Trong bài này, mình xin tóm lại được một số thông tin về các cách đi lại tiết kiệm trong nội địa Nhật dựa trên kinh nghiệm của một bạn du học sinh lâu năm ở Nhật các bạn nhé.
1. Máy bay:
Ø Jestar Japan: Đi – đến hầu hết các thành phố lớn ở Nhật.
Ø Flypeach: Đi đến Osaka hoặc từ Osaka đi các thành phố khác.
Ø Skymark: Đi đến hầu hết các thành phố lớn, tuy nhiên loại này không chọn vé hai chiều mà chọn từng chiều một nên nếu chỉ đi đâu đó 1 chiều ko quay lại thì nên cân nhắc dùng, còn không thì cũng không rẻ lắm (tầm ¥15,000 một chiều)
– Ưu điểm: nhanh và rẻ, có thể nói là kinh tế nhất trong các loại phương tiện đi lại nếu xét về cả tốc độ và chi phí. Vào thời điểm bình thường (không phải mùa cao điểm) trung bình chỉ tầm chỉ tầm ¥4,000 – ¥8,000 hai chiều (tất nhiên còn tùy điểm đi – đến và thời gian đặt trước có sớm hay không)
– Nhược điểm:
Ø Có ít chuyến mỗi ngày nên đôi khi thời gian không hợp với lịch trình của mình.
Ø Sân bay thường xa trung tâm nên mất công đi lại từ sân bay vào trung tâm TP (Riêng Fukuoka thì sân bay gần trung tâm TP nên di chuyển bằng máy bay rất tiện).
– Chất lượng: Flypeach, Jestar và Skymark mình đều đi rồi và thấy rất ổn không có gì phải phàn nàn.
2. Shinkansen (Bullet train – Tàu siêu tốc)
– Mua ở đâu: Mua vé giá rẻ 格安チケット(kakuyasu ticket) tại các quầy bán vé rẻ ở các ga JR lớn hoặc mua trên mạng tại đây. Mỗi khu vực/thành phố thường có một hãng bán vé giá rẻ riêng nên muốn đi nơi nào thì nên tìm hãng vé phù hợp với điểm đi – đến (trong link có hết nhé)
– Ưu điểm:
Ø Giờ giấc linh hoạt, có thể xuất phát từ 5h sáng cho đến 10h tối nên tiện cho mọi lịch trình.
Ø Sạch sẽ, an toàn, đúng giờ, êm ru, không phải checkin hay di chuyển xa như sân bay
– Nhược điểm:
Ø Không tiết kiệm được mấy, chỉ rẻ hơn giá gốc tầm ¥2,000 – ¥5, 000 cho mỗi lượt vé (phải đặt sớm nữa). Ví dụ giá gốc ¥15,000 thì có thể mua được với giả ¥13,000 – ¥10,000.(Đi được tàu Nozomi, Hikari, Sakura là các loại tàu siêu nhanh)
Ø Có loại tàu Kodama giá rẻ hơn giá gốc 1 nửa nhưng thời gian đi lại lâu gấp đôi nên cũng hòa: ( (nếu không bị gò bó thời gian thì đi cái này cũng được, vừa được trải nghiệm shinkansen, vừa được ngắm cảnh).
3. Xe Bus đêm:
Có 2 loại xe bus theo mình biết là giá rẻ:
Ø Nishitetsu bus: Link
Ø Willer Express bus: Link (đặt được bằng tiếng Anh) (Xem hướng dẫn chi tiết cách đặt vé)
– Ưu điểm:
Ø Rẻ và tiết kiệm được thời gian ban ngày vì đi đêm (giá vé rẻ nhất mà mình biết có thể mua được là ¥2,500/chiều, tất nhiên còn tuỳ địa điểm). Rất an toàn nên con gái đi một mình vô tư.
Ø Bus đêm nhưng khá thoải mái, được nghỉ 2 – 3 lần dọc đường (mỗi lần 20′) để ăn nhẹ hoặc đi toilet.
Ø Bến xe thường gần các ga lớn nên vào trung tâm TP cũng tiện.
– Nhược điểm:
Mệt mỏi vì đi quá lâu (tầm 8-10 tiếng). Dù xe rất thoải mái nhưng hầu như chả ngủ được mấy nên sáng dậy khá nhếch nhác. Tuy nhiên vì an toàn và sạch sẽ (mình đã đi tầm 4-5 lần) nên đây cũng là trải nghiệm thú vị đáng để thử.
4. Seishun 18 kippu
– Đây là loại vé cho phép đi không giới hạn các loại tàu thường và tàu nhanh (rapid/s.rapid) của JR trong 5 ngày (không cần liên tiếp). Vé này chỉ được bán tại một vài thời điểm nhất định trong năm.
