Rất nhiều thanh niên Nhật Bản hiện nay có xu hướng coi trọng cảm xúc cá nhân và mong muốn có một cuộc sống độc thân tự do. Trái với việc kết hôn do tốn kém, thì việc sống chung không hề tốn kém mà lại có thể chữa khỏi nỗi cô đơn cũng như sự mệt mỏi về thể xác và tinh thần đang tăng lên trong giới trẻ.
Gần đây một hãng truyền thông của Nhật Bản đã thực hiện một cuộc khảo sát đối với những người có kinh nghiệm sống chung, theo đó, có đến 60% số người sau khi sống chung đã chia tay mà không đi tới hôn nhân. Mặc dù hiện vẫn đang sống chung nhưng có 15% không hề có ý định kết hôn, 18% từng nghĩ tới việc chia tay và chỉ có 20% đã quyết định sẽ kết hôn.
Hôn nhân được xem là hệ quả tất yếu của tình yên, nhưng tại sao có đến 80% nam nữ sống chung với nhau không muốn kết hôn? Hay nói cách khác, tại sao tình yêu của giới trẻ Nhật Bản không vượt qua được “kỳ thi” gọi là sống chung?
Nói chung, sống chung là một dạng phát triển của tình yêu, nhưng ở Nhật thì khác. Nếu có người sống chung với tiền đề là hôn nhân thì cũng có người sống chung chỉ là để sống chung. Tuy nhiên, tại Nhật Bản, đối tượng đề cập phía sau dường như nhiều hơn. Nhật Bản đã bước vào xã hội giảm sinh và già hóa, nhưng thật không may, thêm vào đó lại là “xã hội không hôn nhân”. Ngày càng nhiều thanh niên Nhật Bản lựa chọn cuộc sống độc thân hay kết hôn muộn. Từ sau sự sụp đổ Lehman Brothers năm 2008, hiện tượng này bắt đầu trở nên rõ ràng và tỷ lệ những người chưa lập gia đình ở Nhật Bản không hề sụt giảm.
Theo thông tin từ đài NHK, tại Nhật Bản hiện nay có 71% nam giới ở độ tuổi phù hợp chưa kết hôn. 60% nữ giới độ tuổi 25~29 và gần một nửa số phụ nữ độ tuổi 30~34 cũng chưa kết hôn. Sự gia tăng tỷ lệ không kết hôn không đồng nghĩa với việc giảm tỷ lệ sống chung. Nhật Bản là xã hội có căng thẳng cuộc sống cao, dưới áp lực to lớn đó, nam nữ dễ dàng gặp gỡ và gần gũi nhau. Đối với thanh niên Nhật Bản, sống chung là sự lựa chọn tốt nhất. Nó không chỉ chữa lành cơ thể và tâm trí mệt mỏi mà lại chẳng tốn kém gì. Sống chung là một hệ thống linh hoạt giúp người ta có thể hiểu được tính cách của nhau và cũng có thể tận hưởng những kinh nghiệm của đời sống hôn nhân.
Nhìn từ quan điểm khách quan, thanh niên Nhật Bản không hề nhiệt tình kết hôn vì chi phí dành cho nó quá cao, tự bản thân họ không thể gánh vác được. Một gia đình mới cưới ở Nhật Bản năm 2009 phải tiêu 4.330 nghìn yên, trong đó có 1.980 nghìn yên là “viện trợ” từ gia đình và bạn bè.
Những cha mẹ không có đủ điều kiện về kinh tế phải tiết kiệm và tích lũy từng đồng để sử dụng khi con cái họ kết hôn. Vì thế, trẻ con thường được nghe cha mẹ dặn dò rằng “Đây là chút tiền cuối cùng của chúng ta”. Sự trì trệ lâu dài của kinh tế Nhật Bản khiến cho chi phí kết hôn trở nên quá cao. Đây cũng chính là một lý do khiến giới trẻ ngần ngại với hôn nhân.
