Hokkai là một tỉnh khá là quen thuộc với nhiều bạn Việt Nam khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản trong những ngành nghề về nông nghiệp, thủy sản, chăn nuôi trang trại… Thậm chí nhiều bạn trẻ mới chỉ biết Hokkaido là khu vực lạnh, nhiều tuyết nhưng ở đây còn muôn vàn điều thần kỳ, thú vị mà khi đến đây bạn sẽ cảm thấy yêu mến vùng đất này.
Không giống với những tỉnh, thành phố khác ở Nhật Bản, Hokkaido mang đầy đủ dáng vẻ, kiến trúc phương Tây nhưng vẫn giữ được chất riêng của văn hóa Nhật. Trên những đường phố Sapporo, thành phố trung tâm của Hokkaido, đó là những tòa nhà văn phòng, trung tâm siêu thị mang phong cách kiến trúc phương Tây. Kể cả nhà dân cũng được xây dựng bằng vật liệu và kiểu dáng phương Tây.
Dọc kênh đào Otaru cũng như ở nhiều nơi khác tại Hokkaido là những nghệ sỹ đường phố với những bức tranh, bức họa về Hokkaido, nhưng cách thể hiện và phối màu học theo phương Tây. Hokkaido thường xuyên đông chật du khách Trung Quốc, Hàn Quốc, Nga, và gần đây số lượng khách đến từ châu Âu, Đông Nam Á đang có chiều hướng tăng. Nếu không dứt khoát đi ra khỏi những khu vực như thế này, người ta dễ có cảm giác họ đang sống ở khu vực bên kênh đào Navigli của Ý hay những góc nhỏ dễ thương của những nghệ sỹ đường phố ở Paris. Khắp các tỉnh thành của Nhật, không có nhiều nơi mà văn hóa phương Tây có sự hiện diện mạnh mẽ như ở Hokkaido.
Thế nhưng không xa những khu vực mang phong cách phương Tây vẫn là những nhà hàng thuần chất Nhật, miếu thờ thần đạo, đạo Phật tồn tại xen lẫn với hàng loạt nhà thờ Thiên Chúa Giáo. Tất cả các nét văn hóa và tôn giáo phương Tây và Nhật hòa quyện với nhau, cùng tồn tại trong một thể thống nhất, không có sự phủ định và xung đột.
Hokkaido ngày nay đã trở thành một khu vực phát triển nổi tiếng của Nhật. Với dân số chỉ 5,5 triệu người nhưng tổng GDP hàng năm của Hokkaido đạt tới gần 200 tỷ đôla Mỹ, cao hơn GDP của hơn 150 nước trên thế giới trong đó có cả Việt Nam. Cho đến năm 2008, GDP của Hokkaido vẫn cao hơn Philippines, Hungary hay New Zealand. Mỗi năm, Hokkaido đón khoảng gần 5 triệu du khách, gần tương đương với dân số toàn vùng. Đó thực sự là một thành tích đáng nể mà ít quốc gia có thể có được.
Tokyo có gì, Hokkaido có cái đó và Hokkaido còn có nhiều hơn thế. Tokyo nổi tiếng với hệ thống tàu điện, với trung tâm mua sắm hạng sang, những tòa nhà chọc trời. Hokkaido có gần như đủ những tiện ích tương đương, nhưng Hokkaido mang đến cho khách du lịch trải nghiệm tốt hơn về nông phẩm, hải sản ngon nhất tại Nhật.
Được biết đến với cái tên nông trại lớn nhất của Nhật, 1/5 tổng diện tích đất nông nghiệp có thể canh tác được của Nhật nằm ở Hokkaido. Hokkaido đứng đầu về các ngành sản xuất và cung cấp các loại rau, hành, thịt bò, giấy. Hokkaido mang đến những môn thể thao mùa đông, trượt tuyết tuyệt vời và không quá tốn kém.
Nếu như ở Tokyo, người ta phải yêu cầu nhân viên công sở mặc ít quần áo để đỡ tốn tiền điện điều hòa thì ở Hokkaido, thậm chí vào thời điểm nóng nhất của mùa hè, người ta cũng chẳng cần dùng đến điều hòa nhiệt độ, chỉ cần mở cửa ra và phòng đã mát lạnh rồi. Thế nhưng ít người biết Hokkaido từng là một trong những khu vực bị các nhà cầm quyền Nhật bỏ quên suốt nhiều thế kỷ. Đến giữa thế kỷ 19, chỉ có khoảng 50 nghìn người sống ở Hokkaido. Có thời điểm con số rơi xuống chỉ còn 17 nghìn.
