Nhật Bản là một đất nước giàu văn hóa truyền thống và phong tục tập quán, đặc biệt là đối với người Nhật Bản họ rất coi trọng đến văn hóa giao tiếp. Chính vì thế đối với các du học sinh cần phải hết sức lưu ý khi giao tiếp với người Nhật. Những ấn tượng ban đầu sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến mọi công việc sau này của bạn. Chúng tôi xin chia sẻ với các bạn một vài kinh nghiệm về cách gây thiện cảm với người Nhật.

Người Nhật trong cuộc sống hay làm việc đều rất chú ý đến hành động tiếp xúc, giao tiếp, cử chỉ chào hỏi ăn nói với người đối diện. Họ luôn ý thức rõ được vị trí của mình và thường đi thẳng vào vấn đề. Chính vì thế có thể tạo thiện cảm ngay từ lần gặp ban đầu với người Nhật là một điều vô cùng quan trọng. Ấn tượng ban đầu tốt đẹp sẽ khiến việc học tập và làm việc của các du học sinh trở nên thuận lợi và suôn sẻ.
Một điều rất quan trọng trong giao tiếp là cách tạo ra thiện cảm ban đầu. Trong công việc cũng như sinh hoạt, người Nhật không muốn bị lãng quên. Khi muốn làm quen hoặc giao dịch công tác, bạn nên trao một tấm danh thiếp để tự giới thiệu mình. Điều này rất quan trọng vì là thông điệp chính thức giúp hai bên dễ dàng nói chuyện với nhau hơn. Với quỹ thời gian eo hẹp của cuộc sống công nghiệp, công chức Nhật rất quan tâm vấn đề thời gian nếu có cuộc hẹn. Họ tỏ ra khó chịu khi phải đợi và rất mất cảm tình với người sai hẹn. Nếu là người đi tìm hiểu cơ hội hợp tác kinh doanh thì anh ta khó có cơ hội thứ hai gặp lại.
Người Nhật thường sử dụng rất hiệu quả hình thức giao tiếp phi ngôn ngữ
Khoảng cách: Nói chung, trong những tình huống như nhau, người Nhật thường giữ khoảng cách xa hơn người các nước khác. Ngoại trừ trong những đám đông mà người ta không thể làm gì được, còn thì người Nhật thường tránh chạm vào người nhau. Không hề có chuyện ôm chầm hay hôn lên má. Ngay cả bố mẹ cũng không ôm chầm lấy những đứa con lớn của mình. Những cử chỉ khác ít nhiều biểu lộ tình bạn hữu ở phương Tây cũng xa lạ với người Nhật. Ngược lại, người ta có thể không ưa hay hiểu lầm một số va chạm giữa người cùng phái thường thấy ở Nhật.
Ánh mắt : Trừ những trường hợp ngoại lệ đặc biệt, người Nhật thường không nhìn vào mắt nhau. Theo truyền thống, người duy nhất trong tập thể có quyền nhìn thẳng vào mắt người khác là người đàn ông lớn tuổi nhất hoặc là người có cấp bậc cao nhất. Sự đường đột nhìn vào mắt người khác là quá bạo dạn và sẽ bị coi là thất lễ . Ví dụ, những sinh viên mới tốt nghiệp đi xin việc làm đều được người cố vấn dạy bảo không được nhìn lên quá nút cà vạt của người phỏng vấn.
Sự im lặng : Câu nói “ im lặng là vàng” phổ biến ở Nhật và một số nước . Sự im lặng có thể phản ánh nhiều dạng cảm xúc từ tiêu cực như buồn bã hay tức giận cho đến tích cực như thanh thản vui sướng hay thỏa mãn. Sự im lặng trong khi bàn công việc hay thương lượng không có nghĩa gì hơn là người Nhật đang tiếp thu lời nói một cách có trách nhiệm đến nỗi họ cần phải xem xét cẩn thận. Trong khi sự ngập ngừng làm cho người Mỹ khó chịu thì đối với người Nhật, đó là biểu thị cho sự tôn trọng và nhu cầu cần suy nghĩ. Trong khi thương lượng, thường thì người Nhật sẽ không tiếp lời trong khi đang suy nghĩ.
