Có thể Nhật Bản không giống Portland, HOẶC, không phải là nơi cần phải có các quy ước đi xe đạp hai tầng (?!), nhưng xứ sở Mặt trời mọc này lại có những luật lệ khá là “độc nhất vô nhị” về việc đi xe đạp. Tôi không chắc ở châu Âu thì như thế nào, nhưng bất cứ một người Mỹ nào khi quyết định nhảy lên một cái xe đạp ở Nhật Bản lần đầu tiên đều ít nhiều cảm thấy bất ngờ. Mọi thứ được vận hành khác biệt ở nơi này. Vì vậy, hãy cùng sẵn sàng để học cách lái xe đạp một cách thoải mái nhất ở đây nhé! Ding Ding!
1. Đi xe đạp trên vỉa hè
… thế đấy, trừ khi bạn không muốn. Cũng giống như lòng đường. Bạn có thể đi lên vỉa hè nếu không muốn đi dưới lòng đường. Bó tay!
Đã đến lúc học luật lệ đầu tiên khi đi xe đạp ở Nhật Bản: “Ở Nhật có rất nhiều luật khi đi xe đạp, nhưng ít khi nào được thi hành. Thế nên bạn biết đấy, muốn làm gì thì làm, và tuân theo một cách ‘khá’ ý thức có thể”. Bạn sẽ thấy ý tưởng này được lặp lại liên tục trong bài viết này. Thực chất vấn đề là, luật đi xe đạp của Nhật là chắc mà lỏng. Nếu bạn có ý thức và cẩn thận, bạn sẽ an toàn. Còn không, hừm, bạn có thể lâm vào kết cục ngồi nhà giam với những người lái xe đạp tội nghiệp khác.
Tóm lại, đi xe trên vỉa hè… Luật chính thức thì là trẻ con dưới 12 tuổi có thể đi trên vỉa hè. Trong trường hợp “quá nguy hiểm” để đi dưới lòng đường thì ai cũng được phép lên vỉa hè mà đi. Ai thi hành luật này? Hầu như chả có ai. Theo thống kê của chính phủ, 40% người dân không nhận thức rằng xe đạp là phải đi dưới lòng đường.
Vậy, 40% người không biết rằng luật lệ này có tồn tại. Còn 60% còn lại thì sao? Họ thường là không tuân theo luật. Hầu hết người ta lái xe đạp trên vỉa hè và cảnh sát thì làm ngơ không có gì. Thực chất, trong các thành phố lớn, việc lái xe đạp trên vỉa hè sẽ mang tầm quan trọng hơn nhiều. Từ những kinh nghiệm có được, tôi có thể nói rằng hầu hết ô tô không thèm để ý quan tâm gì đến xe đạp cả, và khi ô tô không quan tâm tới xe đạp thì… điều tồi tệ sẽ xảy ra với người không được bao bọc bởi chiếc hộp kim loại khổng lồ.
2. Khóa xe đạp
Nếu bạn đã quen sống ở một nơi có nhiều trộm cắp (cơ bản là bất cứ đâu trừ Nhật Bản), bạn chắc chắn sẽ khóa xe đạp của bạn bằng một chuỗi khóa lớn. Mặc dù lượng trộm cắp tại Nhật Bản đang có xu hướng tăng lên, rất nhiều người vẫn không khóa xe của họ lại. Và hầu hết số xe đó đều an toàn. Tuy nhiên nhiều người lại khóa xe bằng một chiếc khóa nhỏ đan ở bánh sau của xe. Tất cả những gì họ làm chỉ là khiến chiếc xe không thể lăn bánh như bình thường. Điều này chẳng thể ngăn người ta vác cả cái xe và bỏ chạy nếu họ muốn. Mặc dù chuyện này rất ít khi xảy ra.
