GS.TSKH. Nguyễn Hoàng Lương - Giám đốc Trung tâm Nano và Năng lượng: “Công nghệ Nano là ngành công nghệ có thể làm thay đổi thế giới, là đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế”.
Với một Quốc gia đang phát triển như Việt Nam thì việc nghiên cứu và ứng dụng công nghệ Nano vào trong đời sống và công nghiệp, kỹ thuật như thế nào? Triển vọng phát triển ngành Công nghệ Nano tại Việt Nam trong thời gian tới?
Chúng tôi đã trao đổi vấn đề này với GS.TSKH. Nguyễn Hoàng Lương – Giám đốc Trung tâm Nano và Năng lượng, đồng chủ trì với GS. TS. Yoji Shibutani (ĐH Osaka) xây dựng và vận hành chương trình thạc sĩ Công nghệ Nano tại Trường Đại học Việt Nhật.
Giáo sư cho biết tính ứng dụng và xu hướng phát triển của ngành công nghệ Nano hiện nay?
Thế giới đang chứng kiến một sự bùng nổ của Công nghệ Nano, tác động rất mạnh đến nền công nghệ truyền thống. Các ý tưởng, sản phẩm mới của Công nghệ Nano hiện đang len lỏi ở khắp mọi nơi, từ trong các sản phẩm phục vụ cuộc sống như dụng cụ gia đình, dụng cụ thể thao, chăm sóc sức khỏe, sản xuất nông nghiệp,... đến các sản phẩm công nghệ cao như máy bay, tàu vũ trụ.
Có thể hiểu một cách tổng quát, Công nghệ Nano là công nghệ nhằm tạo ra các vật liệu, linh kiện và hệ thống có các tính chất mới, nổi trội nhờ vào kích thước nanomét (10-9 m), đồng thời điều khiển được các tính chất và chức năng của chúng ở kích thước nanomét.
Công nghệ Nano đang ngày càng phát triển, là động lực cho các nghiên cứu đa ngành, đa lĩnh vực phát triển và mang đến những thành quả có thể nâng cao chất lượng cuộc sống của con người, nâng cao tiềm lực kinh tế của các quốc gia.
Được đánh giá là ngành có khả năng tạo ra đột phá, các nước như Mỹ, Nhật Bản, các nước thuộc Cộng đồng Châu Âu, Hàn Quốc đã có những đầu tư mạnh mẽ cho Công nghệ Nano. Không chỉ là mối quan tâm của các nền kinh tế hàng đầu thế giới, Công nghệ Nano cũng thu hút không ít các quốc gia như Ấn Độ, Brazil, Nam Phi, Mexico,…
Đối với Việt Nam việc bắt kịp xu thế, nắm bắt được những thành tựu mới của Công nghệ Nano sẽ mang lại lợi thế rất lớn. Những năm gần đây Nhà nước đã và đang quan tâm đầu tư cho Công nghệ Nano, nhiều trường đại học, viện nghiên cứu lớn đã quan tâm đến phát triển Công nghệ Nano nhưng kết quả chưa được như mong muốn.
Mặc dù còn rất nhiều việc phải làm, nhưng tôi cho rằng, với một chiến lược phát triển Công nghệ Nano đúng đắn trong tương lai, đặc biệt đầu tư mạnh mẽ phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, lĩnh vực Công nghệ Nano tại Việt Nam sẽ có triển vọng phát triển rất lớn.
Theo GS thì việc đầu tư phát triển đội ngũ nhân lực chất lượng cao sẽ tạo ra những thay đổi lớn nào trong lĩnh vực Công nghệ Nano?
Theo tôi đầu tư vào nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành là quan trọng nhất.
Nhân lực trong ngành Công nghệ Nano hiện còn rất mỏng, trong khi đó nhu cầu về nhân lực trong ngành này là rất lớn, đặc biệt thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao. Số liệu khảo sát, điều tra của JICA năm 2015 về nhu cầu nhân lực của các doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản cho thấy 63,3% doanh nghiệp được khảo sát có yêu cầu tuyển dụng trình độ Thạc sĩ Công nghệ Nano.
