Hàng năm, có rất nhiều người Việt sang Nhật Bản để học tập, làm việc, sinh sống và công tác. Trong số đó, có rất nhiều bạn theo công giáo, dù đang sinh sống ở nước bạn nhưng vẫn muốn giành thời gian riêng cho hoạt động đi lễ. Dưới đây, mình muốn giới thiệu một số nhà thờ công giáo ở Nhật Bản đến các bạn:
1. Những điều cần lưu ý về Thánh lễ
a. Về nghi thức: gần như hoàn toàn trùng khớp với thánh lễ tại Việt Nam. Tức là các bạn có thể không cần biết tiếng Nhật. Cũng vẫn có thể tham dự thánh lễ tiếng Nhật và hiểu đại khái những nghi thức chủ tế thực hiện nếu đã nắm rõ trong tháng lễ tiếng Việt.
b. Một số lưu ý khi tham dự thánh lễ cửa người Nhật:
* Khi bước vào cung thánh sẽ có 2 việc phải làm là: (1) lấy tờ giấy bài đọc và Phúc âm (聖書と典礼) của ngày lễ hôm đó, lấy sách thánh ca thường dùng (典礼聖歌) hoặc thánh ca công giáo (カトリック聖歌集) (2) sẽ có hai chiếc hộp đựng mình thánh ở đáy ghế sau cùng, hãy dùng chiếc bay nhỏ, được đặt sẵn trong một hộp bỏ 1 phần mình thánh qua hộp kia rồi bỏ chiếc bay lại hộp ban đầu để người tới tiếp theo thực hiện. (Mục đích của hành động này là để số mình thánh chuẩn bị cho thánh lễ hôm ấy vừa vặn với số người tham dự.)
* Các bài hát được hát trong thánh lễ sẽ được ghi theo thứ tự từ nhập lễ đến kết lễ trên một chiếc bảng lớn (đặt bên phải hoặc bên trái) cung thánh, bạn có thể theo đó mà giở quyển thánh ca cho phù hợp.
* Câu đáp bài đọc, alleluia, đáp lời nguyện giáo dân cũng được ghi trong tờ bài đọc và Phúc Âm.
* Sau bí tích thánh thể, anh chị em ban phúc lành cho nhau, cũng như là sau khi rước mình thánh thì ở Việt Nam đa phần mọi người sẽ đứng một chút để cầu nguyện, nhưng bên Nhật họ thường ngồi xuống ngay. Do đó nếu các bạn nào, không thích việc mình (có thể) bị hỏi là người nước ngoài hay đại loại thì hãy ghi nhớ điều này.
* Tuyệt đối giữ trật tự và theo đúng thứ tự ghế của mình khi xếp hàng lên rước mình thánh. (Về cơ bản dù thánh lễ đông hay ít cũng chỉ có 2 hàng lên rước của 2 bên trái phải nên các bạn chịu khó chờ một chút)
* Trước khi kết lễ họ sẽ đọc kinh cầu cho các nạn nhân thiên tai sóng thần hạt nhân năm 2011, tờ kinh này được kẹp ở trang Bìa của quyển thánh ca thường dùng.
* Cuối cùng, do tính cách người Nhật rất trầm và có xu hương khép mình, đặc biệt là cộng đồng người công giáo vốn ít ỏi (khoảng 600.000 tín đồ, không bằng 1/10 Việt Nam và chiếm chưa tới, 0.5% dân số Nhật) nên công tác truyền giáo hầu như không tiến triển. Số người đi lễ CN mỗi tuần gần như cố định, và nếu bạn đi nhiều, bạn sẽ thấy không ít gương mặt quen thuộc, luôn ngồi vào một vị trí nhất định. Do đó, nếu có thể khi có dự tính tham dự vào một cộng đồng nào trong thời gian tương đối dài thì cũng nên tìm cho mình một vị trí cố hữu trong thánh đường.
