Cuộc sống xa nhà tại một đất nước xa lạ rất khó khăn, đặc biệt là đất nước Nhật Bản – quốc gia có mức sống đắt đỏ thuộc top đầu trên thế giới. Vì vậy, việc tiết kiệm chi phí sinh hoạt một cách tối đa nhất luôn khiến các bạn du học sinh đau đầu. Sau đây là một số “chiêu” tiết kiệm của các bạn du học sinh Việt Nam khi sang Nhật du học.
1. Đi chợ “chồm hổm”
Chợ chồm hổm luôn là lựa chọn hàng đầu của du học sinh du học Nhật Bản. Nhiều bạn chia sẻ kinh nghiệm rằng, hàng tháng các bạn ấy đều mong chờ tới ngày mở chợ để đi mua sắm.
“Nhà của người Nhật Bản diện tích nhỏ hẹp đồ đạc, quần áo thừa sẽ mang bán. Và theo tâm lý thì họ thường không mặc lại quần áo từ năm này sang năm khác, nên sau mỗi mùa là họ lại lựa bớt quần áo để mang ra chợ chồm hổm”. - Trang Trần - du học sinh Trường ĐH Electro-Communications, Tokyo, Nhật Bản cho biết
Chợ chồm hổm ở Nhật gần giống như chợ trời ở Việt Nam mình. Chợ thường mở trên khu đất rộng, thoáng mát và dân chúng từ các nơi tập trung đến. Tại chợ có đầy đủ quần áo, giầy dép, mỹ phẩm, đồ trang sức, băng đĩa, truyện tranh… tất cả vẫn còn rất mới nhưng giá bán thì cực rẻ. Ở đây, các bạn ấy cũng được mặc cả khi mua hàng.
Các chợ chồm hổm và các cửa hàng đại hạ giá nổi tiếng thường nằm ở khu Harajuku, Tokyo. Gọi là chồm hổm vì ở đây không có quầy bán hàng mà mọi người chỉ rải một chiếc túi nilong và bầy hàng lên đó, người bán thì ngồi xổm để mời khách mua hàng.
2. Sale-Off
Mua sắm hàng nguyên giá tại Nhật vô cùng đắt. Một chiếc áo có thể đắt gấp 4 lần so với giá ở Việt Nam. Vì vậy mà việc săn hàng giảm giá cũng là một tuyệt chiêu để tiết kiệm của du học sinh.
“Mùa giảm giá ở Nhật Bản thích khủng khiếp. Các cửa hàng đều đồng loạt treo biển sale-off. Lúc ấy, cứ gọi là mua sắm thỏa thích. Thường thì đến mùa sale các nhóm sinh viên trong lớp, gồm các các bạn từ nhiều nước Trung, Anh, Hàn Quốc đều đi săn hàng giảm giá” - Hà Ánh Hồng, một sinh viên đang du học tại trường Đại học Seikei phấn khởi khi kể về mùa sale ở Nhật.
3. Săn học bổng
Nếu nhận được học bổng do Chính phủ Nhật cấp thì việc trang trải cuộc sống của du học sinh sẽ khá nhẹ nhàng. Nhưng rất nhiều teen Việt mình sang Nhật theo hình thức tự túc, mà mức tiền bỏ ra ban đầu đã khủng thì sang bên đó, cuộc sống đắt đỏ khiến nhiều teen choáng váng.
Tuy nhiên, Nhật lại là một nước nổi tiếng với các loại học bổng vô cùng đa dạng. Ngoài chế độ cấp học bổng cho du học sinh của chính phủ Nhật Bản (Bộ Khoa học và Giáo dục Nhật cấp), còn có các loại học bổng do Quỹ trợ giúp học sinh Nhật Bản (JASSO – một tổ chứ hành chính pháp nhân độc lập) hay các chính quyền địa phương, các quỹ giao lưu quốc tế, các quỹ học bổng tư do các tập đoàn, công ty lớn cấp…
“Những sinh viên du học tự túc mà không nhận được sự hỗ trợ kinh tế nào sẽ đăng kí và phấn đấu để đạt các loại học bổng này. Nhờ có học bổng của chính quyền địa phương tỉnh Aichi mà tớ được giúp đỡ nhiều về mặt tài chính. Trung bình mỗi tháng tớ nhận được khoảng 40.000 yên” – một du học sinh tại tỉnh Aichi cho biết.