Thường thì dù bạn có đi đâu đi nữa thì bạn cũng có chỗ để để xe. Nếu đó là một nơi rất nông thôn đi chăng nữa thì chỉ cần dựng nó ở bên lề đường, không quá vướng víu trên đường là được. Nếu bạn ở thành phố, bạn sẽ tìm thấy bãi để xe đạp hầu hết mọi nơi. Cũng giống như khi bạn lái xe tới nhà ga và bạn có thể gửi xe ở bãi xe miễn phí bên ngoài hoặc gửi xe có trả phí (nhưng rất rẻ) ở dưới hầm nhà ga. Tôi nhớ là đã phải trả 20$ một tháng khi tôi còn hay dùng xe đạp, nhưng đó là lâu rồi và có thể giá cả đã tăng tính đến bây giờ. Tất cả nhưng gì tôi làm chỉ là dùng một vòng xích nhỏ để khóa xe và chiếc xe của tôi chưa bao giờ bị ai lấy đi cả.
Vì xe đạp quá quen thuộc tại Nhật, nên có hàng tấn nơi để đỗ xe. Dù là thế, không phải lúc nào bạn cũng tìm được chỗ trống. Đó là khi mà bạn nên cẩn thận để không tông vào một dãy xe đạp nào đó. Bạn biết không? Nếu bạn làm vậy vài yakuza đang húp mì ramen gần đó sẽ hùng hổ tiến tới và gầm lên với bạn rằng vì sao bạn lại làm thế với xe đạp của họ đấy!
3. Ding Ding Ding!
Có hai mặt của vấn đề. Trước hết, nếu bạn đang đi xe đạp, hay sử dụng chuông để báo với người khác rằng bạn đang tiến đến. Hãy giảm tôc độ và đừng tông vào họ nếu không thấy họ di chuyển. Một tiếng chuông sẽ khiến người ta tự động dẹp đường cho bạn. Người Nhật hầu như đều quen vơi việc xe đạp đi trên vỉa hè và vì thế họ sẽ đi gọn lại để không bị bạn tông. (dù bạn có không đi xe đạp đi chăng nữa).
Thứ 2, nếu bạn đang không đi xe đạp và bạn nghe tiếng ding ding ding, bạn phải tự động đi dẹp vào lề đường. Như luật lệ thông thường, đi dẹp sang bên trái sẽ là hợp lí. Nếu bạn đang đứng sẵn ở bên phải và bên trái không còn chỗ nữa thì đành phải dẹp sang bên phải vậy. Cơ bản là bạn phải làm thế nào để nhường đường cho họ, vì một chiếc xe đạp sắp bổ tới! Hẳn là bạn không muốn bị rơi vào số ít những người tử vong và bị tại nạn xe đạp đi trên vỉa hè phải không?
4. Tránh tàu hỏa
Đừng đưa xe đạp lên tàu hỏa. Đó là vì sao có những bãi để xe ở ga tàu. Tuy nhiên có một ngoại lệ cho việc này: nếu bạn phải gói chiếc xe đạp của mình và nó có một chiếc túi riêng, bạn có thể mang nó lên tàu như là một hành lí.
Tốt nhất là đừng mang xe đạp lên tàu. Người ta sẽ bơ bạn đi một cách lịch sự mặc dù trong lòng đang vô cùng khó chịu.
5. Không cần đội mũ bảo hiểm
Được rồi, trẻ em dưới 13 tuổi thì yêu cầu phải có mũ bảo hiểm, nhưng dù thế bạn cũng sẽ không thấy mấy trẻ con đạp xe mà đội mũ bảo hiểm bao giờ. Đây là một trong những thứ gọi là “chúng ta coi như không biết gì” mà tôi đã đề cập tới trước đây. Với người lớn, bạn hầu như sẽ không thấy ai đội mũ bảo hiểm. Trước tiên, đó không phải là luật. Thứ hai, không ai đội thì sao tôi phải đội? Thế đấy, tôi không cần nói bạn cũng đủ hiểu rồi.
Vì thế đi xe đạp ở Nhật bạn không cần phải lo về vụ mũ bảo hiểm. Dù trên vỉa hè người đi có đông thế nào! Thoải mái đi!