Trên đây là một số lưu ý của mình sau gần một năm đi lễ của người Nhật, tuy nhiên như các bạn cũng biết, nghi thức thánh lễ phản ánh một phần thói quen của dân địa phương nên đây chỉ đơn thuần là kinh nghiệm của mình ở thành phố Minoh nói riêng và tỉnh Osaka nói chung, khi tham gia vào cộng đoàn ở những vùng khác có thể có ít nhiều khác biệt. Khi có cơ hội tìm hiểu mình sẽ giới thiệu thêm với các bạn.
2. Giới thiệu về cộng đoàn công giáo ở Nhật
a. Giáo đoàn công giáo Việt Nam tại Nhật: http://vietchurchjp.net
Trên đây có ghi rõ danh sách các nhà thờ có tổ chức thánh lễ tiếng Việt cho cộng đồng người Việt Nam hằng tháng, trong đó ở Vùng Kansai thì lớn nhất có thể kể tới ba nhà thờ Tamatsukuri nhà thờ chánh toà giáo phận Osaka (ga gần nhất Morinomiya), Yao (ga Kawachiyamamoto) và nhà thờ Takatori (ga Takatori ở Kobe).
b. Giới trẻ công giáo miền Tây JP (facebook)
Những thông tin về thánh lễ, ngày lễ kỷ niệm và hoạt động giao lưu mừng giáng sinh, năm mới, lễ Phục sinh…v.v của các bạn trẻ trong cộng đồng sẽ được phổ biến trên trang Facebook này.
c. Ngoài ra còn vô số các nhà thờ công giáo hiện diện ở mỗi thành phố nhỏ ở Nhật (hầu như thành phố nào cũng có trừ các nơi quá xa xôi, hẻo lánh).
Tuy nhiên rất cần phải lưu ý khi các bạn tự tìm nhà thờ trên mạng, trong đó rất nhiều bạn khi thấy chữ 教会 (nghĩa là Nhà thờ) hay キリスト(Thiên Chúa giáo) thì cứ ngẫm rằng đó là nhà thờ công giáo nhưng lại tuyệt nhiên không phải mà đó là nhà thờ Tin Lành hoặc chính thống giáo. Khi tìm nhà thờ công giáo, nhất định phải có 2 điều kiện sau: (1) trong tên nhà thờ phải có chữ カトリック (công giáo) (2) có trưng ảnh tượng Đức Maria bên ngoài hoặc nhà thờ đó phải chuẩn bị đầy đủ các vật dụng thoải mãn lưu ý thứ nhất ở mục 1.b.
a. Về nghi thức: gần như hoàn toàn trùng khớp với thánh lễ tại Việt Nam. Tức là các bạn có thể không cần biết tiếng Nhật. Cũng vẫn có thể tham dự thánh lễ tiếng Nhật và hiểu đại khái những nghi thức chủ tế thực hiện nếu đã nắm rõ trong tháng lễ tiếng Việt.
b. Một số lưu ý khi tham dự thánh lễ cửa người Nhật:
* Khi bước vào cung thánh sẽ có 2 việc phải làm là: (1) lấy tờ giấy bài đọc và Phúc âm (聖書と典礼) của ngày lễ hôm đó, lấy sách thánh ca thường dùng (典礼聖歌) hoặc thánh ca công giáo (カトリック聖歌集) (2) sẽ có hai chiếc hộp đựng mình thánh ở đáy ghế sau cùng, hãy dùng chiếc bay nhỏ, được đặt sẵn trong một hộp bỏ 1 phần mình thánh qua hộp kia rồi bỏ chiếc bay lại hộp ban đầu để người tới tiếp theo thực hiện. (Mục đích của hành động này là để số mình thánh chuẩn bị cho thánh lễ hôm ấy vừa vặn với số người tham dự.)
* Các bài hát được hát trong thánh lễ sẽ được ghi theo thứ tự từ nhập lễ đến kết lễ trên một chiếc bảng lớn (đặt bên phải hoặc bên trái) cung thánh, bạn có thể theo đó mà giở quyển thánh ca cho phù hợp.
* Câu đáp bài đọc, alleluia, đáp lời nguyện giáo dân cũng được ghi trong tờ bài đọc và Phúc Âm.
