Khi bạn đi du học Nhật Bản, ngoài thời gian học tập và giải trí chúng tôi khuyên bạn nên dành thời gian để đi làm thêm. Tìm công việc làm thêm không chỉ giúp bạn kiếm được tiền mà nó còn đem lại những trải nghiệm cuộc sống nơi đất khách.
Sau khi đã ổn định được cuộc sống và việc học tập, bạn hãy nghĩ đến việc tìm cho mình một công việc làm thêm phù hợp. Công việc làm thêm luôn mang lại những bài học quý giá mà du học sinh không thể nào học được từ môi trường ĐH. Nhiều du học sinh đồng tình quan điểm này. Nhưng làm sao chọn được việc làm phù hợp với bản thân để việc du học đạt được các mục tiêu đề ra?
Tìm kiếm công việc ở mọi nguồn có thể
Trần Thanh Huyền, đang học tại trường nhật cho biết mình đã rất may mắn có cơ hội làm thêm trong thời gian học tại Nhật. Cô cho biết có rất nhiều lựa chọn việc làm bán thời gian cho sinh viên quốc tế cũng như cách thức tìm công việc. Một trong những kinh nghiệm đó là du học sinh cần tích cực mở rộng tất cả kênh tìm việc có thể: hỏi han bạn bè, thầy cô tại trường, nơi tập trung nhiều công việc hợp lý cho sinh viên; báo chí địa phương và những nơi xung quanh khu vực sống. Du học sinh có thể chọn công việc tại các nhà hàng, khách sạn như: phục vụ hay phụ bếp, rửa bát, dọn phòng; bán hàng tại các chuỗi cửa hàng ăn nhanh… Du học sinh nữ có thể trông trẻ. Nếu vốn tiếng Nhật khá có thể làm việc cho chính trường của mình, như hỗ trợ sinh viên khóa dưới hoặc nộp đơn vào các trung tâm dịch thuật.
Trong quá trình du học, Trần Thanh Huyền đã làm thêm 2 công việc. Việc đầu tiên là nhận đặt hàng tại cửa hàng bán đồ ăn mang đi. Tình cờ đi ngang qua cửa hàng ngay gần nhà thấy có bảng tuyển nhân viên, Huyền đã mạnh dạn vào hỏi. Qua một người bạn, Huyền biết được một nhà hàng đang cần tuyển người phục vụ ăn sáng và nhờ người bạn đó giới thiệu.
Mạnh dạn ứng tuyển nếu thấy phù hợp
Còn Hoàng Việt Cường tìm được công việc làm thêm đầy hứng thú tại cửa hàng cơm hộp gần trường bằng sự nhanh trí. Đơn vị tuyển dụng ra phương thức sẽ phỏng vấn qua điện thoại nhưng vốn còn tự tin khi giao tiếp tiếng Nhật Bản, Cường bèn mang hẳn hồ sơ xin việc đến nộp. Kết quả là Cường đã xin được việc và đi làm ngay trong tuần sau đó. Công việc ở cửa hàng đã theo Cường suốt chặng đường còn lại của khóa học. Cường chia sẻ thêm anh còn dành dụm được 1 khoản tiền để đóng học phí và gửi về nhà.
Tìm việc phù hợp với mình
Nguyễn Văn Tấn đang học trường Nhật ngữ OJA OSAKA cho rằng: Đi làm thêm sẽ học hỏi rất nhiều. Nhưng chọn việc làm thêm nào cũng rất quan trọng. Tấn khuyên chọn công việc làm thêm nên chọn trường giới thiệu hoặc làm cho các cửa hàng... phù hợp với năng lực của mình, còn làm ở nhà hàng thì không thể từ chối chủ là mình bận thi, bận học và như thế rất khó được tuyển dụng.
Bài học khi xin việc làm thêm
Hầu hết khi đã ổn định cơ bản về việc học tập và nơi ở các du học sinh sẽ bắt đầu tìm kiếm một công việc làm thêm phù hợp cho mình tại Nhật Bản. Làm thêm không chỉ giúp bạn kiếm được tiền mà còn mang đến cho bạn rất nhiều bài học. Dưới đây là kinh nghiệm xin việc làm thêm của một du học sinh.
Một bạn sinh viên năm thứ nhất đã chia sẻ về quãng thời gian xin việc làm thêm của mình. Khoảng thời gian đi xin việc này chắc chắc là một kỷ niệm khó quên trong bạn, nó là một quãng thời gian mang lại rất nhiều kinh nghiệm và kỷ niệm mặc dù cũng không phải là kỷ niệm đẹp. Bạn đi xin việc làm thêm bị chính những người đồng hương của mình chèn ép để giúp các bạn mới sang rút kinh nghiệm.
“Do có sở thích đi du lịch khám phá đó đây nên hè vừa rồi tôi quyết định không về nước mà ở lại đi làm thêm kiếm tiền để thỏa mãn thú vui đi du lịch mà không cần phải xin thêm tiền của ba mẹ. Theo hướng dẫn của các anh chị khóa trước, tôi tìm đến Tokyo nơi có nhiều nhà hàng.
