Nhật Bản là một trong các quốc gia cung cấp nhiều học bổng nhất cho sinh viên Việt Nam. Số lượng học bổng chính thức của Chính phủ Nhật Bản trao cho Việt Nam hằng năm chỉ đứng sau số học bổng ADS của chính phủ Úc. Cùng tìm hiểu thêm các thông tin về cách xin học bổng du học Nhật Bản nhé!
I – Học bổng trước khi sang Nhật.
Với các bạn sinh viên năm 1 năm 2 ở Việt Nam hàng năm có cơ hội đăng ký và thi các học bổng lớn như: Học bổng nhà nước 322, Học bổng chính phủ Nhật (Monbukagakusho), Học bổng ngân hàng phát triển châu Á (ADS),.. Các học bổng này có đặc điểm là mức tiền cao, thời gian học tiếng Nhật ngắn (thậm chí không cần), nhưng tuyển chọn khá gắt gao, với bậc thạc sĩ lại chủ yếu chỉ dành cho nhân viên, giáo viên khối nhà nước.
II – Học bổng sau khi sang Nhật.
Đa phần các học bổng là dành cho bậc đại học (学部生) và cao học (修士課程) và học bổng cho cao học thường nhiều hơn và mức cao hơn so với học bổng cho bậc đại học. Sinh viên các trường cao đẳng (専門・高専) đôi khi cũng được xét nhưng hầu như không nhiều. Các khóa học tiền cao học (研究性 hoặc 科目等履修生) cũng tương tự như vậy, không phải là không có nhưng rất ít các học bổng hỗ trợ bậc học không chính thức này.
Các học bổng nêu ở đây là học bổng dành riêng cho lưu học sinh, tức không mang quốc tịch Nhật. Có một vài trường hợp cá biệt xét lẫn lộn chung cả sinh viên Nhật và lưu học sinh thì sẽ được ghi rõ, nhưng nhìn chung không nhiều, và những học bổng như vậy thường khó đạt được. Đa phần các học bổng đều không cho phép bạn cùng lúc nhận nhiều học bổng khác nhau, trừ một số loại học bổng nhỏ. Kể cả khi được phép thì khả năng nhận trùng cũng không nhiều vì người ta thường xét ưu tiên những ai đang có khó khăn về kinh tế (mà những người đã nhận học bổng rồi, dù là ít, cũng sẽ ít được ưu tiên hơn)
Các học bổng có thời hạn cấp là 2 năm, hoặc rộng rãi hơn là “cho tới khi tốt nghiệp”. Nhưng các học bổng chỉ cấp 1 năm cũng không phải là ít. Điều đáng mừng là với các học bổng này, nếu sau 1 năm mà bạn duy trì được thành tích tốt thì có thể nộp đơn xin gia hạn thêm. Nếu bạn có thấy học bổng ghi là thời hạn chỉ 1 năm thì cũng đừng từ bỏ, nó vẫn rất hấp dẫn đấy!
Thường thì sinh viên khi nhận học bổng sẽ phải thực hiện một số nghĩa vụ gì đó trong quá trình học. Việc đảm bảo tỉ lệ đi học, thành tích tốt, … là điều đương nhiên. Ngoài ra, bạn sẽ phải báo cáo tình hình học tập/nghiên cứu định kỳ, hay tham gia các hoạt động giao lưu văn hóa, kiến học mà Quỹ học bổng tổ chức. Các hoạt động này thường ít gây cản trở mà thực ra lại giúp chúng ta có những trải nghiệm rất tuyệt.
Trên đây là những thông tin hữu ích cho bạn về cách xin học bổng du học Nhật Bản. Chúc bạn có được cơ hội học tập tại đất nước xinh đẹp này.
Với các bạn sinh viên năm 1 năm 2 ở Việt Nam hàng năm có cơ hội đăng ký và thi các học bổng lớn như: Học bổng nhà nước 322, Học bổng chính phủ Nhật (Monbukagakusho), Học bổng ngân hàng phát triển châu Á (ADS),.. Các học bổng này có đặc điểm là mức tiền cao, thời gian học tiếng Nhật ngắn (thậm chí không cần), nhưng tuyển chọn khá gắt gao, với bậc thạc sĩ lại chủ yếu chỉ dành cho nhân viên, giáo viên khối nhà nước.
II – Học bổng sau khi sang Nhật.
Đa phần các học bổng là dành cho bậc đại học (学部生) và cao học (修士課程) và học bổng cho cao học thường nhiều hơn và mức cao hơn so với học bổng cho bậc đại học. Sinh viên các trường cao đẳng (専門・高専) đôi khi cũng được xét nhưng hầu như không nhiều. Các khóa học tiền cao học (研究性 hoặc 科目等履修生) cũng tương tự như vậy, không phải là không có nhưng rất ít các học bổng hỗ trợ bậc học không chính thức này.
Các học bổng nêu ở đây là học bổng dành riêng cho lưu học sinh, tức không mang quốc tịch Nhật. Có một vài trường hợp cá biệt xét lẫn lộn chung cả sinh viên Nhật và lưu học sinh thì sẽ được ghi rõ, nhưng nhìn chung không nhiều, và những học bổng như vậy thường khó đạt được. Đa phần các học bổng đều không cho phép bạn cùng lúc nhận nhiều học bổng khác nhau, trừ một số loại học bổng nhỏ. Kể cả khi được phép thì khả năng nhận trùng cũng không nhiều vì người ta thường xét ưu tiên những ai đang có khó khăn về kinh tế (mà những người đã nhận học bổng rồi, dù là ít, cũng sẽ ít được ưu tiên hơn)
Các học bổng có thời hạn cấp là 2 năm, hoặc rộng rãi hơn là “cho tới khi tốt nghiệp”. Nhưng các học bổng chỉ cấp 1 năm cũng không phải là ít. Điều đáng mừng là với các học bổng này, nếu sau 1 năm mà bạn duy trì được thành tích tốt thì có thể nộp đơn xin gia hạn thêm. Nếu bạn có thấy học bổng ghi là thời hạn chỉ 1 năm thì cũng đừng từ bỏ, nó vẫn rất hấp dẫn đấy!
Thường thì sinh viên khi nhận học bổng sẽ phải thực hiện một số nghĩa vụ gì đó trong quá trình học. Việc đảm bảo tỉ lệ đi học, thành tích tốt, … là điều đương nhiên. Ngoài ra, bạn sẽ phải báo cáo tình hình học tập/nghiên cứu định kỳ, hay tham gia các hoạt động giao lưu văn hóa, kiến học mà Quỹ học bổng tổ chức. Các hoạt động này thường ít gây cản trở mà thực ra lại giúp chúng ta có những trải nghiệm rất tuyệt.
Trên đây là những thông tin hữu ích cho bạn về cách xin học bổng du học Nhật Bản. Chúc bạn có được cơ hội học tập tại đất nước xinh đẹp này.
(Nguồn tổng hợp)