* Sau bí tích thánh thể, anh chị em ban phúc lành cho nhau, cũng như là sau khi rước mình thánh thì ở Việt Nam đa phần mọi người sẽ đứng một chút để cầu nguyện, nhưng bên Nhật họ thường ngồi xuống ngay. Do đó nếu các bạn nào, không thích việc mình (có thể) bị hỏi là người nước ngoài hay đại loại thì hãy ghi nhớ điều này.
* Tuyệt đối giữ trật tự và theo đúng thứ tự ghế của mình khi xếp hàng lên rước mình thánh. (Về cơ bản dù thánh lễ đông hay ít cũng chỉ có 2 hàng lên rước của 2 bên trái phải nên các bạn chịu khó chờ một chút)
* Trước khi kết lễ họ sẽ đọc kinh cầu cho các nạn nhân thiên tai sóng thần hạt nhân năm 2011, tờ kinh này được kẹp ở trang Bìa của quyển thánh ca thường dùng.
* Cuối cùng, do tính cách người Nhật rất trầm và có xu hương khép mình, đặc biệt là cộng đồng người công giáo vốn ít ỏi (khoảng 600.000 tín đồ, không bằng 1/10 Việt Nam và chiếm chưa tới, 0.5% dân số Nhật) nên công tác truyền giáo hầu như không tiến triển. Số người đi lễ CN mỗi tuần gần như cố định, và nếu bạn đi nhiều, bạn sẽ thấy không ít gương mặt quen thuộc, luôn ngồi vào một vị trí nhất định. Do đó, nếu có thể khi có dự tính tham dự vào một cộng đồng nào trong thời gian tương đối dài thì cũng nên tìm cho mình một vị trí cố hữu trong thánh đường.
Trên đây là một số lưu ý của mình sau gần một năm đi lễ của người Nhật, tuy nhiên như các bạn cũng biết, nghi thức thánh lễ phản ánh một phần thói quen của dân địa phương nên đây chỉ đơn thuần là kinh nghiệm của mình ở thành phố Minoh nói riêng và tỉnh Osaka nói chung, khi tham gia vào cộng đoàn ở những vùng khác có thể có ít nhiều khác biệt. Khi có cơ hội tìm hiểu mình sẽ giới thiệu thêm với các bạn.
2. Giới thiệu về cộng đoàn công giáo ở Nhật
a. Giáo đoàn công giáo Việt Nam tại Nhật: http://vietchurchjp.net
Trên đây có ghi rõ danh sách các nhà thờ có tổ chức thánh lễ tiếng Việt cho cộng đồng người Việt Nam hằng tháng, trong đó ở Vùng Kansai thì lớn nhất có thể kể tới ba nhà thờ Tamatsukuri nhà thờ chánh toà giáo phận Osaka (ga gần nhất Morinomiya), Yao (ga Kawachiyamamoto) và nhà thờ Takatori (ga Takatori ở Kobe).
b. Giới trẻ công giáo miền Tây JP (facebook)
Những thông tin về thánh lễ, ngày lễ kỷ niệm và hoạt động giao lưu mừng giáng sinh, năm mới, lễ Phục sinh…v.v của các bạn trẻ trong cộng đồng sẽ được phổ biến trên trang Facebook này.
c. Ngoài ra còn vô số các nhà thờ công giáo hiện diện ở mỗi thành phố nhỏ ở Nhật (hầu như thành phố nào cũng có trừ các nơi quá xa xôi, hẻo lánh).
Tuy nhiên rất cần phải lưu ý khi các bạn tự tìm nhà thờ trên mạng, trong đó rất nhiều bạn khi thấy chữ 教会 (nghĩa là Nhà thờ) hay キリスト(Thiên Chúa giáo) thì cứ ngẫm rằng đó là nhà thờ công giáo nhưng lại tuyệt nhiên không phải mà đó là nhà thờ Tin Lành hoặc chính thống giáo. Khi tìm nhà thờ công giáo, nhất định phải có 2 điều kiện sau: (1) trong tên nhà thờ phải có chữ カトリック (công giáo) (2) có trưng ảnh tượng Đức Maria bên ngoài hoặc nhà thờ đó phải chuẩn bị đầy đủ các vật dụng thoải mãn lưu ý thứ nhất ở mục 1.b.
(Nguồn tổng hợp)