Một cơ hội mới dành cho các lưu học sinh đang học tập tại Nhật Bản với ” kế hoạch 300 nghìn LHS” đây là một chính sách đồng bộ. Nếu như trước đây Nhật Bản chỉ hỗ trợ LHS nhập cảnh và về nước thì nay với chính sách này chính phủ sẽ tiếp nhận họ ở lại làm việc tại Nhật sau khi đã tốt nghiệp.
Nhờ có chính sách mới này mà quy định quản lý nhập cư đã được nới lỏng, đơn giản hóa đi rất nhiều, ví dụ như trong việc gia hạn visa của LHS tại Nhật hay hợp nhất tư cách lưu trú của LHS : gộp lại làm một hai tư cách lưu trú “ryugaku” (du học) và “shyugaku “đi học” thành “ryugaku”).
Nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế, đẩy mạnh quá trình toàn cầu hóa của các công ty, và các ngành sản xuất của Nhật Bản, những năm gần đây Chính phủ Nhật đang xúc tiến một cách tích cực việc tiếp nhận nhân lực từ nước ngoài, trong đó có việc tích cực tiếp nhận lưu học sinh (LHS) – lực lượng được kỳ vọng là nhân lực trình độ cao trong tương lai.
Người đề xuất “kế hoạch 300 nghìn LHS” đó là cựu thủ tướng Fukuda vào đầu tháng 1 năm 2008, và ngay lập tức được chính phủ bắt tay làm việc và cố gắng hoàn thành mục tiêu trước năm 2020.
Trước khi kế hoạch này được thực hiện thì từ năm 2007 bộ kinh tế công nghiệp đã phối hợp với bộ văn hóa giáo dục thực hiện dự án “sáng kiến nguồn vốn nhân lực Châu Á” nhằm hỗ trợ tìm việc làm cho LHS. Đây là chương trình mà khối doanh nghiệp liên kết với các trường đại học hợp tác thực hiện, từ việc tuyển dụng, đào tạo chuyên môn, đào tạo tiếng Nhật, cho đến hỗ trợ việc làm, nhằm thu hút những lưu học sinh xuất sắc đến Nhật và thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp trong nước.
Người ta hy vọng nhờ những chính sách này mà việc hỗ trợ tìm việc làm cho lưu học sinh được bổ sung và hoàn thiện hơn. Từ năm 2009, thủ tục gia hạn visa hay thủ tục giấy tờ xuất trình khi đi làm đã được đơn giản hóa, từ tháng 7 năm 2010 chính sách quản lý nhập cư cũng dần dần được sửa đổi, ví dụ như hợp nhất hai tư cách lưu trú “du học” và “học sinh”.
Số người được tiếp nhận vào Nhật tính đến tháng 5 năm 2011 là 138.075 người. Qua tỉ lệ của những nước có LHS đang lưu trú tại Nhật ta thấy Trung Quốc là nước dẫn đầu với 87.533 người, chiếm 63,4%. Tiếp theo lần lượt là Hàn Quốc 17.640 người, chiếm 12,8%; Đài Loan 4.571 người, chiếm 3,3%; Việt Nam 4.033 người, chiếm 2,9%; Malaysia 2.417 người, chiếm 1,8%.
Hơn nữa, nhằm thúc đẩy việc lao động tại Nhật của người nước ngoài có năng lực chuyên môn cao, Chính phủ Nhật áp dụng “chế độ tính điểm”: tính điểm bằng cấp, thành tích làm việc- nghiên cứu; nếu vượt trên tiêu chuẩn thì sẽ được hưởng chế độ ưu đãi như kéo dài thời hạn lưu trú…
Nhìn vào bảng số liệu trên chúng ta thấy tỷ lệ Lưu học sinh Việt Nam tại Nhật vẫn đang còn thấp so với các nước trong khu vực. Do đó với chính sách này đây là cơ hội cho các bạn học sinh đang muốn đi du học Nhật Bản để tìm kiếm một tương lai tươi sáng hơn trên đất nước mặt trời mọc.
Nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế, đẩy mạnh quá trình toàn cầu hóa của các công ty, và các ngành sản xuất của Nhật Bản, những năm gần đây Chính phủ Nhật đang xúc tiến một cách tích cực việc tiếp nhận nhân lực từ nước ngoài, trong đó có việc tích cực tiếp nhận lưu học sinh (LHS) – lực lượng được kỳ vọng là nhân lực trình độ cao trong tương lai.
Người đề xuất “kế hoạch 300 nghìn LHS” đó là cựu thủ tướng Fukuda vào đầu tháng 1 năm 2008, và ngay lập tức được chính phủ bắt tay làm việc và cố gắng hoàn thành mục tiêu trước năm 2020.
Trước khi kế hoạch này được thực hiện thì từ năm 2007 bộ kinh tế công nghiệp đã phối hợp với bộ văn hóa giáo dục thực hiện dự án “sáng kiến nguồn vốn nhân lực Châu Á” nhằm hỗ trợ tìm việc làm cho LHS. Đây là chương trình mà khối doanh nghiệp liên kết với các trường đại học hợp tác thực hiện, từ việc tuyển dụng, đào tạo chuyên môn, đào tạo tiếng Nhật, cho đến hỗ trợ việc làm, nhằm thu hút những lưu học sinh xuất sắc đến Nhật và thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp trong nước.
Người ta hy vọng nhờ những chính sách này mà việc hỗ trợ tìm việc làm cho lưu học sinh được bổ sung và hoàn thiện hơn. Từ năm 2009, thủ tục gia hạn visa hay thủ tục giấy tờ xuất trình khi đi làm đã được đơn giản hóa, từ tháng 7 năm 2010 chính sách quản lý nhập cư cũng dần dần được sửa đổi, ví dụ như hợp nhất hai tư cách lưu trú “du học” và “học sinh”.
Số người được tiếp nhận vào Nhật tính đến tháng 5 năm 2011 là 138.075 người. Qua tỉ lệ của những nước có LHS đang lưu trú tại Nhật ta thấy Trung Quốc là nước dẫn đầu với 87.533 người, chiếm 63,4%. Tiếp theo lần lượt là Hàn Quốc 17.640 người, chiếm 12,8%; Đài Loan 4.571 người, chiếm 3,3%; Việt Nam 4.033 người, chiếm 2,9%; Malaysia 2.417 người, chiếm 1,8%.
Hơn nữa, nhằm thúc đẩy việc lao động tại Nhật của người nước ngoài có năng lực chuyên môn cao, Chính phủ Nhật áp dụng “chế độ tính điểm”: tính điểm bằng cấp, thành tích làm việc- nghiên cứu; nếu vượt trên tiêu chuẩn thì sẽ được hưởng chế độ ưu đãi như kéo dài thời hạn lưu trú…
Nhìn vào bảng số liệu trên chúng ta thấy tỷ lệ Lưu học sinh Việt Nam tại Nhật vẫn đang còn thấp so với các nước trong khu vực. Do đó với chính sách này đây là cơ hội cho các bạn học sinh đang muốn đi du học Nhật Bản để tìm kiếm một tương lai tươi sáng hơn trên đất nước mặt trời mọc.