Rất nhiều bạn hay đặt ra câu hỏi rằng “học tiếng Nhật có khó không?”, “Học tiếng Nhật có mất nhiều thời gian không?”, và những câu hỏi tương tự. Nhằm trả lời cho câu hỏi này, chúng ta hãy thử điểm qua những yếu tố được cho là tạo nên sự khó khăn trong việc học tiếng Nhật.
7. Tự tạo một môi trường sử dụng tiếng Nhật cho mình:
Thứ nhất là … luyện mắt. Mình cài đặt facebook với ngôn ngữ hiển thị là tiếng Nhật, dùng máy tính cũng hiển thị tiếng Nhật. Nguyên tắc chỉ là khi nhìn cái gì đó hàng ngày sẽ tự thấy thân quen. Giờ mỗi khi facebook hiện thông báo là mình có thêm 1 lần đọc tiếng Nhật. Không hiểu hết từ cũng không sao, mình biết nó nói đến cái gì là ok. Dần dần thì mình bắt đầu biết 投稿 là đăng (post), いいね là like, 編集 là chỉnh sửa, 近況をアップデート cập nhật tình hình hiện tại (update status) v.v . Mấy cái này không cần tra cũng biết vì mình đã sử dụng facebook bằng tiếng Việt rồi, giờ nhìn vào những nút tương tự thì tự đoán ra ngay là cái gì. Vậy là đã học thêm được kha khá từ rồi.
Máy tính hay điện thoại cũng cài đặt tiếng Nhật luôn. Lúc đầu khi mấy cái thông báo hiện ra, chả hiểu gì đâu nhưng cứ bấm OK với 「はい」. Thấy chưa, chỉ có những tiến bộ nhỏ thế thôi mà khi nhận ra thì vui hết biết.
Điều thứ 2 là mình rất ít chơi với… người Việt, mà chỉ thỉnh thoảng tụ tập với người Việt vào cuối tuần hay những dịp lễ tết của VN. Mình đã cố gắng kết bạn hoặc ít nhất là làm quen với người Nhật và vài người bạn nước ngoài. Việc này khiến cho mình không có lựa chọn nào khác là phải dùng tiếng Nhật với họ. Họ cũng giúp mình hiểu thêm không ít về Nhật, những chỗ vui chơi, ăn uống hay ho, rồi thỉnh thoảng sửa lỗi tiếng Nhật cho mình. Người nước ngoài có tư duy và cách nghĩ cũng khác mình nên có thể học hỏi không ít từ họ.
8. Tập trung vào những chủ đề mình yêu thích trước
Mình thích tìm hiểu về ẩm thực và mĩ phẩm, nên từ khi mới sang Nhật, mình đã cố gắng học những từ liên quan đến 2 chủ đề này trước. Hồi đó chưa giao tiếp được, nhưng mình đã có thể phân biệt các loại kem dưỡng, đồ trang điểm, các dụng cụ làm đẹp, biết tên nhiều món ăn Nhật. Sau này khi học ôn N1, mình phát hiện ra có một số từ vựng N1 lại chính là những từ mình đã biết từ hồi đó. Khi luyện đọc, mình đọc thông tin liên quan đến chủ đề mình thích trước, trong lúc đó cũng sẽ học thêm được những từ khác nữa mà mình cũng không ngờ là sau này mới có tác dụng, còn lúc đó chẳng nhận ra.