– Chi tiết cách dùng và cách mua xem trong bài này: “Du lịch giá rẻ khắp Nhật Bản với vé Seishun 18 Kippu“.
– Ưu điểm:
Ø Dùng để đi lại các TP lân cận rất tiện và rẻ. Giá vé: ¥11,850/5 ngày tức là đi tàu thoải mái mà chỉ hết ¥2370/ngày.
Ø Vé không bắt buộc phải 1 người dùng. 1 người dùng trong 5 lần hoặc 5 người dùng 1 lần cũng ok, miễn là đi cùng nhau.
– Nhược điểm:
Ø Không nên dùng để đi nhưng nơi quá cách xa nhau vì mất thời gian và phải chuyển tàu liên tục. Mình từng dùng vé này đi từ Osaka đến Tokyo mất 9 tiếng và chuyển tàu gần chục lần. Một lần khác đi từ Osaka đến Okayama mất 5 tiếng, chuyển tầm 4 lần thôi (đi về trong ngày được). Ai có thời gian và đi tàu thạo rồi thì nên thử vì ngắm cảnh trên tàu rất đẹp và thú vị, cảm giác như đang đi xuyên Nhật.
5. Đi trong thành phố:
– Tại mỗi thành phố đều có loại vé one-day pass dùng cho tàu điện ngầm và city bus. Vé này có thể đi lại thoải mái các tuyến chikatetsu hoặc bus trong 1 ngày nên nếu đi nhiều điểm du lịch trong 1 thành phố thì nên mua loại này. Vé này tầm ¥500 – ¥600/vé.
– Ngoài ra đối với mỗi điểm du lịch nổi tiếng đều có cách đi rẻ nhất cho mỗi nơi: ví dụ đi thuỷ cung kaiyukan ở Osaka thì có loại vé có thể vào cửa thuỷ cung kèm theo vé đi tàu điện ngầm không giới hạn trong ngày. Đi theme park Huis Ten Bosch từ Fukuoka có kousoku bus (bus cao tốc) loại 4 vé cả đi và về cho 2 người chỉ ¥7200 trong khi giá vé lẻ là ¥2260/chiều/ người v.v. Chỉ cần xác định điểm muốn đi rồi tra trên mạng là có hết
Dưới đây là một số kinh nghiệm tiết kiệm trong việc di chuyển, đi lại ở Nhật. Hy vọng sau bài viết này các bạn du học sinh khi mới qua sẽ đỡ bỡ ngỡ hơn và có nhiều sự lựa chọn trong quá trình di chuyển, đi lại ở Nhật nhé.
Ø Jestar Japan: Đi – đến hầu hết các thành phố lớn ở Nhật.
Ø Flypeach: Đi đến Osaka hoặc từ Osaka đi các thành phố khác.
Ø Skymark: Đi đến hầu hết các thành phố lớn, tuy nhiên loại này không chọn vé hai chiều mà chọn từng chiều một nên nếu chỉ đi đâu đó 1 chiều ko quay lại thì nên cân nhắc dùng, còn không thì cũng không rẻ lắm (tầm ¥15,000 một chiều)
– Ưu điểm: nhanh và rẻ, có thể nói là kinh tế nhất trong các loại phương tiện đi lại nếu xét về cả tốc độ và chi phí. Vào thời điểm bình thường (không phải mùa cao điểm) trung bình chỉ tầm chỉ tầm ¥4,000 – ¥8,000 hai chiều (tất nhiên còn tùy điểm đi – đến và thời gian đặt trước có sớm hay không)
– Nhược điểm:
Ø Có ít chuyến mỗi ngày nên đôi khi thời gian không hợp với lịch trình của mình.
Ø Sân bay thường xa trung tâm nên mất công đi lại từ sân bay vào trung tâm TP (Riêng Fukuoka thì sân bay gần trung tâm TP nên di chuyển bằng máy bay rất tiện).
– Chất lượng: Flypeach, Jestar và Skymark mình đều đi rồi và thấy rất ổn không có gì phải phàn nàn.
2. Shinkansen (Bullet train – Tàu siêu tốc)
– Mua ở đâu: Mua vé giá rẻ 格安チケット(kakuyasu ticket) tại các quầy bán vé rẻ ở các ga JR lớn hoặc mua trên mạng tại đây. Mỗi khu vực/thành phố thường có một hãng bán vé giá rẻ riêng nên muốn đi nơi nào thì nên tìm hãng vé phù hợp với điểm đi – đến (trong link có hết nhé)
– Ưu điểm:
Ø Giờ giấc linh hoạt, có thể xuất phát từ 5h sáng cho đến 10h tối nên tiện cho mọi lịch trình.
