Không chỉ có nền kinh tế đứng hàng thứ 2 thế giới, Nhật Bản còn là một quốc gia phát triển vượt trội về khoa học kỹ thuật và giáo dục. Thực tế, tỷ lệ mù chữ của người dân Nhật Bản gần như bằng không, có hơn 70% học sinh học lên đến bậc Đại học (ĐH), Cao đẳng (CĐ) và Trung học chuyên nghiệp (THCN). Bên cạnh hơn 1.000 trường ĐH và CĐ, chính phủ Nhật Bản còn chú trọng đầu tư vào hệ thống giáo dục trung học chuyên nghiệp, trung học chuyên tu và các trường chuyên môn với mạng lưới dày đặc hơn 3.000 trường.
Trường học của Nhật là nơi đào tạo về đạo đức và hành vi ứng xử
Trường học Nhật Bản được hình thành từ thời Edo (1601-1867), ban đầu với tên gọi "Terakoya" - là nơi mà các nhà sư, võ sỹ dạy chữ và dạy các phép tính cho con em dân thường. Trong thời kỳ này, giao dịch ngoại thương Nhật Bản phát triển mạnh, nhu cầu học chữ cũng phát triển theo, tỷ lệ tới trường rất cao đạt từ 70~80%. Tỷ lệ này cao hơn hẳn so với khu vực thành thị của các nước châu Âu như Anh, Pháp lúc bấy giờ.
Bước vào thời Minh trị 1872, hệ thống giáo dục được phân chia rõ rệt. Cả nước đã hình thành các bậc tiểu học, trung học và đại học. Và cũng trong thời kỳ này Terakoya đã dần mất đi, tuy nhiên nhu cầu về giáo dục càng ngày càng phát triển mạnh. Đặc biệt, tại các trường học của Nhật, những môn học như đạo đức, hành vi ứng xử rất được coi trọng. Học sinh được giáo dục cả việc tự chuẩn bị bữa ăn trưa tại trường, hay trách nhiệm phải làm vệ sinh trường học…
“Hệ thống 6 - 3 - 3 – 4”
Hệ thống giáo dục Nhật Bản hiện nay được biết đến ở "hệ thống 6 - 3 - 3 - 4", nghĩa là 6 năm tiểu học, 3 năm trung học cơ sở, 3 năm trung học phổ thông và 4 năm ĐH. Trong đó, 9 năm đầu được xem là chương trình giáo dục bắt buộc, học sinh được miễn phí tiền học và tiền sách giáo khoa. Còn bậc ĐH, quy định chung là 4 năm, nhưng với những ngành học như y khoa, thú y... thì hệ ĐH có thể kéo dài đến 6 năm, hệ CĐ thì từ 2 đến 3 năm.
Sau khi hết trung học cơ sở, nếu không vào trường trung học phổ thông thì học sinh vẫn có thể chọn lựa trường trung học chuyên tu, chuyên nghiệp để sớm có được kỹ thuật chuyên môn, đây cũng là sự lựa chọn của không ít giới trẻ Nhật Bản.
Chú trọng giáo dục hướng nghiệp
Hiện nay tại các trường trung học chuyên tu ở Nhật Bản có hơn 50.000 người đang theo học. Hệ thống các trường này nhằm đào tạo những chuyên viên như chuyên viên sửa chữa xe, chăm sóc công viên, y tá, y sỹ làm việc trong phòng phóng xạ, chuyên viên dinh dưỡng, thẩm mỹ, chuyên viên thuế, chuyên viên thiết kế thời trang... Họ được công nhận một khi trải qua các cuộc thi kiểm tra cũng như đạt được các tiêu chuẩn về phẩm chất và kinh nghiệm thực tiễn.
Khác với hệ giáo dục chuyên tu được đào tạo từ 1 đến 3 năm, chương trình học 5 năm của các trường trung học chuyên nghiệp lại chú trọng vào thí nghiệm và thực hành, với mục đích đào tạo các kỹ thuật viên, các kỹ sư có tính sáng tạo và thực tiễn. Không chỉ dừng lại ở đó, những người tốt nghiệp trung học chuyên tu, trung học chuyên nghiệp vẫn có cơ hội học lên cao từ những trường chuyên môn hay vào học ĐH. Hiện Nhật có khoảng 3.000 trường chuyên môn với hơn 700 ngàn người đang theo học.
Được biết, để đẩy mạnh giáo dục hướng nghiệp, Bộ Giáo dục và Khoa học Nhật Bản đang tiến hành mở các khóa học dành cho người lớn tuổi về hưu, các phụ nữ có con nhỏ, nâng cao tay nghề cho những người đã đi làm. Bên cạnh đó là việc trợ cấp các khóa học dành cho việc phát triển chương trình giáo dục nâng cao tay nghề dành cho người thất nghiệp trẻ tuổi, người không có nghề nghiệp...
