Để tiết kiệm chi phí mà lại muốn học tốt tiếng Nhật thì tốt nhất là nên tìm các phương pháp tự học tiếng Nhật. Bài viết này sẽ giới thiệu với các bạn các phương pháp học tiếng Nhật online, các bạn có thể lo lắng là tự học tiếng Nhật sẽ không có cơ hội giao tiếp để rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Nhật nhưng xin đừng lo lắng nhiều về việc đó.
Ngày nay nhu cầu đi du học Nhật Bản ngày càng nhiều, nhu cầu học tiếng Nhật ngày càng cao, cơ hội để có thể tự học tiếng Nhật là vô cùng lớn, đó chính là tự học tiếng Nhật trên internet. Có rất nhiều tài liệu tiếng Nhật trực tuyến, mà chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn, trang web này cũng chính là một trang học trực tuyến tiếng Nhật như vậy. Để học tiếng Nhật trực tuyến, bạn sẽ cần một người hướng dẫn, nếu không có thể bạn sẽ chìm trong vô số những tài liệu tiếng Nhật miễn phí nhưng không hay và không đem lại bất cứ hiệu quả nào. Chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách tự học tiếng Nhật qua bài viết này.
Bốn kỹ năng cần có trong tiếng Nhật: Nghe, nói, đọc, viết
Các bạn muốn tự học tiếng Nhật sẽ cảm thấy lo lắng vì cảm thấy mình chỉ có thể học được một kỹ năng duy nhất, đó là “Đọc”. Nhưng xin đừng lo lắng như vậy. Thực ra bạn chỉ cần học hai kỹ năng: Nghe – Đọc
Thật may là ngày nay cơ hội để bạn đọc, cũng như bạn nghe tiếng Nhật là rất nhiều và không còn phải lo lắng như vậy nữa. Điều duy nhất mà bạn cần có lẽ chỉ là sự truy cập vào internet.
Tài liệu rèn luyện kỹ năng đọc tiếng Nhật:
Các trang báo tiếng Nhật (ví dụ: http://www.nikkeibp.co.jp).
Tìm kiếm nội dung bạn yêu thích trên Google: Chỉ cần bạn gõ tiếng Nhật từ bạn muốn kiếm.
Các trang từ điển như từ điển tiếng Nhật của Yahoo! (http://dic.yahoo.co.jp).
Tài liệu rèn luyện kỹ năng nghe tiếng Nhật:
Nghe bài hát trên youtube (VD: Nước mắt hoa mộc lan, Tuyết muộn, Tôi lại yêu người). Các bạn cũng có thể tìm kiếm bài hát trên youtube, và sau đó tìm lời bài hát (bằng từ khóa “tên bài hát 歌詞”, ví dụ “プラネタリウム 歌詞”).
Xem phim truyền hình Nhật Bản trên youtube (VD: 電車男).
Các trang web có video tiếng Nhật.
Đưa đoạn văn vào để Google Dịch đọc.
Còn kỹ năng nói và viết?
Nếu bạn bắt buộc phải nói và bạn bắt buộc phải viết khi kỹ năng “đọc”, kỹ năng “nghe” chưa tốt thì bạn sẽ thấy mình rất khổ sở khi học tiếng Nhật. Đó là cách học không khôn ngoan. Phần lớn các khóa học sẽ tạo điều kiện để bạn học cả bốn kỹ năng “nghe, nói, đọc, viết” nhưng thực ra học như vậy sẽ không hiệu quả.
Khi các bạn nghe và đọc nhiều, thì các bạn sẽ tự khắc có thể nói và viết được. Điều bạn cần là sự hiểu biết về ngôn ngữ, ví dụ có thể chuyển một câu tiếng Nhật sang tiếng Việt mà giữ nguyên sắc thái (như lịch sự, trang trọng, hay suồng sã, thân mật, v.v…..).
Cách học khoa học nhất là học theo quy trình:
Đọc & Nghe
↓
Hiểu (về ngôn ngữ nói chung, tiếng Việt, tiếng Nhật)
↓
Viết & Nói
Lời khuyên cho bạn: Đừng cố nói và viết khi bạn còn chưa cảm thấy thoải mái khi làm điều đó. Khi bạn có thể hiểu tiếng Nhật như ngôn ngữ mẹ đẻ thì nói và viết sẽ là những kỹ năng mà bạn tự nhiên có mà không cần nhiều nỗ lực. Đó là cách mà tôi dùng khi tôi học tiếng Anh. Phần lớn thời gian tôi chỉ ngồi nghe, và khi tôi hiểu được nguyên lý chung thì việc giao tiếp tiếng Anh chỉ còn là một việc rất đơn giản, mặc dù tôi không phải là người biết nhiều từ vựng tiếng Anh.
Nên học theo thứ tự nào?
