Trong văn hoá phương Đông, quan niệm trọng nam khinh nữ vẫn rất phổ biến. Mặc dù xã hội ngày nay đã rất phát triển khiến nam nữ trở nên bình đẳng hơn, nhưng tại một nước nằm trong khối G8 như Nhật Bản, phụ nữ vẫn bị những quy định cấm kỵ truyền thống bó buộc, bởi họ hường bị coi là “không trong sạch” vì cơ thể vận hành theo chu kỳ tự nhiên của tạo hoá.
Cấm phụ nữ không leo lên đỉnh núi Omine
Ngọn núi này được ghi tên vào danh sách di sản thiên nhiên Thế giới do UNESCO bình chọn từ năm 2004. Tuy nhiên, trong hàng thế kỷ qua, từ xa xưa, phụ nữ đã hoàn toàn bị cấm lên thăm quan ngọn núi và ngôi chùa linh thiêng này. Hơn 1.300 năm qua, nơi đây chỉ xuất hiện những người đàn ông leo lên ngọn núi dẫn tới một ngôi chùa Phật giáo nằm ở độ cao 1.720 mét ở gần đỉnh núi. Nguyên nhân là do các nhà sư lo sợ sự xuất hiện bóng dáng của phụ nữ sẽ làm xao nhãng quá trình tu thành chính quả của các vị sư trên chùa.
Tham gia vào cuộc thi Sumo
Đối với người Nhật, môn võ Sumo được coi là môn thể thao mang tính biểu tượng quốc gia được người Nhật tôn vinh và coi trọng. Trong văn hóa Nhật, chỉ có nam giới mới xứng đáng được đứng trên võ đài này thi đấu bởi quan niệm truyền thống cho rằng nữ nhi “bất khiết”. Người Nhật Bản quan niệm, nếu để bất cứ một phụ nữ Nhật nào bước chân vào trong vòng tròn võ đài là sự sỉ nhục và làm ô uế nơi linh thiêng này. Vậy nên, ngay cả một nữ quan chức Nhật Bản bước chân lên võ đài để trao giải cũng không được chấp nhận.
Trở thành đầu bếp Sushi
Lý do: Bàn tay của phụ nữ quá ấm sẽ làm hỏng hương vị của Shusi. Vấn đề này từng được thảo luận nhiều trên phương tiện truyền thông Anh và từng bị Radio National Public ở Mỹ phản đối. Tuy nhiên, nhiều người Nhật vẫn tin rằng phụ nữ không nên trở thành đầu bếp của món sushi ở các nhà hàng khách sạn, trong khi có nhiều đàn ông khá vui vẻ khi được chính tay vợ nấu món này ở nhà. Jiro Ono, chủ sở hữu nhà hàng ba sao Sukiyabashi Jiro khẳng định, cũng giống như việc cấm phụ nữ leo núi Omine hay bước vào vòng tròn võ đài Sumo, lý do chính mà phụ nữ không được nấu món sushi vì họ có chu kỳ “đèn đỏ” nên bị cho là “không thanh sạch”.
Ngủ trong khách sạn “con nhộng”
Đó là những mô hình khách sạn phổ biến ở Nhật, Hồng Kông, Đài Loan và nhiều thành phố khác trên thế giới… vì có nhiều khoang nhỏ xếp chồng lên nhau như kén nhộng. Những khách sạn này được xây dựng gần sân ga tàu lửa. Người Nhật quan niệm nơi đây chỉ dành cho những doanh nhân và nam giới. Tuy nhiên, xã hội phát triển, xu hướng phụ nữ phải làm thêm về muộn, bị lỡ chuyến tàu cuối cùng tăng lên khiến những người quản lý phải xây thêm tầng cho phụ nữ nhưng tình trạng này không phổ biến, đặc biệt không được chấp nhận ở nông thôn.
Ngọn núi này được ghi tên vào danh sách di sản thiên nhiên Thế giới do UNESCO bình chọn từ năm 2004. Tuy nhiên, trong hàng thế kỷ qua, từ xa xưa, phụ nữ đã hoàn toàn bị cấm lên thăm quan ngọn núi và ngôi chùa linh thiêng này. Hơn 1.300 năm qua, nơi đây chỉ xuất hiện những người đàn ông leo lên ngọn núi dẫn tới một ngôi chùa Phật giáo nằm ở độ cao 1.720 mét ở gần đỉnh núi. Nguyên nhân là do các nhà sư lo sợ sự xuất hiện bóng dáng của phụ nữ sẽ làm xao nhãng quá trình tu thành chính quả của các vị sư trên chùa.
Tham gia vào cuộc thi Sumo
Đối với người Nhật, môn võ Sumo được coi là môn thể thao mang tính biểu tượng quốc gia được người Nhật tôn vinh và coi trọng. Trong văn hóa Nhật, chỉ có nam giới mới xứng đáng được đứng trên võ đài này thi đấu bởi quan niệm truyền thống cho rằng nữ nhi “bất khiết”. Người Nhật Bản quan niệm, nếu để bất cứ một phụ nữ Nhật nào bước chân vào trong vòng tròn võ đài là sự sỉ nhục và làm ô uế nơi linh thiêng này. Vậy nên, ngay cả một nữ quan chức Nhật Bản bước chân lên võ đài để trao giải cũng không được chấp nhận.
Trở thành đầu bếp Sushi
Lý do: Bàn tay của phụ nữ quá ấm sẽ làm hỏng hương vị của Shusi. Vấn đề này từng được thảo luận nhiều trên phương tiện truyền thông Anh và từng bị Radio National Public ở Mỹ phản đối. Tuy nhiên, nhiều người Nhật vẫn tin rằng phụ nữ không nên trở thành đầu bếp của món sushi ở các nhà hàng khách sạn, trong khi có nhiều đàn ông khá vui vẻ khi được chính tay vợ nấu món này ở nhà. Jiro Ono, chủ sở hữu nhà hàng ba sao Sukiyabashi Jiro khẳng định, cũng giống như việc cấm phụ nữ leo núi Omine hay bước vào vòng tròn võ đài Sumo, lý do chính mà phụ nữ không được nấu món sushi vì họ có chu kỳ “đèn đỏ” nên bị cho là “không thanh sạch”.
Ngủ trong khách sạn “con nhộng”
Đó là những mô hình khách sạn phổ biến ở Nhật, Hồng Kông, Đài Loan và nhiều thành phố khác trên thế giới… vì có nhiều khoang nhỏ xếp chồng lên nhau như kén nhộng. Những khách sạn này được xây dựng gần sân ga tàu lửa. Người Nhật quan niệm nơi đây chỉ dành cho những doanh nhân và nam giới. Tuy nhiên, xã hội phát triển, xu hướng phụ nữ phải làm thêm về muộn, bị lỡ chuyến tàu cuối cùng tăng lên khiến những người quản lý phải xây thêm tầng cho phụ nữ nhưng tình trạng này không phổ biến, đặc biệt không được chấp nhận ở nông thôn.
Theo Japantodaya