đào tạo công nghệ thông tin và kỹ thuật hoạt động độc lập. Các trung tâm này có chức năng đào tạo giáo viên giảng dạy, hoàn thiện tài liệu giảng dạy và nghiên cứu phương pháp giảng dạy. Để sử dụng hiệu quả các nguồn ngân sách của nhà nước, trung tâm đào tạo ở các thành phố được trang bị các trang thiết bị đắt tiền như các hệ thống máy vi tính quy mô lớn và các trung tâm cơ khí hiện đại.
Để chuẩn bị bước vào thế kỷ 21, năm 1984 Nhật Bản tiếp tục tiến hành cải cách giáo dục với tư tưởng chủ đạo là hình thành hệ thống giáo dục suốt đời (life-long learning), xây dựng xã hội học tập, chuẩn bị một thế hệ trẻ phát triển toàn diện, năng động, tự chủ, sáng tạo, đáp ứng những yêu cầu mới của xã hội hiện đại trong nền kinh tế tri thức với quá trình toàn cầu hóa, nâng cao khả năng cạnh tranh của Nhật Bản trên trường quốc tế. Nhờ đa dạng hóa các chương trình giúp Nhật Bản đạt được các kết quả cao trong các kỳ đánh giá chất lượng giáo dục quốc tế PISA (Programme for International Student Assesment) trong các năm 2000, năm 2003, năm 2006 và những năm gần đây.
Giáo dục đại học của Nhật Bản được “mở rộng” bắt đầu từ những năm 1960 - đặc trưng bởi sự phát triển kinh tế nhanh. Hệ thống giáo dục Nhật Bản bao gồm 3 khu vực: quốc gia, tư thục và nhà nước địa phương (cấp tỉnh). Năm 2008, Nhật Bản đã có đến 589 trường đại học tư thục, khoảng 86 đại học công lập cấp quốc gia (theo thể chế National University Corporation- NUC) và 90 đại học công lập địa phương (với thể chế Public University Corporation- PUC). Phần lớn chi tiêu quốc gia dành cho giáo dục đại học công lập NUC (chiếm gần 1,3% GDP), mặc dù phần lớn sinh viên đang theo học ở các đại học tư thục. Trước năm 1998, sự phân bố các trường đại học phải đáp ứng được tiêu chí là: Đại học công lập thỏa mãn nhu cầu về nhân lực quốc gia; Đại học địa phương - thỏa mãn nhu cầu nhân lực cấp tỉnh và huyện; Đại học tư thục – đáp ứng nhu cầu nhân lực cho thị trường. Tuy nhiên, sự phân bố như vậy càng bị phức tạp hóa hơn do tác động của “sự phân hóa chức năng” các trường đại học dẫn đến việc xóa bỏ ranh giới giữa 3 khu vực. Tỷ lệ học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng ở Nhật Bản ngày càng nhiều, hiện chỉ đứng sau Mỹ (khoảng 50%).
Với những ưu thế trên việc các bạn lựa chọn đi du học Nhật Bản là một lựa chọn sáng suốt. Không những tạo điều kiện cho các bạn có một tương lai tươi sáng mà còn có thể tạo nền tảng phát triển nguồn nhân lực cho đất nước.
Ngay từ những năm 1950, Nhật Bản đã chú trọng xây dựng một nền giáo dục hiện đại. Hệ thống giáo dục Nhật Bản được thiết lập ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai vào giữa những năm 1947 - 1950, lấy hệ thống giáo dục Mỹ làm kiểu mẫu, bao gồm 9 năm giáo dục bắt buộc (6 năm tiểu học và 3 năm trung học cơ sở), tiếp theo đó là 3 năm trung học phổ thông (không bắt buộc) và 4 năm đại học. Tỷ lệ học sinh tiếp tục học lên trung học phổ thông và bậc đại học sau khi đã kết thúc chương trình giáo dục bắt buộc ngày càng tăng.
Hệ thống giáo dục Nhật Bản được sửa đổi liên tục nhằm thực hiện hai ưu tiên: Thứ nhất, giáo dục bắt buộc nhằm phổ cập hóa hệ thống giáo dục tiểu học; Thứ hai, thành lập các trường dạy nghề cho thanh niên đồng thời tổ chức đào tạo các khoá chuyên tu (nông, công, lâm, ngư nghiệp, thủy sản, dệt…) ở cấp trung học cơ sở. Hai ưu tiên này đã tạo ra những bước đi căn bản trong việc hình thành nguồn lực đảm bảo kế hoạch phát triển cho công cuộc “hiện đại hoá” nền kinh tế Nhật Bản.