6. Bị cắp xe
Nếu bạn không may mắn bị mất xe thật, thì bạn phải chắc chắn là nó đã được đăng ký với cảnh sát. Điều này không tốn mấy tiền đầu, và nếu bạn mua cái xe đạp mới, nơi bán xe sẽ làm thủ tục này hộ bạn. Nếu bạn mua cái đã dùng rồi thì phải đăng ký lại với cảnh sát.
Bằng cách này, nếu xe đạp của bạn có bị cướp (chắc chắn là không đâu) thì cũng dễ dàng để báo cảnh sát. Sau đó, họ sẽ tìm nó và bạn sẽ được thông báo nếu tìm được. Một chút hiểu biết phải có nếu bạn mua xe đạp ở Nhật Bản.
7. Phá luật
Ngoài không đội mũ bảo hiểm, đi trên vỉa hè và các thứ khác, luật đi xe đạp ở Nhật còn nhiều và không bị bắt buộc thi hành. Kể cả khi có người phạm luật, họ cũng chỉ bị nhắc nhở vì có thể còn có nhiều việc quan trọng hơn phải làm và biết đâu họ phạm luật vì đang trong trường hợp bất đắc dĩ như trời mưa hay gì đó thì sao. Hầu hết những điều luật kia được đặt ra trong trường hợp bạn cố tình phạm lỗi và gây ra tai nạn. Nếu bạn an toàn và không đâm vào ai hay đâm vào cái gì, thì tôi dám cá là sẽ chẳng có vấn đề gì xảy ra với bạn cả. Nói là thế nhưng những điều luật này được đặt ra để ngăn chặn nguy cơ xảy ra tai nạn, vì vậy tốt hơn hết là vẫn nên để tâm đến, nhỉ?
- Nếu bạn đâm vào ai đó, bạn bị phạt 20,000 yen.
- Nếu bạn dùng ô hoặc điện thoại di động khi đang đạp xe (lúc nào cũng thấy chuyện này xảy ra luôn ấy, đặc biệt là vụ cầm dù khi trời mưa), bạn có thể bị giam 3 tháng và phạt 50,000 yen.
- Không được đi xe trên đường của người đi bộ, kể cả khi là để băng từ đường của xe đạp này đến đường của xe đạp khác.
- Bạn nên dắt xe đạp nếu có ý định đi đường của người đi bộ.
- Sử dụng phương tiện khi cơ thể có cồn có thể bị phạt 5 năm trong nhà giam cộng thêm 1 triệu yen tiền phạt. Nói là thế nhưng bạn có thể thấy những người lái xe đạp say xỉn trên đường phố khá thường xuyên. Một lần nữa các cảnh sát lại làm ngơ cho những sự việc như vậy.
- Lái xe vào ban đêm mà không bật đèn sẽ bị phạt 50,000 yen.
- Vừa đi xe vừa nghe iPod (hoặc Walkman?) cũng bị phạt 50,000 yen.
- Nếu gây ra tai nạn, thường tội lỗi tự khắc sẽ bị đổ lên người sử dụng phương tiện nào to hơn. Vì vậy nếu ô tô đâm xe đạp thì xin lỗi ô tô nhé, bạn xác định rồi!
Nhưng, có chăng là bạn nên tuân thủ theo luật? Vào năm 2010, 658 người tử vong tại Nhật Bản vì các vụ tai nạn liên quan tới xe đạp. Điều này cũng không có gì lạ đối với số lượng tai nạn rủi ro vì xe đạp ở Mỹ là 618 vào năm 2010, mặc dù tôi có cảm giác nhiều người sử dụng xe đạp ở Nhật hơn là ở Mỹ, thêm nữa là số dân cũng khác nhau. Dù là thế, những luật lệ này vẫn được đề ra để mọi người an toàn, mặc dù không ai tuân theo thì cũng chẳng có gì thay đổi. Nói là vậy nhưng tôi nghĩ nó sẽ khiến những ai xui xẻo bị lâm vào cảnh tội đồ sẽ thay đổi hành vi (biết đâu ai đó nổi tiếng lại là nạn nhân của vụ tai nạn xe đạp thì sao?)