Khi sang Nhật du học, các du học sinh Nhật phải hết sức chú ý đến mọi hành động và cử chỉ của mình trong khi giao tiếp với người Nhật. Bởi vì người Nhật rất chú ý và đánh giá rất chuẩn về người khác qua cách ăn nói, ứng xử trong giao tiếp. Mọi hành động, cử chỉ của bạn đều được người Nhật chú ý quan sát và đánh giá. Để gây được thiện cảm và sự yêu mến từ người Nhật không khó, chỉ cần bạn thận trọng và chú ý quan sát và biết điều chỉnh, tiết chế hành vi của mình. Người Nhật rất coi trọng sự tỉ mỉ và thận trọng trong mọi công việc, hãy học hỏi những phẩm chất tốt đẹp đó từ họ nhé.
Một điều rất quan trọng trong giao tiếp là cách tạo ra thiện cảm ban đầu. Trong công việc cũng như sinh hoạt, người Nhật không muốn bị lãng quên. Khi muốn làm quen hoặc giao dịch công tác, bạn nên trao một tấm danh thiếp để tự giới thiệu mình. Điều này rất quan trọng vì là thông điệp chính thức giúp hai bên dễ dàng nói chuyện với nhau hơn. Với quỹ thời gian eo hẹp của cuộc sống công nghiệp, công chức Nhật rất quan tâm vấn đề thời gian nếu có cuộc hẹn. Họ tỏ ra khó chịu khi phải đợi và rất mất cảm tình với người sai hẹn. Nếu là người đi tìm hiểu cơ hội hợp tác kinh doanh thì anh ta khó có cơ hội thứ hai gặp lại.
Người Nhật thường sử dụng rất hiệu quả hình thức giao tiếp phi ngôn ngữ
Khoảng cách: Nói chung, trong những tình huống như nhau, người Nhật thường giữ khoảng cách xa hơn người các nước khác. Ngoại trừ trong những đám đông mà người ta không thể làm gì được, còn thì người Nhật thường tránh chạm vào người nhau. Không hề có chuyện ôm chầm hay hôn lên má. Ngay cả bố mẹ cũng không ôm chầm lấy những đứa con lớn của mình. Những cử chỉ khác ít nhiều biểu lộ tình bạn hữu ở phương Tây cũng xa lạ với người Nhật. Ngược lại, người ta có thể không ưa hay hiểu lầm một số va chạm giữa người cùng phái thường thấy ở Nhật.
Ánh mắt : Trừ những trường hợp ngoại lệ đặc biệt, người Nhật thường không nhìn vào mắt nhau. Theo truyền thống, người duy nhất trong tập thể có quyền nhìn thẳng vào mắt người khác là người đàn ông lớn tuổi nhất hoặc là người có cấp bậc cao nhất. Sự đường đột nhìn vào mắt người khác là quá bạo dạn và sẽ bị coi là thất lễ . Ví dụ, những sinh viên mới tốt nghiệp đi xin việc làm đều được người cố vấn dạy bảo không được nhìn lên quá nút cà vạt của người phỏng vấn.
Sự im lặng : Câu nói “ im lặng là vàng” phổ biến ở Nhật và một số nước . Sự im lặng có thể phản ánh nhiều dạng cảm xúc từ tiêu cực như buồn bã hay tức giận cho đến tích cực như thanh thản vui sướng hay thỏa mãn. Sự im lặng trong khi bàn công việc hay thương lượng không có nghĩa gì hơn là người Nhật đang tiếp thu lời nói một cách có trách nhiệm đến nỗi họ cần phải xem xét cẩn thận. Trong khi sự ngập ngừng làm cho người Mỹ khó chịu thì đối với người Nhật, đó là biểu thị cho sự tôn trọng và nhu cầu cần suy nghĩ. Trong khi thương lượng, thường thì người Nhật sẽ không tiếp lời trong khi đang suy nghĩ.
Khi sang Nhật du học, các du học sinh Nhật phải hết sức chú ý đến mọi hành động và cử chỉ của mình trong khi giao tiếp với người Nhật. Bởi vì người Nhật rất chú ý và đánh giá rất chuẩn về người khác qua cách ăn nói, ứng xử trong giao tiếp. Mọi hành động, cử chỉ của bạn đều được người Nhật chú ý quan sát và đánh giá. Để gây được thiện cảm và sự yêu mến từ người Nhật không khó, chỉ cần bạn thận trọng và chú ý quan sát và biết điều chỉnh, tiết chế hành vi của mình. Người Nhật rất coi trọng sự tỉ mỉ và thận trọng trong mọi công việc, hãy học hỏi những phẩm chất tốt đẹp đó từ họ nhé.
(Nguồn tổng hợp)