Con số này cho thấy nhu cầu rất lớn, "khát" nhân lực trình độ cao của các công ty hiện nay và sinh viên, học viên ngành Công nghệ Nano đang có những cơ hội và lợi thế việc làm rất lớn.
Để có thể tạo ra bước đột phá, chúng ta cần có một đội ngũ nhà khoa học, kỹ sư có thể tiếp cận với các khu vực sử dụng công nghệ cao, sẵn sàng làm việc cho các hãng sản xuất kinh doanh các sản phẩm công nghệ cao, có đủ tri thức và khả năng để đón đầu, tiếp nhận chuyển giao và vận hành được những công nghệ và thành tựu nghiên cứu mới nhất trên thế giới.
Hơn nữa chúng ta cần có đội ngũ nhân lực có khả năng tiến hành các hoạt động nghiên cứu chuyên sâu, thiết thực, đưa Công nghệ Nano áp dụng vào thực tiễn, tạo ra những đột phá trong ngành Công nghệ Nano và lĩnh vực ứng dụng tại Việt nam.
Trước nhu cầu nhân lực này, hoạt động đào tạo ngành Công nghệ Nano đã bắt đầu được đẩy mạnh, tuy nhiên do một số hạn chế khách quan và chủ quan, số lượng sinh viên tốt nghiệp ngành này không nhiều, chất lượng không đáp ứng được yêu cầu. Sinh viên ra trường đa số không có kĩ năng thực hành và kĩ năng ứng dụng đưa Công nghệ Nano vào thực tế đời sống.
Như vậy thực tế việc đào tạo trong nước còn chưa hiệu quả, hoạt động gửi người đi đào tạo tại nước ngoài cũng đang được đầu tư, tuy nhiên gặp nhiều khó khăn do chi phí quá cao dẫn tới số lượng bị hạn chế.
Trước thực trạng này, giải pháp cần thiết nhất là chúng ta cần có những chương trình đào tạo chất lượng quốc tế ngay tại Việt Nam, nhằm đảm bảo cung cấp được nguồn nhân lực chất lượng cho ngành Công nghệ Nano.
Chúng tôi đã trao đổi vấn đề này với GS.TSKH. Nguyễn Hoàng Lương – Giám đốc Trung tâm Nano và Năng lượng, đồng chủ trì với GS. TS. Yoji Shibutani (ĐH Osaka) xây dựng và vận hành chương trình thạc sĩ Công nghệ Nano tại Trường Đại học Việt Nhật.
GS. TSKH. Nguyễn Hoàng Lương - Giám đốc Trung tâm Nano và Năng lượng, đồng chủ trì xây dựng chương trình Thạc sĩ Công nghệ Nano, Trường ĐH Việt Nhật
Giáo sư cho biết tính ứng dụng và xu hướng phát triển của ngành công nghệ Nano hiện nay?
Thế giới đang chứng kiến một sự bùng nổ của Công nghệ Nano, tác động rất mạnh đến nền công nghệ truyền thống. Các ý tưởng, sản phẩm mới của Công nghệ Nano hiện đang len lỏi ở khắp mọi nơi, từ trong các sản phẩm phục vụ cuộc sống như dụng cụ gia đình, dụng cụ thể thao, chăm sóc sức khỏe, sản xuất nông nghiệp,... đến các sản phẩm công nghệ cao như máy bay, tàu vũ trụ.
Có thể hiểu một cách tổng quát, Công nghệ Nano là công nghệ nhằm tạo ra các vật liệu, linh kiện và hệ thống có các tính chất mới, nổi trội nhờ vào kích thước nanomét (10-9 m), đồng thời điều khiển được các tính chất và chức năng của chúng ở kích thước nanomét.
Công nghệ Nano đang ngày càng phát triển, là động lực cho các nghiên cứu đa ngành, đa lĩnh vực phát triển và mang đến những thành quả có thể nâng cao chất lượng cuộc sống của con người, nâng cao tiềm lực kinh tế của các quốc gia.