Chủ trương phát triển giáo dục cấp cao làm đầu tàu cũng được Chính phủ Nhật Bản quan tâm và hình thành rất sớm: đó là hệ thống đại học và sau đại học với các “Trường chuyên môn” (không kể trường Cao đẳng chuyên môn dành cho học sinh học hết cấp 2). Hệ thống giáo dục đại học của Nhật Bản được bắt đầu từ 6 trường đại học “hoàng gia” công lập, lần lượt được thành lập từ năm 1877. Sáu trường đại học đầu tiên của Nhật Bản là: Tokyo, Kyoto, Kyushu, Tohoku, Hokkaido và Osaka. Bước vào thế kỷ 20, Nhật Bản cho phép thành lập đại học tư thục (Waseda, Keio, Doshisha…) từ các “trường chuyên môn”.
Cũng như nhiều nước trên thế giới, quá trình phát triển giáo dục Nhật Bản gắn liền với quá trình phát triển của chế độ chính trị, kinh tế và đời sống văn hóa-xã hội. Từ một xã hội phong kiến tập quyền khép kín, kinh tế tiểu nông, công nghệ lạc hậu, tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn..., Nhật Bản đã mở cửa ra thế giới bên ngoài với những quyết sách cải cách mạnh mẽ của Minh Trị Thiên hoàng (1872-1912) trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế-xã hội.
Cùng với việc thành lập Bộ Giáo dục (1871), Nhật Bản đã sớm có chính sách phát triển hệ thống giáo dục tiểu học bắt buộc và bình đẳng đối với tất cả trẻ em bắt đầu từ 6 tuổi, không phân biệt nam nữ, tôn giáo, thành phần xã hội... Chính sách giáo dục bắt buộc cũng được thực thi và điều chỉnh theo từng giai đoạn thích hợp. Số năm học bắt buộc được nâng dần từ 3-4 năm (1886) lên 6 năm vào năm 1908. Tỷ lệ nhập học bậc tiểu học đã đạt 99% (1899). Giáo dục bắt buộc và miễn phí 9 năm (hết trung học cơ sở) được thực hiện từ năm 1947 với việc ban hành Luật cơ bản về Giáo dục và Luật giáo dục nhà trường. Nhờ chính sách này mà ngay từ đầu thế kỷ 20, Nhật Bản đã sớm thực hiện thành công phổ cập tiểu học bắt buộc cho trẻ em trong độ tuổi - một thành tựu giáo dục cơ bản mà ở thời đó chưa nhiều nước thực hiện được.
Điểm nổi bật nhất là Nhật Bản không cải cách giáo dục theo kiểu chắp vá mà áp dụng mô hình Hà Lan cho tiểu học, mô hình Pháp cho trung học và mô hình Mỹ cho đại học – những nền giáo dục tốt nhất theo từng cấp học thời bấy giờ.
Năm 1961, Nhật Bản thay đổi quy định hệ thống giáo dục dạy nghề trong Luật giáo dục, cho phép lập “trường cao đẳng chuyên nghiệp” với học trình 5 năm (gồm 3 năm trung học phổ thông và 2 năm chuyên tu) cùng tồn tại song song với trường dạy nghề. Năm 1975, để đáp ứng yêu cầu nhân lực, Bộ Giáo dục Nhật Bản cho phép thành lập trường “chuyên tu kỹ thuật” gọn nhẹ và tập trung đào tạo cán sự kỹ thuật nhằm bổ sung cho hệ thống “đại học ngắn hạn”(2-3 năm) hay hệ thống đại học chính quy (4 năm). Mục đích giảm bớt sức ép tranh nhau thi vào cửa hẹp đại học do nhân khẩu trưởng thành tăng đột biến (“baby boom” – sự tăng vọt trẻ sơ sinh sau thế chiến thứ hai) và tạo cơ hội cho những học sinh bị rớt trong các kỳ thi tuyển vào đại học vào trường dạy nghề với thời gian học ngắn hơn.
Tỷ lệ người biết chữ cao nhất trên thế giới được xem là một thành tựu nổi bật của nền giáo dục Nhật Bản từ sau Thế chiến II. Số người Nhật trẻ tuổi gia nhập vào lực lượng lao động với trình độ văn hoá cao hơn nhiều so với trước. Năm 1950, hơn 45% học sinh Nhật Bản tốt nghiệp cấp 2, tức là sau khi hoàn thành chương trình giáo dục bắt buộc, bắt đầu đi làm việc ở độ tuổi 15, còn 43% học sinh vào trung học phổ thông để tiếp tục học. Hiện tỷ lệ học tiếp trung học phổ thông của Nhật Bản đã đến mức 95 – 97%.