Bạn đã bao giờ đi xe đạp ở Nhật chưa? Kinh nghiệm của bạn thế nào? Cá nhân tôi, tôi rất thích đạp xe trên vỉa hè, mặc dù tôi biết nếu tôi là người đi bộ thì tôi sẽ không thích như thế. Văn hóa đi xe đạp cũng có sự khác nhau nhỉ? Bạn nghĩ sao?
… thế đấy, trừ khi bạn không muốn. Cũng giống như lòng đường. Bạn có thể đi lên vỉa hè nếu không muốn đi dưới lòng đường. Bó tay!
Đã đến lúc học luật lệ đầu tiên khi đi xe đạp ở Nhật Bản: “Ở Nhật có rất nhiều luật khi đi xe đạp, nhưng ít khi nào được thi hành. Thế nên bạn biết đấy, muốn làm gì thì làm, và tuân theo một cách ‘khá’ ý thức có thể”. Bạn sẽ thấy ý tưởng này được lặp lại liên tục trong bài viết này. Thực chất vấn đề là, luật đi xe đạp của Nhật là chắc mà lỏng. Nếu bạn có ý thức và cẩn thận, bạn sẽ an toàn. Còn không, hừm, bạn có thể lâm vào kết cục ngồi nhà giam với những người lái xe đạp tội nghiệp khác.
Tóm lại, đi xe trên vỉa hè… Luật chính thức thì là trẻ con dưới 12 tuổi có thể đi trên vỉa hè. Trong trường hợp “quá nguy hiểm” để đi dưới lòng đường thì ai cũng được phép lên vỉa hè mà đi. Ai thi hành luật này? Hầu như chả có ai. Theo thống kê của chính phủ, 40% người dân không nhận thức rằng xe đạp là phải đi dưới lòng đường.
Vậy, 40% người không biết rằng luật lệ này có tồn tại. Còn 60% còn lại thì sao? Họ thường là không tuân theo luật. Hầu hết người ta lái xe đạp trên vỉa hè và cảnh sát thì làm ngơ không có gì. Thực chất, trong các thành phố lớn, việc lái xe đạp trên vỉa hè sẽ mang tầm quan trọng hơn nhiều. Từ những kinh nghiệm có được, tôi có thể nói rằng hầu hết ô tô không thèm để ý quan tâm gì đến xe đạp cả, và khi ô tô không quan tâm tới xe đạp thì… điều tồi tệ sẽ xảy ra với người không được bao bọc bởi chiếc hộp kim loại khổng lồ.
2. Khóa xe đạp
Nếu bạn đã quen sống ở một nơi có nhiều trộm cắp (cơ bản là bất cứ đâu trừ Nhật Bản), bạn chắc chắn sẽ khóa xe đạp của bạn bằng một chuỗi khóa lớn. Mặc dù lượng trộm cắp tại Nhật Bản đang có xu hướng tăng lên, rất nhiều người vẫn không khóa xe của họ lại. Và hầu hết số xe đó đều an toàn. Tuy nhiên nhiều người lại khóa xe bằng một chiếc khóa nhỏ đan ở bánh sau của xe. Tất cả những gì họ làm chỉ là khiến chiếc xe không thể lăn bánh như bình thường. Điều này chẳng thể ngăn người ta vác cả cái xe và bỏ chạy nếu họ muốn. Mặc dù chuyện này rất ít khi xảy ra.
Thường thì dù bạn có đi đâu đi nữa thì bạn cũng có chỗ để để xe. Nếu đó là một nơi rất nông thôn đi chăng nữa thì chỉ cần dựng nó ở bên lề đường, không quá vướng víu trên đường là được. Nếu bạn ở thành phố, bạn sẽ tìm thấy bãi để xe đạp hầu hết mọi nơi. Cũng giống như khi bạn lái xe tới nhà ga và bạn có thể gửi xe ở bãi xe miễn phí bên ngoài hoặc gửi xe có trả phí (nhưng rất rẻ) ở dưới hầm nhà ga. Tôi nhớ là đã phải trả 20$ một tháng khi tôi còn hay dùng xe đạp, nhưng đó là lâu rồi và có thể giá cả đã tăng tính đến bây giờ. Tất cả nhưng gì tôi làm chỉ là dùng một vòng xích nhỏ để khóa xe và chiếc xe của tôi chưa bao giờ bị ai lấy đi cả.