Được đánh giá là ngành có khả năng tạo ra đột phá, các nước như Mỹ, Nhật Bản, các nước thuộc Cộng đồng Châu Âu, Hàn Quốc đã có những đầu tư mạnh mẽ cho Công nghệ Nano. Không chỉ là mối quan tâm của các nền kinh tế hàng đầu thế giới, Công nghệ Nano cũng thu hút không ít các quốc gia như Ấn Độ, Brazil, Nam Phi, Mexico,…
Đối với Việt Nam việc bắt kịp xu thế, nắm bắt được những thành tựu mới của Công nghệ Nano sẽ mang lại lợi thế rất lớn. Những năm gần đây Nhà nước đã và đang quan tâm đầu tư cho Công nghệ Nano, nhiều trường đại học, viện nghiên cứu lớn đã quan tâm đến phát triển Công nghệ Nano nhưng kết quả chưa được như mong muốn.
Mặc dù còn rất nhiều việc phải làm, nhưng tôi cho rằng, với một chiến lược phát triển Công nghệ Nano đúng đắn trong tương lai, đặc biệt đầu tư mạnh mẽ phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, lĩnh vực Công nghệ Nano tại Việt Nam sẽ có triển vọng phát triển rất lớn.
Sinh viên trong giờ thực hành Công nghệ Nano
Theo GS thì việc đầu tư phát triển đội ngũ nhân lực chất lượng cao sẽ tạo ra những thay đổi lớn nào trong lĩnh vực Công nghệ Nano?
Theo tôi đầu tư vào nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành là quan trọng nhất.
Nhân lực trong ngành Công nghệ Nano hiện còn rất mỏng, trong khi đó nhu cầu về nhân lực trong ngành này là rất lớn, đặc biệt thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao. Số liệu khảo sát, điều tra của JICA năm 2015 về nhu cầu nhân lực của các doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản cho thấy 63,3% doanh nghiệp được khảo sát có yêu cầu tuyển dụng trình độ Thạc sĩ Công nghệ Nano.
Con số này cho thấy nhu cầu rất lớn, "khát" nhân lực trình độ cao của các công ty hiện nay và sinh viên, học viên ngành Công nghệ Nano đang có những cơ hội và lợi thế việc làm rất lớn.
Để có thể tạo ra bước đột phá, chúng ta cần có một đội ngũ nhà khoa học, kỹ sư có thể tiếp cận với các khu vực sử dụng công nghệ cao, sẵn sàng làm việc cho các hãng sản xuất kinh doanh các sản phẩm công nghệ cao, có đủ tri thức và khả năng để đón đầu, tiếp nhận chuyển giao và vận hành được những công nghệ và thành tựu nghiên cứu mới nhất trên thế giới.
Hơn nữa chúng ta cần có đội ngũ nhân lực có khả năng tiến hành các hoạt động nghiên cứu chuyên sâu, thiết thực, đưa Công nghệ Nano áp dụng vào thực tiễn, tạo ra những đột phá trong ngành Công nghệ Nano và lĩnh vực ứng dụng tại Việt nam.
Trước nhu cầu nhân lực này, hoạt động đào tạo ngành Công nghệ Nano đã bắt đầu được đẩy mạnh, tuy nhiên do một số hạn chế khách quan và chủ quan, số lượng sinh viên tốt nghiệp ngành này không nhiều, chất lượng không đáp ứng được yêu cầu. Sinh viên ra trường đa số không có kĩ năng thực hành và kĩ năng ứng dụng đưa Công nghệ Nano vào thực tế đời sống.
Như vậy thực tế việc đào tạo trong nước còn chưa hiệu quả, hoạt động gửi người đi đào tạo tại nước ngoài cũng đang được đầu tư, tuy nhiên gặp nhiều khó khăn do chi phí quá cao dẫn tới số lượng bị hạn chế.
Trước thực trạng này, giải pháp cần thiết nhất là chúng ta cần có những chương trình đào tạo chất lượng quốc tế ngay tại Việt Nam, nhằm đảm bảo cung cấp được nguồn nhân lực chất lượng cho ngành Công nghệ Nano.
Theo Dân Trí