Dù sao đọc cái mình thích vẫn có hứng thú hơn phải không? Khi đó, dù phải còng lưng tra từ thì cảm giác cũng nhẹ nhõm, ngọt ngào hơn hẳn những chủ đề khô khan nhàm chán khác 😉
9. Học qua audio:
Khi còn ở trình độ sơ cấp, mình đã tự học bằng các audio dạy tiếng Nhật cho người nước ngoài của trang japanesepod101.com. Mình download các file audio về máy tính và điện thoại, cứ rảnh là mở lên nghe. Audio của họ làm rất chi tiết, có phần hội thoại, cả phần giải thích từ vựng, ngữ pháp và cả những khía cạnh văn hóa Nhật liên quan đến bài hội thoại. Mình đã nghe khá nhiều audio như một thói quen và mình thấy khả năng nghe cũng như vốn từ vựng tăng lên đáng kể. Học ở đây phải trả phí nhưng kể cả khi học với tài khoản mới đăng ký miễn phí thì cũng có rất nhiều thứ hay ho cho bạn khám phá. Tuy nhiên, trang này dạy tiếng Nhật bằng tiếng Anh. Mình đang biên tập và dịch lại những bài giảng audio mà mình đã được học trên này. Các bạn có thể xem thử mấy bài mình vừa up ở chuyên mục “Học qua tiếng Nhật qua audio” .
10. Chuẩn bị trước khi… nói:
Nói là phản xạ giao tiếp tự nhiên nhưng sự thực là hoàn toàn có thể chuẩn bị trước được. Có những nội dung mà mình chắc chắn sẽ phải nói trong một hoàn cảnh nào đó như: giới thiệu bản thân, nói về sở thích cá nhân, miêu tả về công việc hay ngành học. Trước đây mình hay tự đọc trước các bài trong sách Minna, sau đó chuẩn bị một vài đoạn nói chuyện ngắn có sử dụng từ mới trong bài đó. Sau đó mình vác sách lên lớp tiếng Nhật tình nguyện, hỏi thêm những điều mình không hiểu, và tập nói với cô giáo ở đó bằng những gì mình chuẩn bị, cô nghe và sửa cho mình. Đó cũng là cách luyện nói và học từ luôn ngay từ khi trình độ còn thấp.
Hay là trước khi phải đến gặp một ai đó, như bác sĩ, công ty môi giới nhà đất, nhân viên ngân hàng, bưu điện, đi ăn ngoài quán v.v mình thường tra trước những từ có liên quan, học thuộc một số mẫu câu nhất định để đến lúc đó có thể ứng biến nhanh hơn. Tất nhiên có những cái sẽ xảy ra ngoài dự đoán, nhưng cũng có những cái khiến mình thở phào vì đã chuẩn bị trước.
Ở VN mình đã bị viêm mũi dị ứng rồi, sang đây lại lạnh nên rất khổ sở. Lần đầu đi khám bác sĩ, mình run lắm vì có biết tiếng Nhật mấy đâu. Nhưng mình không thể không đi khám, nên đã tra sẵn ở nhà một đống từ có liên quan, nói đi nói lại những câu miêu tả tình trạng của mình. Khi đến phòng khám, mình cũng nói lại y như vậy. Tất nhiên khi bác sĩ hỏi lại thì mình cũng ậm ừ, gật gù linh tinh nhưng ít ra bác sĩ cũng hiểu là mình bị gì, sau đó khám cho mình và tự biết phải cho mình thuốc gì. Thực ra mấy lần đầu mình cũng nhờ người giỏi tiếng Nhật đi cùng để giúp đỡ mình, nhưng mình vẫn tự nói ra những cái mình có thể, chỉ khi không hiểu gì cả thì mới nhờ người kia. Sau một thời gian thì quen hơn, có thể tự đi một mình được.
11. Ghi âm, ghi âm và ghi âm
Cái này là cách mình hay làm hồi xưa khi học tiếng Anh, giờ mình áp dụng luôn cho tiếng Nhật. Mình thường hay nói ra những việc đã trải qua trong ngày (tất nhiên nói 1 mình rồi) và thu âm lại. Hoặc thỉnh thoảng mình thử thách bằng cách tìm 1 chủ đề nào đó và trình bày về nó (như kiểu diễn thuyết ý) và cũng thu âm lại. Cái này giống như viết blog hay nhật kí, nhưng khác là nói ra chứ không phải viết.