Vì xe đạp quá quen thuộc tại Nhật, nên có hàng tấn nơi để đỗ xe. Dù là thế, không phải lúc nào bạn cũng tìm được chỗ trống. Đó là khi mà bạn nên cẩn thận để không tông vào một dãy xe đạp nào đó. Bạn biết không? Nếu bạn làm vậy vài yakuza đang húp mì ramen gần đó sẽ hùng hổ tiến tới và gầm lên với bạn rằng vì sao bạn lại làm thế với xe đạp của họ đấy!
3. Ding Ding Ding!
Có hai mặt của vấn đề. Trước hết, nếu bạn đang đi xe đạp, hay sử dụng chuông để báo với người khác rằng bạn đang tiến đến. Hãy giảm tôc độ và đừng tông vào họ nếu không thấy họ di chuyển. Một tiếng chuông sẽ khiến người ta tự động dẹp đường cho bạn. Người Nhật hầu như đều quen vơi việc xe đạp đi trên vỉa hè và vì thế họ sẽ đi gọn lại để không bị bạn tông. (dù bạn có không đi xe đạp đi chăng nữa).
Thứ 2, nếu bạn đang không đi xe đạp và bạn nghe tiếng ding ding ding, bạn phải tự động đi dẹp vào lề đường. Như luật lệ thông thường, đi dẹp sang bên trái sẽ là hợp lí. Nếu bạn đang đứng sẵn ở bên phải và bên trái không còn chỗ nữa thì đành phải dẹp sang bên phải vậy. Cơ bản là bạn phải làm thế nào để nhường đường cho họ, vì một chiếc xe đạp sắp bổ tới! Hẳn là bạn không muốn bị rơi vào số ít những người tử vong và bị tại nạn xe đạp đi trên vỉa hè phải không?
4. Tránh tàu hỏa
Đừng đưa xe đạp lên tàu hỏa. Đó là vì sao có những bãi để xe ở ga tàu. Tuy nhiên có một ngoại lệ cho việc này: nếu bạn phải gói chiếc xe đạp của mình và nó có một chiếc túi riêng, bạn có thể mang nó lên tàu như là một hành lí.
Tốt nhất là đừng mang xe đạp lên tàu. Người ta sẽ bơ bạn đi một cách lịch sự mặc dù trong lòng đang vô cùng khó chịu.
5. Không cần đội mũ bảo hiểm
Được rồi, trẻ em dưới 13 tuổi thì yêu cầu phải có mũ bảo hiểm, nhưng dù thế bạn cũng sẽ không thấy mấy trẻ con đạp xe mà đội mũ bảo hiểm bao giờ. Đây là một trong những thứ gọi là “chúng ta coi như không biết gì” mà tôi đã đề cập tới trước đây. Với người lớn, bạn hầu như sẽ không thấy ai đội mũ bảo hiểm. Trước tiên, đó không phải là luật. Thứ hai, không ai đội thì sao tôi phải đội? Thế đấy, tôi không cần nói bạn cũng đủ hiểu rồi.
Vì thế đi xe đạp ở Nhật bạn không cần phải lo về vụ mũ bảo hiểm. Dù trên vỉa hè người đi có đông thế nào! Thoải mái đi!
6. Bị cắp xe
Nếu bạn không may mắn bị mất xe thật, thì bạn phải chắc chắn là nó đã được đăng ký với cảnh sát. Điều này không tốn mấy tiền đầu, và nếu bạn mua cái xe đạp mới, nơi bán xe sẽ làm thủ tục này hộ bạn. Nếu bạn mua cái đã dùng rồi thì phải đăng ký lại với cảnh sát.