Những trang sử tối màu của người khai sinh ra Hokkaido
Lịch sử của Hokkaido có nhiều giai đoạn thăng trầm cùng với quan điểm chính trị của nhà lãnh đạo Nhật và vị thế của nước Nhật trên chính trường thế giới.
Nằm trong cùng quần thể với một số đảo khác từng được gọi với cái tên Northern Territories, dù là một trong những khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên và có diện tích rừng lớn nhất tại Nhật, nhưng cho đến thời kỳ Minh Trị Duy Tân khoảng giữa thế kỷ 19, Hokkaido gần như không được biết đến bên ngoài nước Nhật và cũng không hoàn toàn thuộc về Nhật, không hề được chú trọng phát triển. Thời kỳ Minh Trị Duy Tân mở ra một trang mới trong lịch sử phát triển của Hokkaido. Nhưng trang sử phát triển nào cũng có những mảng tối và sự đau đớn của riêng nó.
Trước đây, khi địa chất chưa thay đổi, những người Ainu di cư từ lục địa đến Hokkaido và trở thành người đầu tiên đặt nền móng cho cuộc sống ở đây. Sau này địa chất thay đổi, Hokkaido trở thành đảo, người Ainu tiếp tục cuộc sống săn bắn, hái lượm trồng trọt của mình, họ có nhiều tập tục đặc trưng ví như tục đốt nhà sau khi nhà có người chết để xua đuổi quỷ dữ và sau đó xây dựng ngôi nhà khác để mang đến khởi đầu mới cho người còn sống. Họ cũng giữ tục xăm miệng bé gái từ khi 3 tuổi và cho đến khi cô gái trưởng thành, lấy chồng thì các vết xăm đã bao kín miệng và một phần lớn khuôn mặt. Họ cũng có cách canh tác nông nghiệp của riêng mình.
Nhà cầm quyền Nhật từ cuối thời Mạc Phủ đã nhận ra sai lầm của mình khi không bảo vệ được khu vực lãnh thổ phương Bắc (Northern Territories) trong đó bao gồm cả Hokkaido trước những tham vọng xâm chiếm từ phía Nga. Đáng tiếc sự tỉnh ngộ đã đến quá muộn, nhà Mạc Phủ đã sụp đổ mà không kịp làm gì cho Hokkaido.
Thời kỳ Minh Trị Duy Tân, Hokkaido bắt đầu thay da đổi thịt. Quá trình phát triển Hokkaido dù có lợi cho nước Nhật, người Nhật nói chung nhưng đầy đau khổ với người Ainu bắt đầu. Người Ainu bị dồn vào thế yếu, phải bỏ đi gần như toàn bộ mọi thói quen, tập tục cũ, cả trong sản xuất cũng như sinh hoạt. Với tổng số dân Ainu khi đó chỉ vài chục ngàn sống trên diện tích đất quá lớn, mật độ dân cư được đánh giá quá thấp, lực lượng lao động quá mỏng để xây dựng kinh tế nhằm bảo vệ cho khu vực, nhà cầm quyền Nhật đã áp dụng cả chính sách chia lại ruộng đất để thu hút nhiều người Nhật về Hokkaido sinh sống.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, họ đồng thời mời chuyên gia người Mỹ vào khu vực để dạy cho người dân cách canh tác nông nghiệp mới theo kiểu Mỹ. Người Nhật ào ào vào Hokkaido, giành hết những khu vực đất nông nghiệp màu mỡ, dễ canh tác nhất. Người Ainu được yêu cầu phải học theo cách canh tác nông nghiệp mới, phải theo luật của người Nhật, phải học chữ viết và tiếng Nhật. Tiếng Ainu bị cấm ở tất cả các nơi công cộng. Đã có nhiều thanh niên Ainu được gửi đến đại học Tokyo để học tiếng Nhật, học văn hóa Nhật nhưng đáng tiếc phần lớn các chương trình như vậy đều thất bại bởi người Ainu gặp nhiều khó khăn trong việc thích nghi với cuộc sống mới.
Cùng lúc đó, mục tiêu phát triển Hokkaido vẫn thôi thúc các nhà hoạch định chính sách Nhật. Họ không thể trì hoãn hơn được nữa nếu họ muốn đẩy nhanh tiến độ phát triển vùng Hokkaido để chống chọi với áp lực từ bên ngoài.