Ngoài ra, hàng năm, chính phủ Nhật Bản cũng dành một số học bổng cho học sinh nước ngoài muốn theo học các bậc học này tại Nhật. Tại nhiều trường dạy tiếng Nhật cũng có chương trình ôn thi vào các trường trung học chuyên nghiệp, chuyên tu dành cho học sinh nước ngoài. Thí sinh có thể nộp hồ sơ và được xét tuyển trực tiếp vào các trường nói trên mà không cần phải sang Nhật để dự thi.
Trường học Nhật Bản được hình thành từ thời Edo (1601-1867), ban đầu với tên gọi "Terakoya" - là nơi mà các nhà sư, võ sỹ dạy chữ và dạy các phép tính cho con em dân thường. Trong thời kỳ này, giao dịch ngoại thương Nhật Bản phát triển mạnh, nhu cầu học chữ cũng phát triển theo, tỷ lệ tới trường rất cao đạt từ 70~80%. Tỷ lệ này cao hơn hẳn so với khu vực thành thị của các nước châu Âu như Anh, Pháp lúc bấy giờ.
Bước vào thời Minh trị 1872, hệ thống giáo dục được phân chia rõ rệt. Cả nước đã hình thành các bậc tiểu học, trung học và đại học. Và cũng trong thời kỳ này Terakoya đã dần mất đi, tuy nhiên nhu cầu về giáo dục càng ngày càng phát triển mạnh. Đặc biệt, tại các trường học của Nhật, những môn học như đạo đức, hành vi ứng xử rất được coi trọng. Học sinh được giáo dục cả việc tự chuẩn bị bữa ăn trưa tại trường, hay trách nhiệm phải làm vệ sinh trường học…
“Hệ thống 6 - 3 - 3 – 4”
Hệ thống giáo dục Nhật Bản hiện nay được biết đến ở "hệ thống 6 - 3 - 3 - 4", nghĩa là 6 năm tiểu học, 3 năm trung học cơ sở, 3 năm trung học phổ thông và 4 năm ĐH. Trong đó, 9 năm đầu được xem là chương trình giáo dục bắt buộc, học sinh được miễn phí tiền học và tiền sách giáo khoa. Còn bậc ĐH, quy định chung là 4 năm, nhưng với những ngành học như y khoa, thú y... thì hệ ĐH có thể kéo dài đến 6 năm, hệ CĐ thì từ 2 đến 3 năm.
Sau khi hết trung học cơ sở, nếu không vào trường trung học phổ thông thì học sinh vẫn có thể chọn lựa trường trung học chuyên tu, chuyên nghiệp để sớm có được kỹ thuật chuyên môn, đây cũng là sự lựa chọn của không ít giới trẻ Nhật Bản.
Chú trọng giáo dục hướng nghiệp
Hiện nay tại các trường trung học chuyên tu ở Nhật Bản có hơn 50.000 người đang theo học. Hệ thống các trường này nhằm đào tạo những chuyên viên như chuyên viên sửa chữa xe, chăm sóc công viên, y tá, y sỹ làm việc trong phòng phóng xạ, chuyên viên dinh dưỡng, thẩm mỹ, chuyên viên thuế, chuyên viên thiết kế thời trang... Họ được công nhận một khi trải qua các cuộc thi kiểm tra cũng như đạt được các tiêu chuẩn về phẩm chất và kinh nghiệm thực tiễn.
Khác với hệ giáo dục chuyên tu được đào tạo từ 1 đến 3 năm, chương trình học 5 năm của các trường trung học chuyên nghiệp lại chú trọng vào thí nghiệm và thực hành, với mục đích đào tạo các kỹ thuật viên, các kỹ sư có tính sáng tạo và thực tiễn. Không chỉ dừng lại ở đó, những người tốt nghiệp trung học chuyên tu, trung học chuyên nghiệp vẫn có cơ hội học lên cao từ những trường chuyên môn hay vào học ĐH. Hiện Nhật có khoảng 3.000 trường chuyên môn với hơn 700 ngàn người đang theo học.
Được biết, để đẩy mạnh giáo dục hướng nghiệp, Bộ Giáo dục và Khoa học Nhật Bản đang tiến hành mở các khóa học dành cho người lớn tuổi về hưu, các phụ nữ có con nhỏ, nâng cao tay nghề cho những người đã đi làm. Bên cạnh đó là việc trợ cấp các khóa học dành cho việc phát triển chương trình giáo dục nâng cao tay nghề dành cho người thất nghiệp trẻ tuổi, người không có nghề nghiệp...
Ngoài ra, hàng năm, chính phủ Nhật Bản cũng dành một số học bổng cho học sinh nước ngoài muốn theo học các bậc học này tại Nhật. Tại nhiều trường dạy tiếng Nhật cũng có chương trình ôn thi vào các trường trung học chuyên nghiệp, chuyên tu dành cho học sinh nước ngoài. Thí sinh có thể nộp hồ sơ và được xét tuyển trực tiếp vào các trường nói trên mà không cần phải sang Nhật để dự thi.
(Nguồn tổng hợp)