Bằng cách này, nếu xe đạp của bạn có bị cướp (chắc chắn là không đâu) thì cũng dễ dàng để báo cảnh sát. Sau đó, họ sẽ tìm nó và bạn sẽ được thông báo nếu tìm được. Một chút hiểu biết phải có nếu bạn mua xe đạp ở Nhật Bản.
7. Phá luật
Ngoài không đội mũ bảo hiểm, đi trên vỉa hè và các thứ khác, luật đi xe đạp ở Nhật còn nhiều và không bị bắt buộc thi hành. Kể cả khi có người phạm luật, họ cũng chỉ bị nhắc nhở vì có thể còn có nhiều việc quan trọng hơn phải làm và biết đâu họ phạm luật vì đang trong trường hợp bất đắc dĩ như trời mưa hay gì đó thì sao. Hầu hết những điều luật kia được đặt ra trong trường hợp bạn cố tình phạm lỗi và gây ra tai nạn. Nếu bạn an toàn và không đâm vào ai hay đâm vào cái gì, thì tôi dám cá là sẽ chẳng có vấn đề gì xảy ra với bạn cả. Nói là thế nhưng những điều luật này được đặt ra để ngăn chặn nguy cơ xảy ra tai nạn, vì vậy tốt hơn hết là vẫn nên để tâm đến, nhỉ?
- Nếu bạn đâm vào ai đó, bạn bị phạt 20,000 yen.
- Nếu bạn dùng ô hoặc điện thoại di động khi đang đạp xe (lúc nào cũng thấy chuyện này xảy ra luôn ấy, đặc biệt là vụ cầm dù khi trời mưa), bạn có thể bị giam 3 tháng và phạt 50,000 yen.
- Không được đi xe trên đường của người đi bộ, kể cả khi là để băng từ đường của xe đạp này đến đường của xe đạp khác.
- Bạn nên dắt xe đạp nếu có ý định đi đường của người đi bộ.
- Sử dụng phương tiện khi cơ thể có cồn có thể bị phạt 5 năm trong nhà giam cộng thêm 1 triệu yen tiền phạt. Nói là thế nhưng bạn có thể thấy những người lái xe đạp say xỉn trên đường phố khá thường xuyên. Một lần nữa các cảnh sát lại làm ngơ cho những sự việc như vậy.
- Lái xe vào ban đêm mà không bật đèn sẽ bị phạt 50,000 yen.
- Vừa đi xe vừa nghe iPod (hoặc Walkman?) cũng bị phạt 50,000 yen.
- Nếu gây ra tai nạn, thường tội lỗi tự khắc sẽ bị đổ lên người sử dụng phương tiện nào to hơn. Vì vậy nếu ô tô đâm xe đạp thì xin lỗi ô tô nhé, bạn xác định rồi!
Nhưng, có chăng là bạn nên tuân thủ theo luật? Vào năm 2010, 658 người tử vong tại Nhật Bản vì các vụ tai nạn liên quan tới xe đạp. Điều này cũng không có gì lạ đối với số lượng tai nạn rủi ro vì xe đạp ở Mỹ là 618 vào năm 2010, mặc dù tôi có cảm giác nhiều người sử dụng xe đạp ở Nhật hơn là ở Mỹ, thêm nữa là số dân cũng khác nhau. Dù là thế, những luật lệ này vẫn được đề ra để mọi người an toàn, mặc dù không ai tuân theo thì cũng chẳng có gì thay đổi. Nói là vậy nhưng tôi nghĩ nó sẽ khiến những ai xui xẻo bị lâm vào cảnh tội đồ sẽ thay đổi hành vi (biết đâu ai đó nổi tiếng lại là nạn nhân của vụ tai nạn xe đạp thì sao?)
Bạn đã bao giờ đi xe đạp ở Nhật chưa? Kinh nghiệm của bạn thế nào? Cá nhân tôi, tôi rất thích đạp xe trên vỉa hè, mặc dù tôi biết nếu tôi là người đi bộ thì tôi sẽ không thích như thế. Văn hóa đi xe đạp cũng có sự khác nhau nhỉ? Bạn nghĩ sao?
Dịch: yummy - lady (Nguồn: tofugu.com)