4. Ở nhà ngoại ô
Một phòng trọ bình dân tại Tokyo, với diện tích chừng 10m2 có giá thuê trên 60.000 yên/tháng (khoảng 8,5 triệu đồng tiền Việt). Vì vậy khó lòng có thể ở các khu trọ như thế. Lựa chọn hàng đầu của du học sinh chính là thuê các khu nhà tại vùng ngoại ô.
Một căn phòng ở ngoại ô hoặc các khu vực địa phương thường rất rẻ, chỉ khoảng 20.000- 30.000 nghìn yên. Tuy việc đi lại gặp nhiều khó khăn, nhưng đổi lại các bạn ấy tiết kiệm được một khoản hầu bao lớn và không gian sống trong lành, sạch sẽ vô cùng.
5. Hello Work
Hello Work là hệ thống trung tâm giới thiệu việc làm tại Nhật Bản dành cho du học sinh. Chỉ cần gọi điện thoại là du học sinh có thể tìm hiểu được thông tin và được giới thiệu để đi làm thêm.
Ngoài các phòng phúc lợi của trường, thì gọi điện tới trung tâm giới thiệu việc làm Hello Work là tìm được việc làm.
Tại Hello Work có nhiều công việc để bạn lựa chọn: phụ việc quán ăn, phục vụ nhà hàng, đưa đón trẻ, giao hàng, bán hàng, dạy ngoại ngữ, dọn vệ sinh… Nếu thành thạo tiếng Nhật và hơn cả, bạn là một người chăm chỉ thì sẽ luôn được các điểm tuyển dụng ưu ái.
Tuy nhiên các bạn cũng cần chú ý, đi làm không được vượt quá số giờ quy định và phải đảm bảo tính trung thực, nghiêm túc. Thường thì sinh viên không được làm thêm quá 28 giờ trong một tuần.
6. Sử dụng mạng miễn phí
Tại Nhật có nhiều nơi cung cấp miễn phí internet dành cho sinh viên. Thay vì ngồi máy tính ở nhà tốn điện, tiền mạng phải trả cũng rất cao thì các du học sinh lên trường học và truy cập internet.
Việc xây dựng một kế hoạch tài chính cụ thể, tiết kiệm chi tiêu để có thể theo học đến cùng chính là quyết tâm của mỗi du học sinh tại Nhật Bản.
Chợ chồm hổm luôn là lựa chọn hàng đầu của du học sinh du học Nhật Bản. Nhiều bạn chia sẻ kinh nghiệm rằng, hàng tháng các bạn ấy đều mong chờ tới ngày mở chợ để đi mua sắm.
“Nhà của người Nhật Bản diện tích nhỏ hẹp đồ đạc, quần áo thừa sẽ mang bán. Và theo tâm lý thì họ thường không mặc lại quần áo từ năm này sang năm khác, nên sau mỗi mùa là họ lại lựa bớt quần áo để mang ra chợ chồm hổm”. - Trang Trần - du học sinh Trường ĐH Electro-Communications, Tokyo, Nhật Bản cho biết
Chợ chồm hổm ở Nhật gần giống như chợ trời ở Việt Nam mình. Chợ thường mở trên khu đất rộng, thoáng mát và dân chúng từ các nơi tập trung đến. Tại chợ có đầy đủ quần áo, giầy dép, mỹ phẩm, đồ trang sức, băng đĩa, truyện tranh… tất cả vẫn còn rất mới nhưng giá bán thì cực rẻ. Ở đây, các bạn ấy cũng được mặc cả khi mua hàng.
Các chợ chồm hổm và các cửa hàng đại hạ giá nổi tiếng thường nằm ở khu Harajuku, Tokyo. Gọi là chồm hổm vì ở đây không có quầy bán hàng mà mọi người chỉ rải một chiếc túi nilong và bầy hàng lên đó, người bán thì ngồi xổm để mời khách mua hàng.
2. Sale-Off
Mua sắm hàng nguyên giá tại Nhật vô cùng đắt. Một chiếc áo có thể đắt gấp 4 lần so với giá ở Việt Nam. Vì vậy mà việc săn hàng giảm giá cũng là một tuyệt chiêu để tiết kiệm của du học sinh.