Nhà hàng đầu tiên tôi tìm đến sau một hồi trò chuyện, bà chủ quán đồng ý nhận tôi vào làm với một mức lương chỉ bằng một nửa so với mức lương tối thiểu mà bà phải trả cho một bồi bàn hoặc một phụ bếp. Tôi vô cùng thất vọng ra về và cố tình viết sai số điện thoại để bà không gọi tôi đi làm.
Nhà hàng thứ hai tôi tìm đến là quán phở. Tiếp chuyện tôi là cô chủ quán xinh đẹp với cái tên cũng rất đẹp, nói thông thạo tiếng Việt, Trung. Cô đồng ý nhận tôi vào làm việc với điều kiện là phải thử việc 3 ngày không lương. Tôi đồng ý vì nghĩ rằng sau 3 ngày còn có cơ hội đi làm ở đây nếu mình chịu khó học hỏi còn hơn vác đơn xin việc đi 3 ngày chưa chắc có người nhận. Sau 3 ngày chịu khó quan sát học hỏi, tôi đủ tự tin có thể làm việc độc lập và thuần thục những gì mà một người bồi bàn cần phải làm trong một quán phở nhỏ chừng 4x4m2 này.
Tôi hồi hộp chờ đợi cô chủ quán gọi đi làm chính thức, lòng vui mừng khi nghĩ đến đồng lương mà mình kiếm được bằng chính sức lao động của mình. Tuy nhiên, sang ngày hôm sau, tôi nhận được một tin nhắn viết bằng tiếng Nhật Bản (tôi cũng không hiểu vì sao cô chủ quán không viết bằng tiếng Việt), nội dung tin nhắn là cô chủ quán cảm ơn vì tôi đã đến thử việc, do tôi không đáp ứng được yêu cầu khắt khe của quán nên cô không thể nhận tôi vào làm.
Đọc tin nhắn mà tôi rất giận, tôi nhớ lại là trong 3 ngày thử việc, cô chủ quán luôn tươi cười hài lòng khi nhìn thấy tôi phục vụ khách trong quán. Khoảng một tháng sau, tình cờ tôi gặp một người bạn cũng từng làm trong quán phở đó, người bạn tôi mới tiết lộ rằng do biết đang kỳ nghỉ hè nhiều SV đến xin việc nên các chủ quán ra sức ép giá tiền lương, hoặc lợi dụng yêu cầu thử việc không lương 3 ngày để làm giúp sau đó không nhận vào làm việc. Chẳng hạn như quán phở trên một tháng nhận khoảng 10 SV vào thử việc không lương thì chủ quán có thể tiết kiệm được một số tiền nhân công rất lớn.”
Những va vấp đầu đời là không thể tránh khỏi nhất là bạn lại một mình sống ở một đất nước xa lạ. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có được kinh nghiệm trong quá trình tìm việc làm thêm cho mình.
Tìm kiếm công việc ở mọi nguồn có thể
Trần Thanh Huyền, đang học tại trường nhật cho biết mình đã rất may mắn có cơ hội làm thêm trong thời gian học tại Nhật. Cô cho biết có rất nhiều lựa chọn việc làm bán thời gian cho sinh viên quốc tế cũng như cách thức tìm công việc. Một trong những kinh nghiệm đó là du học sinh cần tích cực mở rộng tất cả kênh tìm việc có thể: hỏi han bạn bè, thầy cô tại trường, nơi tập trung nhiều công việc hợp lý cho sinh viên; báo chí địa phương và những nơi xung quanh khu vực sống. Du học sinh có thể chọn công việc tại các nhà hàng, khách sạn như: phục vụ hay phụ bếp, rửa bát, dọn phòng; bán hàng tại các chuỗi cửa hàng ăn nhanh… Du học sinh nữ có thể trông trẻ. Nếu vốn tiếng Nhật khá có thể làm việc cho chính trường của mình, như hỗ trợ sinh viên khóa dưới hoặc nộp đơn vào các trung tâm dịch thuật.
Trong quá trình du học, Trần Thanh Huyền đã làm thêm 2 công việc. Việc đầu tiên là nhận đặt hàng tại cửa hàng bán đồ ăn mang đi. Tình cờ đi ngang qua cửa hàng ngay gần nhà thấy có bảng tuyển nhân viên, Huyền đã mạnh dạn vào hỏi. Qua một người bạn, Huyền biết được một nhà hàng đang cần tuyển người phục vụ ăn sáng và nhờ người bạn đó giới thiệu.
Mạnh dạn ứng tuyển nếu thấy phù hợp
Còn Hoàng Việt Cường tìm được công việc làm thêm đầy hứng thú tại cửa hàng cơm hộp gần trường bằng sự nhanh trí. Đơn vị tuyển dụng ra phương thức sẽ phỏng vấn qua điện thoại nhưng vốn còn tự tin khi giao tiếp tiếng Nhật Bản, Cường bèn mang hẳn hồ sơ xin việc đến nộp. Kết quả là Cường đã xin được việc và đi làm ngay trong tuần sau đó. Công việc ở cửa hàng đã theo Cường suốt chặng đường còn lại của khóa học. Cường chia sẻ thêm anh còn dành dụm được 1 khoản tiền để đóng học phí và gửi về nhà.