Pháp luật Nhật Bản không có ràng buộc pháp lý đối với nam giới sống chung. Nếu chán cuộc sống như vậy, họ có thể chia tay. Vì không phải chịu chi phí có tính pháp lý nào nên việc chia tay dễ dàng được thực hiện. Quyết định đi theo con đường riêng, họ lại có thể tiếp tục quay trở lại cuộc sống của riêng mình.
Hôn nhân được xem là hệ quả tất yếu của tình yên, nhưng tại sao có đến 80% nam nữ sống chung với nhau không muốn kết hôn? Hay nói cách khác, tại sao tình yêu của giới trẻ Nhật Bản không vượt qua được “kỳ thi” gọi là sống chung?
Nói chung, sống chung là một dạng phát triển của tình yêu, nhưng ở Nhật thì khác. Nếu có người sống chung với tiền đề là hôn nhân thì cũng có người sống chung chỉ là để sống chung. Tuy nhiên, tại Nhật Bản, đối tượng đề cập phía sau dường như nhiều hơn. Nhật Bản đã bước vào xã hội giảm sinh và già hóa, nhưng thật không may, thêm vào đó lại là “xã hội không hôn nhân”. Ngày càng nhiều thanh niên Nhật Bản lựa chọn cuộc sống độc thân hay kết hôn muộn. Từ sau sự sụp đổ Lehman Brothers năm 2008, hiện tượng này bắt đầu trở nên rõ ràng và tỷ lệ những người chưa lập gia đình ở Nhật Bản không hề sụt giảm.
Theo thông tin từ đài NHK, tại Nhật Bản hiện nay có 71% nam giới ở độ tuổi phù hợp chưa kết hôn. 60% nữ giới độ tuổi 25~29 và gần một nửa số phụ nữ độ tuổi 30~34 cũng chưa kết hôn. Sự gia tăng tỷ lệ không kết hôn không đồng nghĩa với việc giảm tỷ lệ sống chung. Nhật Bản là xã hội có căng thẳng cuộc sống cao, dưới áp lực to lớn đó, nam nữ dễ dàng gặp gỡ và gần gũi nhau. Đối với thanh niên Nhật Bản, sống chung là sự lựa chọn tốt nhất. Nó không chỉ chữa lành cơ thể và tâm trí mệt mỏi mà lại chẳng tốn kém gì. Sống chung là một hệ thống linh hoạt giúp người ta có thể hiểu được tính cách của nhau và cũng có thể tận hưởng những kinh nghiệm của đời sống hôn nhân.
Nhìn từ quan điểm khách quan, thanh niên Nhật Bản không hề nhiệt tình kết hôn vì chi phí dành cho nó quá cao, tự bản thân họ không thể gánh vác được. Một gia đình mới cưới ở Nhật Bản năm 2009 phải tiêu 4.330 nghìn yên, trong đó có 1.980 nghìn yên là “viện trợ” từ gia đình và bạn bè.
Những cha mẹ không có đủ điều kiện về kinh tế phải tiết kiệm và tích lũy từng đồng để sử dụng khi con cái họ kết hôn. Vì thế, trẻ con thường được nghe cha mẹ dặn dò rằng “Đây là chút tiền cuối cùng của chúng ta”. Sự trì trệ lâu dài của kinh tế Nhật Bản khiến cho chi phí kết hôn trở nên quá cao. Đây cũng chính là một lý do khiến giới trẻ ngần ngại với hôn nhân.
Pháp luật Nhật Bản không có ràng buộc pháp lý đối với nam giới sống chung. Nếu chán cuộc sống như vậy, họ có thể chia tay. Vì không phải chịu chi phí có tính pháp lý nào nên việc chia tay dễ dàng được thực hiện. Quyết định đi theo con đường riêng, họ lại có thể tiếp tục quay trở lại cuộc sống của riêng mình.
(Nguồn tổng hợp)