Trò này nghe có vẻ tự kỉ nhỉ? Hì hì, nhưng ít ra nó khá hiệu quả với mình hoặc những người tự kỉ như mình. Những chủ đề mình đã nói qua và ghi âm, đến khi gặp phải tình huống cần nói về chủ đề tương tự, là mình có thể bật ra được ngay. Điều này cũng giống như mục 10, là chuẩn bị trước khi nói, nhưng là chuẩn bị không có mục đích. Chỉ là tạo cho mình thói quen nói hàng ngày mà thôi. Mình nghĩ là cách này cũng tốt với những ai không có điều kiện giao tiếp tiếng Nhật hàng ngày nhưng vẫn muốn luyện.
Một điều nữa là khi đi đâu đó cần giao tiếp với người Nhật, mình hay thủ sẵn cái máy ghi âm, để thu lại những gì 2 bên đã nói. Cái này mình hay làm nhất khi đi khám bệnh vì nhiều khi ở phòng khám mình không hiểu hết những gì bác sĩ nói, nên khi về mình nghe lại và tra từ, để xem mình có bỏ lỡ chi tiết quan trọng nào không. Tất nhiên việc ghi âm này không phải tự do muốn làm là làm nhé. Mình phải xin phép bác sĩ trước, nhưng khi gặp bác nào trông khó tính quá thì mình cứ bật sẵn nút thu và nhét vào túi
12. Học qua bài hát:
Học qua bài hát là một cách học hiệu quả với bất cứ ngoại ngữ nào. Khi mình nghe đi nghe lại một bài hát yêu thích và hát theo, những ca từ trong lời bài hát đều “chui” vào đầu một cách tự nhiên nhất. Hơn nữa, lời bài hát thường là những cách nói văn vẻ, hình tượng, cách thể hiện tình cảm lãng mạn hay những câu triết lí, cổ vũ động viên tinh thần. Học cách diễn đạt từ ngữ qua bài hát làm cho vốn từ phong phú hơn, sẽ có một lúc nào đó bạn áp dụng được nó vào bài nói hay bài viết của mình đấy.
Có một số câu hát mà mình rất thích như:
「きみがいると どんなことでも のりきれるような気持ちになっている。」(Chỉ cần có anh, thì dù điều gì xảy ra, em cũng có tinh thần vượt qua mọi thứ – Lời bài hát: ゆきのはな)
「1秒が大切な一度の人生だから、時につまづいたっていい、思い切り泣いたっていい。ゆっくり顔をあげて…」 (Vì chỉ sống một lần trong đời nên mỗi giây đều quý giá. Đôi khi có vấp ngã cũng không sao, đôi khi khóc đến tuyệt vọng cũng không sao. Hãy từ từ ngẩng đầu lên… – Lời bài hát: ありがとうForever)
Hồi xưa thì mình chỉ học vẹt thôi, nhưng giờ đọc lại lời bài hát đã hiểu được hết cả nghĩa và ngữ pháp rồi. Thực sự trong lòng rất vui sướng, hihi.
13. Xem ti vi
Vì mình ở Nhật nên có điều kiện thuận lợi là có các kênh tiếng Nhật để xem hàng ngày. Lúc trình độ còn kém thì mình cũng ít xem lắm vì chả hiểu gì cả. Nhưng sau này khi học đến N2 mình bắt đầu để ý xem thường xuyên hơn. Xem ti vi tiện dụng nhất vì vừa được nghe, vừa xem cả hình nên nếu gặp từ vựng hay mẫu câu mới thì có thể nhớ ngay và lâu hơn. Tất nhiên vì không thể hiểu hết được nên mình hay chọn những chương trình thú vị mà mình thích để xem cho hứng thú: như drama, hướng dẫn nấu ăn, thế giới động vật …
Đặc biệt mình rất hay xem kênh bán hàng qua TV (ショッピングチャンネル) để cập nhật những sản phẩm mới ở Nhật. Mình xem không phải để mua hàng mà để học từ vựng. Kênh này đặc biệt rất hay giới thiệu đồ gia dụng hàng ngày, quần áo, mỹ phẩm, dụng cụ nấu ăn v.v nên học được kha khá từ vựng trong cuộc sống hàng ngày.