Trong khoảng thời gian dài, nỗ lực đồng hóa người Ainu và văn hóa Ainu vào văn hóa Nhật đã khiến nhiều nhà lãnh đạo Nhật quên đi việc họ cần phải bảo tồn nét văn hóa riêng của dân tộc thiểu sổ trong xã hội.
Cho đến mãi năm 1997, đạo luật áp dụng cho hoạt động bảo tồn mới được thông qua và áp dụng mạnh mẽ hơn, nhưng đáng tiếc đến khi đó, số lượng người Ainu cũng chẳng còn bao nhiêu và phần đông trong các thế hệ Ainu sau thậm chí không còn biết gì về ngôn ngữ cũng như khá mơ hồ về truyền thống của tổ tiên mình.
Những nét đặc trưng nhất của Hokkaido
Dù lịch sử có nhiều trang cay đắng, nhưng cũng không có nhiều lý do để trách nhà cầm quyền Nhật bởi để đạt đến mục tiêu chuẩn hóa cuộc sống và bảo vệ chủ quyền của Nhật trước những mối họa từ nước ngoài, sự hy sinh là không tránh khỏi. Lịch sử nước nào cũng có những phần đau thương, chỉ nỗi đau là khác nhau. Và khi cuộc sống mới thay đổi, việc bỏ đi những tập tục cũ không còn phù hợp cũng rất cần thiết.
Hokkaido ngày nay đã và đang phát triển theo mô hình kiểu phương Tây nhưng vẫn mang nhiều dấu ấn văn hóa Nhật. Giới trẻ Hokkaido có tỷ lệ ủng hộ phương Tây cao hơn phần lớn các vùng khác tại Nhật bởi mối quan hệ gần gũi đã có từ những thế kỷ trước.
Hokkaido hiện có vị thế rất quan trọng trong nhiều lĩnh vực tại Nhật. Hokkaido tập trung khá nhiều trường đại học tốt nhất tại Nhật, đây cũng là nơi đã đào tạo ra chủ nhân giải Nobel hóa học năm 2010. Hokkaido cung cấp những loại thủy sản ngon nhất tại Nhật, đặc biệt là cua và cá hồi. Hokkaido cũng mang đến những sản phẩm bia ngon nhất của Nhật cũng như những sản phẩm rượu vang kiểu châu Âu với nho giống châu Âu và cách ủ rượu châu Âu.
Một cuộc sống hiện đại tồn tại giữa thiên nhiên với sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp chất lượng cao, cũng không đáng ngạc nhiên khi Hokkaido được nhiều người coi như tỉnh đáng sống nhất của Nhật.
Dọc kênh đào Otaru cũng như ở nhiều nơi khác tại Hokkaido là những nghệ sỹ đường phố với những bức tranh, bức họa về Hokkaido, nhưng cách thể hiện và phối màu học theo phương Tây. Hokkaido thường xuyên đông chật du khách Trung Quốc, Hàn Quốc, Nga, và gần đây số lượng khách đến từ châu Âu, Đông Nam Á đang có chiều hướng tăng. Nếu không dứt khoát đi ra khỏi những khu vực như thế này, người ta dễ có cảm giác họ đang sống ở khu vực bên kênh đào Navigli của Ý hay những góc nhỏ dễ thương của những nghệ sỹ đường phố ở Paris. Khắp các tỉnh thành của Nhật, không có nhiều nơi mà văn hóa phương Tây có sự hiện diện mạnh mẽ như ở Hokkaido.
Thế nhưng không xa những khu vực mang phong cách phương Tây vẫn là những nhà hàng thuần chất Nhật, miếu thờ thần đạo, đạo Phật tồn tại xen lẫn với hàng loạt nhà thờ Thiên Chúa Giáo. Tất cả các nét văn hóa và tôn giáo phương Tây và Nhật hòa quyện với nhau, cùng tồn tại trong một thể thống nhất, không có sự phủ định và xung đột.
Hokkaido ngày nay đã trở thành một khu vực phát triển nổi tiếng của Nhật. Với dân số chỉ 5,5 triệu người nhưng tổng GDP hàng năm của Hokkaido đạt tới gần 200 tỷ đôla Mỹ, cao hơn GDP của hơn 150 nước trên thế giới trong đó có cả Việt Nam. Cho đến năm 2008, GDP của Hokkaido vẫn cao hơn Philippines, Hungary hay New Zealand. Mỗi năm, Hokkaido đón khoảng gần 5 triệu du khách, gần tương đương với dân số toàn vùng. Đó thực sự là một thành tích đáng nể mà ít quốc gia có thể có được.
