"Học tiếng Nhật khó không?" là câu hỏi của rất nhiều học viên khi bắt đầu học tiếng Nhật. Với tất cả các ngôn ngữ và với một khối lượng chữ Kanji đồ sộ, học tiếng Nhật chắc hẳn không phải là điều dễ dàng gì. Nhưng chúng tôi chắc chắn với các bạn rằng, với sự đa dạng trong văn hóa Nhật Bản, khi học tiếng Nhật bạn sẽ học được những điều thú vị chỉ có tại Nhật Bản mà không thể tìm được những điều này tại quốc gia nào trên thế giới.

Để giải đáp vấn đề học tiếng Nhật khó không, bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giải đáp câu hỏi này cho các bạn và sẽ giới thiệu cho các bạn một số phương pháp tự học tiếng Nhật hiệu quả.
Đầu tiên, học gì cũng cần có cơ sở tốt, học tiếng Nhật cơ bản nhất chính là bảng chữ cái Hiragana và Katakana. Nội dung không phải là nhiều, các âm trong, âm đục, chỉ có khoảng hơn 100 âm. Chỉ cần học thuộc là được, phát âm chuẩn hay không không quan trọng, đại khái biết được đó là âm gì, đọc như thế nào là được.
Những âm này chủ yếu là Hiragana và katakana, một số người đã từng học chia sẻ rằng thực ra không cần thiết phải học thuộc làu làu, bởi mọi người cảm thấy cần nhìn và học thuộc dần dần, nhưng không bao lâu lại quên hết, vì thế không nhất thiết phải lãng phí thời gian như vậy.
Tất nhiên, nói rằng việc phát âm có chuẩn hay không không quan trọng sẽ khiến nhiều người không đồng tình. Nhưng thực ra, khi mới bắt đầu học sẽ rất khó để nắm bắt được cách phát âm chuẩn nhất, về cơ bản chỉ cần học thuộc theo cách đơn giản nhất là được. Cho dù bạn có đọc âm “tsu” trong tiếng Nhật thành âm “zu”, đọc âm “su” trong tiềng Nhật thành âm “su” trong tiếng Việt, hay âm “ra” trong tiếng Nhật giống âm “ra” trong tiếng Việt cũng không sao, chỉ cần học thêm vài bài khóa là cách phát âm sẽ dần được định hình trở lại. Đừng ngại phiền phức, nhất định phải học thuộc hết bảng chữ cái, như vậy mới thuận tiện cho việc học tiếng Nhật sau này.

Chúng tôi xin giới thiệu với các bạn một chút về phương pháp học tiếng Nhật của các bạn sinh viên với trình tự như sau: trước tiên ghi chép bằng máy tính, về cơ bản chính là vừa xem sách vừa đánh chữ, viết lại nội dung trong sách theo ý hiểu của mình và lưu lại bằng bản mềm trên máy tính. Các câu ví dụ cũng cần phải ghi lại, về điều này, khuyên các bạn không cần viết bằng bút, vì khi mới học, viết bằng bút rất dễ viết sai, nếu như đánh chữ trên máy tính thì sẽ hiệu quả hơn. Đương nhiên, mình cũng không khuyến khích mọi người sử dụng công cụ đánh chữ có chức năng tự động nhập chữ, bởi luyện tập như vậy sẽ không còn ý nghĩa gì nữa.
Sau khi đã ghi chép thành thạo, căn cứ vào nội dung mình ghi chép được để xem giáo trình “tiêu mục mới” bằng bản video, vừa xem, vừa gạch trong sách đồng thời sửa lỗi trong phần ghi chép của mình. Các câu ví dụ hoặc từ đơn nên cố gắng đọc theo video, như vậy tiện cho luyện phát âm. Sau khi xem xong, căn cứ vào phần đã gạch trong sách để chỉnh sửa lại nội dung mình đã ghi chép, việc này giống như luyện tập sau khi đọc sách.
Luyện tập ở đây chính là dùng bút ghi lại để quen thuộc hơn với bài khóa, ngữ pháp và các từ đơn được sử dụng trong bài. Vừa học viết, nhân tiện là luyện chữ, hai loại chữ cứng mềm đều có thể viết được. Luyện nghe theo chủ đề trong sách, lúc thuận lợi nên nghe bản CD trong máy, lúc khác có thể phát bản mp3. Những nội dung này rất dễ tìm kiếm được trên mạng internet. Sau khi đã học qua được vòng một, ta lại tiếp tục xem sách, xem lại video, nghe CD, rồi lại tiếp tục bổ sung cho những ghi chép của mình. Sau khi tất cả đã hoàn thành, có thể in bản ghi chép của mình ra giấy, như vậy có thể đem theo người bất cứ lúc nào, tiện lợi cho việc luyện tập mọi lúc mọi nơi, chẳng hạn như lúc đi xe bus công cộng… Như thế, người luyện nghe mp3 nhiều lần có thể đọc được mấy chục lần một bài viết trong vòng 1 giờ, đến khi xuống xe có khi đã gần như học thuộc được bài khóa.
Đầu tiên, học gì cũng cần có cơ sở tốt, học tiếng Nhật cơ bản nhất chính là bảng chữ cái Hiragana và Katakana. Nội dung không phải là nhiều, các âm trong, âm đục, chỉ có khoảng hơn 100 âm. Chỉ cần học thuộc là được, phát âm chuẩn hay không không quan trọng, đại khái biết được đó là âm gì, đọc như thế nào là được.
Những âm này chủ yếu là Hiragana và katakana, một số người đã từng học chia sẻ rằng thực ra không cần thiết phải học thuộc làu làu, bởi mọi người cảm thấy cần nhìn và học thuộc dần dần, nhưng không bao lâu lại quên hết, vì thế không nhất thiết phải lãng phí thời gian như vậy.
Tất nhiên, nói rằng việc phát âm có chuẩn hay không không quan trọng sẽ khiến nhiều người không đồng tình. Nhưng thực ra, khi mới bắt đầu học sẽ rất khó để nắm bắt được cách phát âm chuẩn nhất, về cơ bản chỉ cần học thuộc theo cách đơn giản nhất là được. Cho dù bạn có đọc âm “tsu” trong tiếng Nhật thành âm “zu”, đọc âm “su” trong tiềng Nhật thành âm “su” trong tiếng Việt, hay âm “ra” trong tiếng Nhật giống âm “ra” trong tiếng Việt cũng không sao, chỉ cần học thêm vài bài khóa là cách phát âm sẽ dần được định hình trở lại. Đừng ngại phiền phức, nhất định phải học thuộc hết bảng chữ cái, như vậy mới thuận tiện cho việc học tiếng Nhật sau này.