Nhiều lúc mình cũng không xem mà chỉ mở lên để nghe một cách không chủ ý, theo kiểu tạo phản xạ cho tai quen với tiếng Nhật chứ không phải nghe để hiểu. Khi học lên tầm N2 trở lên thì xem ti vi là cách cực hiệu quả để nâng cao và củng cố kiến thức tiếng Nhật. Nếu bạn không ở Nhật thì hãy xem trên youtube, các trang tin online của Nhật có kèm video nhé.
Nói tóm lại thì mình thấy cách học hiệu quả nhất là: nghe và viết thật nhiều. Hai kỹ năng này giúp bạn luyện được tất tần tật từ ngữ pháp, từ vựng đến phản xạ giao tiếp và tư duy suy nghĩ. Kể cả khi bạn không có người để giao tiếp cùng thì việc nghe liên tục hàng ngày cũng sẽ giúp bạn luyện được phản xạ tự nhiên, còn viết giúp bạn suy nghĩ bằng tiếng Nhật nhanh và logic hơn. Nếu luyện hai kỹ năng này hàng ngày chắc chắn đến khi phải giao tiếp thực sự thì bạn sẽ làm tốt thôi. Điều này mình chắc chắn là đúng vì mặc dù mình ở Nhật ngay khi bắt đầu học tiếng Nhật nên mình không kiểm nghiệm thực tế được phương pháp này. Nhưng trước đây, khi học tiếng Anh, mình không được sang nước nói tiếng Anh, cũng không có người nước ngoài để luyện cùng hàng ngày. Nhưng do xem tivi, nghe tin tức, xem phim Mỹ nhiều làm cho mình nghe và phản xạ quen rồi, đến khi gặp người nước ngoài trực tiếp mình đều giao tiếp được mà không gặp vấn đề gì lớn. Bây giờ mình vẫn duy trì việc này để trình độ tiếng Anh không bị mai một, dù ở Nhật cũng không dùng được tiếng Anh nhiều lắm.
Trên đây là toàn bộ phương pháp tự học mà mình đã áp dụng. Có nhiều cách cũng hơi mệt mỏi và mất thời gian nhỉ, nhưng mình đã trải qua nên muốn chia sẻ. Nếu các bạn có những cách học hay thì cùng thảo luận nhé.
Thứ nhất là … luyện mắt. Mình cài đặt facebook với ngôn ngữ hiển thị là tiếng Nhật, dùng máy tính cũng hiển thị tiếng Nhật. Nguyên tắc chỉ là khi nhìn cái gì đó hàng ngày sẽ tự thấy thân quen. Giờ mỗi khi facebook hiện thông báo là mình có thêm 1 lần đọc tiếng Nhật. Không hiểu hết từ cũng không sao, mình biết nó nói đến cái gì là ok. Dần dần thì mình bắt đầu biết 投稿 là đăng (post), いいね là like, 編集 là chỉnh sửa, 近況をアップデート cập nhật tình hình hiện tại (update status) v.v . Mấy cái này không cần tra cũng biết vì mình đã sử dụng facebook bằng tiếng Việt rồi, giờ nhìn vào những nút tương tự thì tự đoán ra ngay là cái gì. Vậy là đã học thêm được kha khá từ rồi.
Máy tính hay điện thoại cũng cài đặt tiếng Nhật luôn. Lúc đầu khi mấy cái thông báo hiện ra, chả hiểu gì đâu nhưng cứ bấm OK với 「はい」. Thấy chưa, chỉ có những tiến bộ nhỏ thế thôi mà khi nhận ra thì vui hết biết.
Điều thứ 2 là mình rất ít chơi với… người Việt, mà chỉ thỉnh thoảng tụ tập với người Việt vào cuối tuần hay những dịp lễ tết của VN. Mình đã cố gắng kết bạn hoặc ít nhất là làm quen với người Nhật và vài người bạn nước ngoài. Việc này khiến cho mình không có lựa chọn nào khác là phải dùng tiếng Nhật với họ. Họ cũng giúp mình hiểu thêm không ít về Nhật, những chỗ vui chơi, ăn uống hay ho, rồi thỉnh thoảng sửa lỗi tiếng Nhật cho mình. Người nước ngoài có tư duy và cách nghĩ cũng khác mình nên có thể học hỏi không ít từ họ.