Tokyo có gì, Hokkaido có cái đó và Hokkaido còn có nhiều hơn thế. Tokyo nổi tiếng với hệ thống tàu điện, với trung tâm mua sắm hạng sang, những tòa nhà chọc trời. Hokkaido có gần như đủ những tiện ích tương đương, nhưng Hokkaido mang đến cho khách du lịch trải nghiệm tốt hơn về nông phẩm, hải sản ngon nhất tại Nhật.
Được biết đến với cái tên nông trại lớn nhất của Nhật, 1/5 tổng diện tích đất nông nghiệp có thể canh tác được của Nhật nằm ở Hokkaido. Hokkaido đứng đầu về các ngành sản xuất và cung cấp các loại rau, hành, thịt bò, giấy. Hokkaido mang đến những môn thể thao mùa đông, trượt tuyết tuyệt vời và không quá tốn kém.
Nếu như ở Tokyo, người ta phải yêu cầu nhân viên công sở mặc ít quần áo để đỡ tốn tiền điện điều hòa thì ở Hokkaido, thậm chí vào thời điểm nóng nhất của mùa hè, người ta cũng chẳng cần dùng đến điều hòa nhiệt độ, chỉ cần mở cửa ra và phòng đã mát lạnh rồi. Thế nhưng ít người biết Hokkaido từng là một trong những khu vực bị các nhà cầm quyền Nhật bỏ quên suốt nhiều thế kỷ. Đến giữa thế kỷ 19, chỉ có khoảng 50 nghìn người sống ở Hokkaido. Có thời điểm con số rơi xuống chỉ còn 17 nghìn.
Những trang sử tối màu của người khai sinh ra Hokkaido
Lịch sử của Hokkaido có nhiều giai đoạn thăng trầm cùng với quan điểm chính trị của nhà lãnh đạo Nhật và vị thế của nước Nhật trên chính trường thế giới.
Nằm trong cùng quần thể với một số đảo khác từng được gọi với cái tên Northern Territories, dù là một trong những khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên và có diện tích rừng lớn nhất tại Nhật, nhưng cho đến thời kỳ Minh Trị Duy Tân khoảng giữa thế kỷ 19, Hokkaido gần như không được biết đến bên ngoài nước Nhật và cũng không hoàn toàn thuộc về Nhật, không hề được chú trọng phát triển. Thời kỳ Minh Trị Duy Tân mở ra một trang mới trong lịch sử phát triển của Hokkaido. Nhưng trang sử phát triển nào cũng có những mảng tối và sự đau đớn của riêng nó.
Trước đây, khi địa chất chưa thay đổi, những người Ainu di cư từ lục địa đến Hokkaido và trở thành người đầu tiên đặt nền móng cho cuộc sống ở đây. Sau này địa chất thay đổi, Hokkaido trở thành đảo, người Ainu tiếp tục cuộc sống săn bắn, hái lượm trồng trọt của mình, họ có nhiều tập tục đặc trưng ví như tục đốt nhà sau khi nhà có người chết để xua đuổi quỷ dữ và sau đó xây dựng ngôi nhà khác để mang đến khởi đầu mới cho người còn sống. Họ cũng giữ tục xăm miệng bé gái từ khi 3 tuổi và cho đến khi cô gái trưởng thành, lấy chồng thì các vết xăm đã bao kín miệng và một phần lớn khuôn mặt. Họ cũng có cách canh tác nông nghiệp của riêng mình.
Nhà cầm quyền Nhật từ cuối thời Mạc Phủ đã nhận ra sai lầm của mình khi không bảo vệ được khu vực lãnh thổ phương Bắc (Northern Territories) trong đó bao gồm cả Hokkaido trước những tham vọng xâm chiếm từ phía Nga. Đáng tiếc sự tỉnh ngộ đã đến quá muộn, nhà Mạc Phủ đã sụp đổ mà không kịp làm gì cho Hokkaido.