Không giống như Mỹ, hệ thống giáo dục công lập Nhật Bản chiếm đa số, hơn 95%-98% ở cấp tiểu học và phổ thông cơ sở. Chương trình giảng dạy cho bậc tiểu học, cấp 2 cơ sở và phổ thông trung học được ban hành và quản lý chặt chẽ bởi Bộ Giáo dục. Sau khoảng 10 năm, Bộ Giáo dục lại ban hành giáo trình và sách giáo khoa theo tiêu chuẩn mới, với nội dung chi tiết hướng dẫn được viết ra cụ thể cho mỗi môn học tại trường tiểu học và các trường cấp 2 để hướng dẫn cho giáo viên. Việc chỉnh sửa các chương trình giảng dạy và sách giáo khoa được đề ra bởi các hội đồng chuyên môn bao gồm các chuyên gia về giáo trình, giáo sư tại các trường đại học, giáo viên, thành viên của các ban ngành giáo dục tại địa phương và những bậc lão thành có kinh nghiệm khác trong xã hội.
Trường dạy nghề tư nhân chiếm tỷ lệ 80%-90% trong tổng số trường dạy nghề trên cả nước, trong đó ngành công nghệ thông tin chiếm đa số. Ở các thành phố lớn có các trung tâm đào tạo công nghệ thông tin và kỹ thuật hoạt động độc lập. Các trung tâm này có chức năng đào tạo giáo viên giảng dạy, hoàn thiện tài liệu giảng dạy và nghiên cứu phương pháp giảng dạy. Để sử dụng hiệu quả các nguồn ngân sách của nhà nước, trung tâm đào tạo ở các thành phố được trang bị các trang thiết bị đắt tiền như các hệ thống máy vi tính quy mô lớn và các trung tâm cơ khí hiện đại.
Để chuẩn bị bước vào thế kỷ 21, năm 1984 Nhật Bản tiếp tục tiến hành cải cách giáo dục với tư tưởng chủ đạo là hình thành hệ thống giáo dục suốt đời (life-long learning), xây dựng xã hội học tập, chuẩn bị một thế hệ trẻ phát triển toàn diện, năng động, tự chủ, sáng tạo, đáp ứng những yêu cầu mới của xã hội hiện đại trong nền kinh tế tri thức với quá trình toàn cầu hóa, nâng cao khả năng cạnh tranh của Nhật Bản trên trường quốc tế. Nhờ đa dạng hóa các chương trình giúp Nhật Bản đạt được các kết quả cao trong các kỳ đánh giá chất lượng giáo dục quốc tế PISA (Programme for International Student Assesment) trong các năm 2000, năm 2003, năm 2006 và những năm gần đây.
Giáo dục đại học của Nhật Bản được “mở rộng” bắt đầu từ những năm 1960 - đặc trưng bởi sự phát triển kinh tế nhanh. Hệ thống giáo dục Nhật Bản bao gồm 3 khu vực: quốc gia, tư thục và nhà nước địa phương (cấp tỉnh). Năm 2008, Nhật Bản đã có đến 589 trường đại học tư thục, khoảng 86 đại học công lập cấp quốc gia (theo thể chế National University Corporation- NUC) và 90 đại học công lập địa phương (với thể chế Public University Corporation- PUC). Phần lớn chi tiêu quốc gia dành cho giáo dục đại học công lập NUC (chiếm gần 1,3% GDP), mặc dù phần lớn sinh viên đang theo học ở các đại học tư thục. Trước năm 1998, sự phân bố các trường đại học phải đáp ứng được tiêu chí là: Đại học công lập thỏa mãn nhu cầu về nhân lực quốc gia; Đại học địa phương - thỏa mãn nhu cầu nhân lực cấp tỉnh và huyện; Đại học tư thục – đáp ứng nhu cầu nhân lực cho thị trường. Tuy nhiên, sự phân bố như vậy càng bị phức tạp hóa hơn do tác động của “sự phân hóa chức năng” các trường đại học dẫn đến việc xóa bỏ ranh giới giữa 3 khu vực. Tỷ lệ học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng ở Nhật Bản ngày càng nhiều, hiện chỉ đứng sau Mỹ (khoảng 50%).
Với những ưu thế trên việc các bạn lựa chọn đi du học Nhật Bản là một lựa chọn sáng suốt. Không những tạo điều kiện cho các bạn có một tương lai tươi sáng mà còn có thể tạo nền tảng phát triển nguồn nhân lực cho đất nước.