8. Tập trung vào những chủ đề mình yêu thích trước
Mình thích tìm hiểu về ẩm thực và mĩ phẩm, nên từ khi mới sang Nhật, mình đã cố gắng học những từ liên quan đến 2 chủ đề này trước. Hồi đó chưa giao tiếp được, nhưng mình đã có thể phân biệt các loại kem dưỡng, đồ trang điểm, các dụng cụ làm đẹp, biết tên nhiều món ăn Nhật. Sau này khi học ôn N1, mình phát hiện ra có một số từ vựng N1 lại chính là những từ mình đã biết từ hồi đó. Khi luyện đọc, mình đọc thông tin liên quan đến chủ đề mình thích trước, trong lúc đó cũng sẽ học thêm được những từ khác nữa mà mình cũng không ngờ là sau này mới có tác dụng, còn lúc đó chẳng nhận ra.
Dù sao đọc cái mình thích vẫn có hứng thú hơn phải không? Khi đó, dù phải còng lưng tra từ thì cảm giác cũng nhẹ nhõm, ngọt ngào hơn hẳn những chủ đề khô khan nhàm chán khác 😉
9. Học qua audio:
Khi còn ở trình độ sơ cấp, mình đã tự học bằng các audio dạy tiếng Nhật cho người nước ngoài của trang japanesepod101.com. Mình download các file audio về máy tính và điện thoại, cứ rảnh là mở lên nghe. Audio của họ làm rất chi tiết, có phần hội thoại, cả phần giải thích từ vựng, ngữ pháp và cả những khía cạnh văn hóa Nhật liên quan đến bài hội thoại. Mình đã nghe khá nhiều audio như một thói quen và mình thấy khả năng nghe cũng như vốn từ vựng tăng lên đáng kể. Học ở đây phải trả phí nhưng kể cả khi học với tài khoản mới đăng ký miễn phí thì cũng có rất nhiều thứ hay ho cho bạn khám phá. Tuy nhiên, trang này dạy tiếng Nhật bằng tiếng Anh. Mình đang biên tập và dịch lại những bài giảng audio mà mình đã được học trên này. Các bạn có thể xem thử mấy bài mình vừa up ở chuyên mục “Học qua tiếng Nhật qua audio” .
10. Chuẩn bị trước khi… nói:
Nói là phản xạ giao tiếp tự nhiên nhưng sự thực là hoàn toàn có thể chuẩn bị trước được. Có những nội dung mà mình chắc chắn sẽ phải nói trong một hoàn cảnh nào đó như: giới thiệu bản thân, nói về sở thích cá nhân, miêu tả về công việc hay ngành học. Trước đây mình hay tự đọc trước các bài trong sách Minna, sau đó chuẩn bị một vài đoạn nói chuyện ngắn có sử dụng từ mới trong bài đó. Sau đó mình vác sách lên lớp tiếng Nhật tình nguyện, hỏi thêm những điều mình không hiểu, và tập nói với cô giáo ở đó bằng những gì mình chuẩn bị, cô nghe và sửa cho mình. Đó cũng là cách luyện nói và học từ luôn ngay từ khi trình độ còn thấp.
Hay là trước khi phải đến gặp một ai đó, như bác sĩ, công ty môi giới nhà đất, nhân viên ngân hàng, bưu điện, đi ăn ngoài quán v.v mình thường tra trước những từ có liên quan, học thuộc một số mẫu câu nhất định để đến lúc đó có thể ứng biến nhanh hơn. Tất nhiên có những cái sẽ xảy ra ngoài dự đoán, nhưng cũng có những cái khiến mình thở phào vì đã chuẩn bị trước.