Du học Nhật Bản – Phương pháp học tiếng Nhật
Chúng tôi xin giới thiệu với các bạn một chút về phương pháp học tiếng Nhật của các bạn sinh viên với trình tự như sau: trước tiên ghi chép bằng máy tính, về cơ bản chính là vừa xem sách vừa đánh chữ, viết lại nội dung trong sách theo ý hiểu của mình và lưu lại bằng bản mềm trên máy tính. Các câu ví dụ cũng cần phải ghi lại, về điều này, khuyên các bạn không cần viết bằng bút, vì khi mới học, viết bằng bút rất dễ viết sai, nếu như đánh chữ trên máy tính thì sẽ hiệu quả hơn. Đương nhiên, mình cũng không khuyến khích mọi người sử dụng công cụ đánh chữ có chức năng tự động nhập chữ, bởi luyện tập như vậy sẽ không còn ý nghĩa gì nữa.
Sau khi đã ghi chép thành thạo, căn cứ vào nội dung mình ghi chép được để xem giáo trình “tiêu mục mới” bằng bản video, vừa xem, vừa gạch trong sách đồng thời sửa lỗi trong phần ghi chép của mình. Các câu ví dụ hoặc từ đơn nên cố gắng đọc theo video, như vậy tiện cho luyện phát âm. Sau khi xem xong, căn cứ vào phần đã gạch trong sách để chỉnh sửa lại nội dung mình đã ghi chép, việc này giống như luyện tập sau khi đọc sách.
Luyện tập ở đây chính là dùng bút ghi lại để quen thuộc hơn với bài khóa, ngữ pháp và các từ đơn được sử dụng trong bài. Vừa học viết, nhân tiện là luyện chữ, hai loại chữ cứng mềm đều có thể viết được. Luyện nghe theo chủ đề trong sách, lúc thuận lợi nên nghe bản CD trong máy, lúc khác có thể phát bản mp3. Những nội dung này rất dễ tìm kiếm được trên mạng internet. Sau khi đã học qua được vòng một, ta lại tiếp tục xem sách, xem lại video, nghe CD, rồi lại tiếp tục bổ sung cho những ghi chép của mình. Sau khi tất cả đã hoàn thành, có thể in bản ghi chép của mình ra giấy, như vậy có thể đem theo người bất cứ lúc nào, tiện lợi cho việc luyện tập mọi lúc mọi nơi, chẳng hạn như lúc đi xe bus công cộng… Như thế, người luyện nghe mp3 nhiều lần có thể đọc được mấy chục lần một bài viết trong vòng 1 giờ, đến khi xuống xe có khi đã gần như học thuộc được bài khóa.
(Nguồn Du học Nhật)