Thời kỳ Minh Trị Duy Tân, Hokkaido bắt đầu thay da đổi thịt. Quá trình phát triển Hokkaido dù có lợi cho nước Nhật, người Nhật nói chung nhưng đầy đau khổ với người Ainu bắt đầu. Người Ainu bị dồn vào thế yếu, phải bỏ đi gần như toàn bộ mọi thói quen, tập tục cũ, cả trong sản xuất cũng như sinh hoạt. Với tổng số dân Ainu khi đó chỉ vài chục ngàn sống trên diện tích đất quá lớn, mật độ dân cư được đánh giá quá thấp, lực lượng lao động quá mỏng để xây dựng kinh tế nhằm bảo vệ cho khu vực, nhà cầm quyền Nhật đã áp dụng cả chính sách chia lại ruộng đất để thu hút nhiều người Nhật về Hokkaido sinh sống.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, họ đồng thời mời chuyên gia người Mỹ vào khu vực để dạy cho người dân cách canh tác nông nghiệp mới theo kiểu Mỹ. Người Nhật ào ào vào Hokkaido, giành hết những khu vực đất nông nghiệp màu mỡ, dễ canh tác nhất. Người Ainu được yêu cầu phải học theo cách canh tác nông nghiệp mới, phải theo luật của người Nhật, phải học chữ viết và tiếng Nhật. Tiếng Ainu bị cấm ở tất cả các nơi công cộng. Đã có nhiều thanh niên Ainu được gửi đến đại học Tokyo để học tiếng Nhật, học văn hóa Nhật nhưng đáng tiếc phần lớn các chương trình như vậy đều thất bại bởi người Ainu gặp nhiều khó khăn trong việc thích nghi với cuộc sống mới.
Cùng lúc đó, mục tiêu phát triển Hokkaido vẫn thôi thúc các nhà hoạch định chính sách Nhật. Họ không thể trì hoãn hơn được nữa nếu họ muốn đẩy nhanh tiến độ phát triển vùng Hokkaido để chống chọi với áp lực từ bên ngoài.
Trong khoảng thời gian dài, nỗ lực đồng hóa người Ainu và văn hóa Ainu vào văn hóa Nhật đã khiến nhiều nhà lãnh đạo Nhật quên đi việc họ cần phải bảo tồn nét văn hóa riêng của dân tộc thiểu sổ trong xã hội.
Cho đến mãi năm 1997, đạo luật áp dụng cho hoạt động bảo tồn mới được thông qua và áp dụng mạnh mẽ hơn, nhưng đáng tiếc đến khi đó, số lượng người Ainu cũng chẳng còn bao nhiêu và phần đông trong các thế hệ Ainu sau thậm chí không còn biết gì về ngôn ngữ cũng như khá mơ hồ về truyền thống của tổ tiên mình.
Những nét đặc trưng nhất của Hokkaido
Dù lịch sử có nhiều trang cay đắng, nhưng cũng không có nhiều lý do để trách nhà cầm quyền Nhật bởi để đạt đến mục tiêu chuẩn hóa cuộc sống và bảo vệ chủ quyền của Nhật trước những mối họa từ nước ngoài, sự hy sinh là không tránh khỏi. Lịch sử nước nào cũng có những phần đau thương, chỉ nỗi đau là khác nhau. Và khi cuộc sống mới thay đổi, việc bỏ đi những tập tục cũ không còn phù hợp cũng rất cần thiết.
Hokkaido ngày nay đã và đang phát triển theo mô hình kiểu phương Tây nhưng vẫn mang nhiều dấu ấn văn hóa Nhật. Giới trẻ Hokkaido có tỷ lệ ủng hộ phương Tây cao hơn phần lớn các vùng khác tại Nhật bởi mối quan hệ gần gũi đã có từ những thế kỷ trước.
Hokkaido hiện có vị thế rất quan trọng trong nhiều lĩnh vực tại Nhật. Hokkaido tập trung khá nhiều trường đại học tốt nhất tại Nhật, đây cũng là nơi đã đào tạo ra chủ nhân giải Nobel hóa học năm 2010. Hokkaido cung cấp những loại thủy sản ngon nhất tại Nhật, đặc biệt là cua và cá hồi. Hokkaido cũng mang đến những sản phẩm bia ngon nhất của Nhật cũng như những sản phẩm rượu vang kiểu châu Âu với nho giống châu Âu và cách ủ rượu châu Âu.
Một cuộc sống hiện đại tồn tại giữa thiên nhiên với sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp chất lượng cao, cũng không đáng ngạc nhiên khi Hokkaido được nhiều người coi như tỉnh đáng sống nhất của Nhật.
(Nguồn tổng hợp)