Ở VN mình đã bị viêm mũi dị ứng rồi, sang đây lại lạnh nên rất khổ sở. Lần đầu đi khám bác sĩ, mình run lắm vì có biết tiếng Nhật mấy đâu. Nhưng mình không thể không đi khám, nên đã tra sẵn ở nhà một đống từ có liên quan, nói đi nói lại những câu miêu tả tình trạng của mình. Khi đến phòng khám, mình cũng nói lại y như vậy. Tất nhiên khi bác sĩ hỏi lại thì mình cũng ậm ừ, gật gù linh tinh nhưng ít ra bác sĩ cũng hiểu là mình bị gì, sau đó khám cho mình và tự biết phải cho mình thuốc gì. Thực ra mấy lần đầu mình cũng nhờ người giỏi tiếng Nhật đi cùng để giúp đỡ mình, nhưng mình vẫn tự nói ra những cái mình có thể, chỉ khi không hiểu gì cả thì mới nhờ người kia. Sau một thời gian thì quen hơn, có thể tự đi một mình được.
11. Ghi âm, ghi âm và ghi âm
Cái này là cách mình hay làm hồi xưa khi học tiếng Anh, giờ mình áp dụng luôn cho tiếng Nhật. Mình thường hay nói ra những việc đã trải qua trong ngày (tất nhiên nói 1 mình rồi) và thu âm lại. Hoặc thỉnh thoảng mình thử thách bằng cách tìm 1 chủ đề nào đó và trình bày về nó (như kiểu diễn thuyết ý) và cũng thu âm lại. Cái này giống như viết blog hay nhật kí, nhưng khác là nói ra chứ không phải viết.
Trò này nghe có vẻ tự kỉ nhỉ? Hì hì, nhưng ít ra nó khá hiệu quả với mình hoặc những người tự kỉ như mình. Những chủ đề mình đã nói qua và ghi âm, đến khi gặp phải tình huống cần nói về chủ đề tương tự, là mình có thể bật ra được ngay. Điều này cũng giống như mục 10, là chuẩn bị trước khi nói, nhưng là chuẩn bị không có mục đích. Chỉ là tạo cho mình thói quen nói hàng ngày mà thôi. Mình nghĩ là cách này cũng tốt với những ai không có điều kiện giao tiếp tiếng Nhật hàng ngày nhưng vẫn muốn luyện.
Một điều nữa là khi đi đâu đó cần giao tiếp với người Nhật, mình hay thủ sẵn cái máy ghi âm, để thu lại những gì 2 bên đã nói. Cái này mình hay làm nhất khi đi khám bệnh vì nhiều khi ở phòng khám mình không hiểu hết những gì bác sĩ nói, nên khi về mình nghe lại và tra từ, để xem mình có bỏ lỡ chi tiết quan trọng nào không. Tất nhiên việc ghi âm này không phải tự do muốn làm là làm nhé. Mình phải xin phép bác sĩ trước, nhưng khi gặp bác nào trông khó tính quá thì mình cứ bật sẵn nút thu và nhét vào túi
12. Học qua bài hát:
Học qua bài hát là một cách học hiệu quả với bất cứ ngoại ngữ nào. Khi mình nghe đi nghe lại một bài hát yêu thích và hát theo, những ca từ trong lời bài hát đều “chui” vào đầu một cách tự nhiên nhất. Hơn nữa, lời bài hát thường là những cách nói văn vẻ, hình tượng, cách thể hiện tình cảm lãng mạn hay những câu triết lí, cổ vũ động viên tinh thần. Học cách diễn đạt từ ngữ qua bài hát làm cho vốn từ phong phú hơn, sẽ có một lúc nào đó bạn áp dụng được nó vào bài nói hay bài viết của mình đấy.