Ø Sạch sẽ, an toàn, đúng giờ, êm ru, không phải checkin hay di chuyển xa như sân bay
– Nhược điểm:
Ø Không tiết kiệm được mấy, chỉ rẻ hơn giá gốc tầm ¥2,000 – ¥5, 000 cho mỗi lượt vé (phải đặt sớm nữa). Ví dụ giá gốc ¥15,000 thì có thể mua được với giả ¥13,000 – ¥10,000.(Đi được tàu Nozomi, Hikari, Sakura là các loại tàu siêu nhanh)
Ø Có loại tàu Kodama giá rẻ hơn giá gốc 1 nửa nhưng thời gian đi lại lâu gấp đôi nên cũng hòa: ( (nếu không bị gò bó thời gian thì đi cái này cũng được, vừa được trải nghiệm shinkansen, vừa được ngắm cảnh).
3. Xe Bus đêm:
Có 2 loại xe bus theo mình biết là giá rẻ:
Ø Nishitetsu bus: Link
Ø Willer Express bus: Link (đặt được bằng tiếng Anh) (Xem hướng dẫn chi tiết cách đặt vé)
– Ưu điểm:
Ø Rẻ và tiết kiệm được thời gian ban ngày vì đi đêm (giá vé rẻ nhất mà mình biết có thể mua được là ¥2,500/chiều, tất nhiên còn tuỳ địa điểm). Rất an toàn nên con gái đi một mình vô tư.
Ø Bus đêm nhưng khá thoải mái, được nghỉ 2 – 3 lần dọc đường (mỗi lần 20′) để ăn nhẹ hoặc đi toilet.
Ø Bến xe thường gần các ga lớn nên vào trung tâm TP cũng tiện.
– Nhược điểm:
Mệt mỏi vì đi quá lâu (tầm 8-10 tiếng). Dù xe rất thoải mái nhưng hầu như chả ngủ được mấy nên sáng dậy khá nhếch nhác. Tuy nhiên vì an toàn và sạch sẽ (mình đã đi tầm 4-5 lần) nên đây cũng là trải nghiệm thú vị đáng để thử.
4. Seishun 18 kippu
– Đây là loại vé cho phép đi không giới hạn các loại tàu thường và tàu nhanh (rapid/s.rapid) của JR trong 5 ngày (không cần liên tiếp). Vé này chỉ được bán tại một vài thời điểm nhất định trong năm.
– Chi tiết cách dùng và cách mua xem trong bài này: “Du lịch giá rẻ khắp Nhật Bản với vé Seishun 18 Kippu“.
– Ưu điểm:
Ø Dùng để đi lại các TP lân cận rất tiện và rẻ. Giá vé: ¥11,850/5 ngày tức là đi tàu thoải mái mà chỉ hết ¥2370/ngày.
Ø Vé không bắt buộc phải 1 người dùng. 1 người dùng trong 5 lần hoặc 5 người dùng 1 lần cũng ok, miễn là đi cùng nhau.
– Nhược điểm:
Ø Không nên dùng để đi nhưng nơi quá cách xa nhau vì mất thời gian và phải chuyển tàu liên tục. Mình từng dùng vé này đi từ Osaka đến Tokyo mất 9 tiếng và chuyển tàu gần chục lần. Một lần khác đi từ Osaka đến Okayama mất 5 tiếng, chuyển tầm 4 lần thôi (đi về trong ngày được). Ai có thời gian và đi tàu thạo rồi thì nên thử vì ngắm cảnh trên tàu rất đẹp và thú vị, cảm giác như đang đi xuyên Nhật.
5. Đi trong thành phố:
– Tại mỗi thành phố đều có loại vé one-day pass dùng cho tàu điện ngầm và city bus. Vé này có thể đi lại thoải mái các tuyến chikatetsu hoặc bus trong 1 ngày nên nếu đi nhiều điểm du lịch trong 1 thành phố thì nên mua loại này. Vé này tầm ¥500 – ¥600/vé.
– Ngoài ra đối với mỗi điểm du lịch nổi tiếng đều có cách đi rẻ nhất cho mỗi nơi: ví dụ đi thuỷ cung kaiyukan ở Osaka thì có loại vé có thể vào cửa thuỷ cung kèm theo vé đi tàu điện ngầm không giới hạn trong ngày. Đi theme park Huis Ten Bosch từ Fukuoka có kousoku bus (bus cao tốc) loại 4 vé cả đi và về cho 2 người chỉ ¥7200 trong khi giá vé lẻ là ¥2260/chiều/ người v.v. Chỉ cần xác định điểm muốn đi rồi tra trên mạng là có hết
Dưới đây là một số kinh nghiệm tiết kiệm trong việc di chuyển, đi lại ở Nhật. Hy vọng sau bài viết này các bạn du học sinh khi mới qua sẽ đỡ bỡ ngỡ hơn và có nhiều sự lựa chọn trong quá trình di chuyển, đi lại ở Nhật nhé.
Theo Bikae