“Mùa giảm giá ở Nhật Bản thích khủng khiếp. Các cửa hàng đều đồng loạt treo biển sale-off. Lúc ấy, cứ gọi là mua sắm thỏa thích. Thường thì đến mùa sale các nhóm sinh viên trong lớp, gồm các các bạn từ nhiều nước Trung, Anh, Hàn Quốc đều đi săn hàng giảm giá” - Hà Ánh Hồng, một sinh viên đang du học tại trường Đại học Seikei phấn khởi khi kể về mùa sale ở Nhật.
3. Săn học bổng
Nếu nhận được học bổng do Chính phủ Nhật cấp thì việc trang trải cuộc sống của du học sinh sẽ khá nhẹ nhàng. Nhưng rất nhiều teen Việt mình sang Nhật theo hình thức tự túc, mà mức tiền bỏ ra ban đầu đã khủng thì sang bên đó, cuộc sống đắt đỏ khiến nhiều teen choáng váng.
Tuy nhiên, Nhật lại là một nước nổi tiếng với các loại học bổng vô cùng đa dạng. Ngoài chế độ cấp học bổng cho du học sinh của chính phủ Nhật Bản (Bộ Khoa học và Giáo dục Nhật cấp), còn có các loại học bổng do Quỹ trợ giúp học sinh Nhật Bản (JASSO – một tổ chứ hành chính pháp nhân độc lập) hay các chính quyền địa phương, các quỹ giao lưu quốc tế, các quỹ học bổng tư do các tập đoàn, công ty lớn cấp…
“Những sinh viên du học tự túc mà không nhận được sự hỗ trợ kinh tế nào sẽ đăng kí và phấn đấu để đạt các loại học bổng này. Nhờ có học bổng của chính quyền địa phương tỉnh Aichi mà tớ được giúp đỡ nhiều về mặt tài chính. Trung bình mỗi tháng tớ nhận được khoảng 40.000 yên” – một du học sinh tại tỉnh Aichi cho biết.
4. Ở nhà ngoại ô
Một phòng trọ bình dân tại Tokyo, với diện tích chừng 10m2 có giá thuê trên 60.000 yên/tháng (khoảng 8,5 triệu đồng tiền Việt). Vì vậy khó lòng có thể ở các khu trọ như thế. Lựa chọn hàng đầu của du học sinh chính là thuê các khu nhà tại vùng ngoại ô.
Một căn phòng ở ngoại ô hoặc các khu vực địa phương thường rất rẻ, chỉ khoảng 20.000- 30.000 nghìn yên. Tuy việc đi lại gặp nhiều khó khăn, nhưng đổi lại các bạn ấy tiết kiệm được một khoản hầu bao lớn và không gian sống trong lành, sạch sẽ vô cùng.
5. Hello Work
Hello Work là hệ thống trung tâm giới thiệu việc làm tại Nhật Bản dành cho du học sinh. Chỉ cần gọi điện thoại là du học sinh có thể tìm hiểu được thông tin và được giới thiệu để đi làm thêm.
Ngoài các phòng phúc lợi của trường, thì gọi điện tới trung tâm giới thiệu việc làm Hello Work là tìm được việc làm.
Tại Hello Work có nhiều công việc để bạn lựa chọn: phụ việc quán ăn, phục vụ nhà hàng, đưa đón trẻ, giao hàng, bán hàng, dạy ngoại ngữ, dọn vệ sinh… Nếu thành thạo tiếng Nhật và hơn cả, bạn là một người chăm chỉ thì sẽ luôn được các điểm tuyển dụng ưu ái.
Tuy nhiên các bạn cũng cần chú ý, đi làm không được vượt quá số giờ quy định và phải đảm bảo tính trung thực, nghiêm túc. Thường thì sinh viên không được làm thêm quá 28 giờ trong một tuần.
6. Sử dụng mạng miễn phí
Tại Nhật có nhiều nơi cung cấp miễn phí internet dành cho sinh viên. Thay vì ngồi máy tính ở nhà tốn điện, tiền mạng phải trả cũng rất cao thì các du học sinh lên trường học và truy cập internet.
Việc xây dựng một kế hoạch tài chính cụ thể, tiết kiệm chi tiêu để có thể theo học đến cùng chính là quyết tâm của mỗi du học sinh tại Nhật Bản.
Nguồn tin tổng hợp