Có một số câu hát mà mình rất thích như:
「きみがいると どんなことでも のりきれるような気持ちになっている。」(Chỉ cần có anh, thì dù điều gì xảy ra, em cũng có tinh thần vượt qua mọi thứ – Lời bài hát: ゆきのはな)
「1秒が大切な一度の人生だから、時につまづいたっていい、思い切り泣いたっていい。ゆっくり顔をあげて…」 (Vì chỉ sống một lần trong đời nên mỗi giây đều quý giá. Đôi khi có vấp ngã cũng không sao, đôi khi khóc đến tuyệt vọng cũng không sao. Hãy từ từ ngẩng đầu lên… – Lời bài hát: ありがとうForever)
Hồi xưa thì mình chỉ học vẹt thôi, nhưng giờ đọc lại lời bài hát đã hiểu được hết cả nghĩa và ngữ pháp rồi. Thực sự trong lòng rất vui sướng, hihi.
13. Xem ti vi
Vì mình ở Nhật nên có điều kiện thuận lợi là có các kênh tiếng Nhật để xem hàng ngày. Lúc trình độ còn kém thì mình cũng ít xem lắm vì chả hiểu gì cả. Nhưng sau này khi học đến N2 mình bắt đầu để ý xem thường xuyên hơn. Xem ti vi tiện dụng nhất vì vừa được nghe, vừa xem cả hình nên nếu gặp từ vựng hay mẫu câu mới thì có thể nhớ ngay và lâu hơn. Tất nhiên vì không thể hiểu hết được nên mình hay chọn những chương trình thú vị mà mình thích để xem cho hứng thú: như drama, hướng dẫn nấu ăn, thế giới động vật …
Đặc biệt mình rất hay xem kênh bán hàng qua TV (ショッピングチャンネル) để cập nhật những sản phẩm mới ở Nhật. Mình xem không phải để mua hàng mà để học từ vựng. Kênh này đặc biệt rất hay giới thiệu đồ gia dụng hàng ngày, quần áo, mỹ phẩm, dụng cụ nấu ăn v.v nên học được kha khá từ vựng trong cuộc sống hàng ngày.
Nhiều lúc mình cũng không xem mà chỉ mở lên để nghe một cách không chủ ý, theo kiểu tạo phản xạ cho tai quen với tiếng Nhật chứ không phải nghe để hiểu. Khi học lên tầm N2 trở lên thì xem ti vi là cách cực hiệu quả để nâng cao và củng cố kiến thức tiếng Nhật. Nếu bạn không ở Nhật thì hãy xem trên youtube, các trang tin online của Nhật có kèm video nhé.
Nói tóm lại thì mình thấy cách học hiệu quả nhất là: nghe và viết thật nhiều. Hai kỹ năng này giúp bạn luyện được tất tần tật từ ngữ pháp, từ vựng đến phản xạ giao tiếp và tư duy suy nghĩ. Kể cả khi bạn không có người để giao tiếp cùng thì việc nghe liên tục hàng ngày cũng sẽ giúp bạn luyện được phản xạ tự nhiên, còn viết giúp bạn suy nghĩ bằng tiếng Nhật nhanh và logic hơn. Nếu luyện hai kỹ năng này hàng ngày chắc chắn đến khi phải giao tiếp thực sự thì bạn sẽ làm tốt thôi. Điều này mình chắc chắn là đúng vì mặc dù mình ở Nhật ngay khi bắt đầu học tiếng Nhật nên mình không kiểm nghiệm thực tế được phương pháp này. Nhưng trước đây, khi học tiếng Anh, mình không được sang nước nói tiếng Anh, cũng không có người nước ngoài để luyện cùng hàng ngày. Nhưng do xem tivi, nghe tin tức, xem phim Mỹ nhiều làm cho mình nghe và phản xạ quen rồi, đến khi gặp người nước ngoài trực tiếp mình đều giao tiếp được mà không gặp vấn đề gì lớn. Bây giờ mình vẫn duy trì việc này để trình độ tiếng Anh không bị mai một, dù ở Nhật cũng không dùng được tiếng Anh nhiều lắm.
Trên đây là toàn bộ phương pháp tự học mà mình đã áp dụng. Có nhiều cách cũng hơi mệt mỏi và mất thời gian nhỉ, nhưng mình đã trải qua nên muốn chia sẻ. Nếu các bạn có những cách học hay thì cùng thảo luận nhé.
Theo Bikae