Tìm việc phù hợp với mình
Nguyễn Văn Tấn đang học trường Nhật ngữ OJA OSAKA cho rằng: Đi làm thêm sẽ học hỏi rất nhiều. Nhưng chọn việc làm thêm nào cũng rất quan trọng. Tấn khuyên chọn công việc làm thêm nên chọn trường giới thiệu hoặc làm cho các cửa hàng... phù hợp với năng lực của mình, còn làm ở nhà hàng thì không thể từ chối chủ là mình bận thi, bận học và như thế rất khó được tuyển dụng.
Bài học khi xin việc làm thêm
Hầu hết khi đã ổn định cơ bản về việc học tập và nơi ở các du học sinh sẽ bắt đầu tìm kiếm một công việc làm thêm phù hợp cho mình tại Nhật Bản. Làm thêm không chỉ giúp bạn kiếm được tiền mà còn mang đến cho bạn rất nhiều bài học. Dưới đây là kinh nghiệm xin việc làm thêm của một du học sinh.
Một bạn sinh viên năm thứ nhất đã chia sẻ về quãng thời gian xin việc làm thêm của mình. Khoảng thời gian đi xin việc này chắc chắc là một kỷ niệm khó quên trong bạn, nó là một quãng thời gian mang lại rất nhiều kinh nghiệm và kỷ niệm mặc dù cũng không phải là kỷ niệm đẹp. Bạn đi xin việc làm thêm bị chính những người đồng hương của mình chèn ép để giúp các bạn mới sang rút kinh nghiệm.
“Do có sở thích đi du lịch khám phá đó đây nên hè vừa rồi tôi quyết định không về nước mà ở lại đi làm thêm kiếm tiền để thỏa mãn thú vui đi du lịch mà không cần phải xin thêm tiền của ba mẹ. Theo hướng dẫn của các anh chị khóa trước, tôi tìm đến Tokyo nơi có nhiều nhà hàng.
Nhà hàng đầu tiên tôi tìm đến sau một hồi trò chuyện, bà chủ quán đồng ý nhận tôi vào làm với một mức lương chỉ bằng một nửa so với mức lương tối thiểu mà bà phải trả cho một bồi bàn hoặc một phụ bếp. Tôi vô cùng thất vọng ra về và cố tình viết sai số điện thoại để bà không gọi tôi đi làm.
Nhà hàng thứ hai tôi tìm đến là quán phở. Tiếp chuyện tôi là cô chủ quán xinh đẹp với cái tên cũng rất đẹp, nói thông thạo tiếng Việt, Trung. Cô đồng ý nhận tôi vào làm việc với điều kiện là phải thử việc 3 ngày không lương. Tôi đồng ý vì nghĩ rằng sau 3 ngày còn có cơ hội đi làm ở đây nếu mình chịu khó học hỏi còn hơn vác đơn xin việc đi 3 ngày chưa chắc có người nhận. Sau 3 ngày chịu khó quan sát học hỏi, tôi đủ tự tin có thể làm việc độc lập và thuần thục những gì mà một người bồi bàn cần phải làm trong một quán phở nhỏ chừng 4x4m2 này.
Tôi hồi hộp chờ đợi cô chủ quán gọi đi làm chính thức, lòng vui mừng khi nghĩ đến đồng lương mà mình kiếm được bằng chính sức lao động của mình. Tuy nhiên, sang ngày hôm sau, tôi nhận được một tin nhắn viết bằng tiếng Nhật Bản (tôi cũng không hiểu vì sao cô chủ quán không viết bằng tiếng Việt), nội dung tin nhắn là cô chủ quán cảm ơn vì tôi đã đến thử việc, do tôi không đáp ứng được yêu cầu khắt khe của quán nên cô không thể nhận tôi vào làm.
Đọc tin nhắn mà tôi rất giận, tôi nhớ lại là trong 3 ngày thử việc, cô chủ quán luôn tươi cười hài lòng khi nhìn thấy tôi phục vụ khách trong quán. Khoảng một tháng sau, tình cờ tôi gặp một người bạn cũng từng làm trong quán phở đó, người bạn tôi mới tiết lộ rằng do biết đang kỳ nghỉ hè nhiều SV đến xin việc nên các chủ quán ra sức ép giá tiền lương, hoặc lợi dụng yêu cầu thử việc không lương 3 ngày để làm giúp sau đó không nhận vào làm việc. Chẳng hạn như quán phở trên một tháng nhận khoảng 10 SV vào thử việc không lương thì chủ quán có thể tiết kiệm được một số tiền nhân công rất lớn.”
Những va vấp đầu đời là không thể tránh khỏi nhất là bạn lại một mình sống ở một đất nước xa lạ. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có được kinh nghiệm trong quá trình tìm việc làm thêm cho mình.