Thứ tự tốt nhất khi học tiếng Nhật là: Đọc > Hiểu > Nghe > Viết > Nói
Kỹ năng mà bạn cảm thấy có ít cơ hội nhất có lẽ là kỹ năng nghe. Nhưng như tôi đã nói ở trên, nhờ có internet bạn có rất nhiều cơ hội để nghe. Bạn nên tìm nội dung mà bạn muốn nghe, thay vì nghe những nội dung hội thoại trong sách giáo khoa vì sách giáo khoa thường rất nhàm chán. Bạn có thể nghe bài hát, xem một bộ phim, hay nghe những bài diễn thuyết, v.v…. Chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn những nội dung như vậy. Ngoài ra, chúng tôi đã giới thiệu với các bạn công cụ đọc tự động và phiên âm tự động ra chữ la tinh của Google. Đây cũng là một cách hay để bạn có thể học nghe.
Tôi có nên kiếm bạn người Nhật để luyện tiếng Nhật ?
Nếu bạn có một người bạn Nhật thì cũng là một việc tốt, nhưng bạn phải có khả năng giao tiếp ở một mức độ nào đó trước. Nếu không việc gặp gỡ sẽ trở nên một việc rất chán. Dù sao thì việc có bạn người Nhật cũng không phải là thứ giúp bạn giỏi tiếng Nhật vì không phải người Nhật nào cũng hiểu biết về ngôn ngữ.
Ngay cả nhiều người trong chúng ta cũng không nắm rõ về tiếng Việt và không giải thích được cho người nước ngoài hiểu. Cá nhân tôi thì thấy là phần lớn mọi người không hiểu biết về ngôn ngữ, nên hầu như không giúp người khác học tiếng nước mình được. Để kiểm nghiệm điều này các bạn có thể thử dạy tiếng Việt cho người nước ngoài. Tôi có thể cá cược là bạn sẽ khá mệt mà người kia không tiến bộ mấy.
Giỏi giao tiếp không đồng nghĩa với giỏi tiếng Nhật:
Lý do: Giao tiếp tiếng Nhật đòi hỏi vốn từ vựng không lớn, chỉ cỡ 1000~2000 từ và chỉ một số mẫu câu đơn giản. Bạn chỉ cần có một vốn từ vựng nhỏ, và một số mẫu câu là có thể giao tiếp tốt. Tuy nhiên, kỹ năng quan trọng nhất vẫn là “đọc hiểu” và “viết”.
Nếu bạn muốn dùng tiếng Nhật để tìm công việc tốt, hay bạn muốn làm việc trực tiếp với Nhật Bản, bạn phải “đọc hiểu” và “viết” tốt. Điều này đòi hỏi bạn phải có sự hiểu biết về tiếng Nhật và ngôn ngữ, chứ không đòi hỏi bạn phải giao tiếp tốt.
Giao tiếp chỉ dùng trong các tình huống đơn giản hàng ngày. Hãy tưởng tượng bạn phải trình bày một vấn đề phức tạp về kinh doanh, kinh tế hay kỹ thuật? Lúc đó bạn sẽ thấy là sự hiểu biết tiếng Nhật quan trọng hơn việc nói chuyện trôi chảy.
Tôi luôn rơi vào cảnh học trước quên sau?
Việc này xảy ra khi bạn học những nội dung không hữu dụng (ít dùng) hoặc cách học không làm bạn cảm thấy thú vị. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của tôi việc quên là việc rất tốt. Đó là cơ chế của não để giúp chúng ta chỉ nhớ những thứ cần thiết và hữu dụng (thường là những thứ mà khi học chúng ta cảm thấy thú vị). Việc học theo cách không thú vị thì có rất nhiều.
Bạn hãy so sánh hai cách sau:
Cách 1:
度胸:dám, can đảm, có gan
Cách 2:
度胸:dám, can đảm, có gan, ví dụ:
お前は度胸のないやつだね!
Mày đúng là thằng nhát gan nhỉ!
度胸があるかい?
Mày có dám không?
Các bạn có thể thấy là cách 2 sẽ dễ nhớ hơn rất nhiều vì có nhiều thứ để giúp bạn nhớ hơn.
Hoặc là:
Cách 1:
東: “đông”, phía đông
Cách 2:
東: “đông”, phía đông; gồm có 日 (nhật, mặt trời) và 木 (mộc, cây): mặt trời ló sau cái cây, tức là phía đông
Quy tắc để có thể nhớ: Bạn phải tạo ra một “câu chuyện” thú vị liên quan tới thứ bạn muốn nhớ. Câu chuyện đó có thể chỉ là bạn bịa ra. Tôi nhớ khá nhiều từ tiếng Nhật mặc dù nó không thông dụng, vì tôi bịa ra vô số các quy tắc để nhớ.
Ví dụ: hechima = “mướp” > hễ chị má (đến thì sẽ nấu mướp)
Các bạn có thể thấy nó thật ngớ ngẩn, nhưng đó là cách có thể áp dụng ở mọi nơi và cực kỳ hiệu quả: Từ học từ vựng, học chữ kanji đến học ngữ pháp. (Ví dụ bạn có thể nhớ chữ “trà” 茶 gồm có bộ “thảo” – cây cỏ, với hình cái quán trà ở dưới, hay gồm bộ thảo với chữ nhân 人 – người uống trà và chữ “ho” ホ katakana.)
Bạn chỉ không quên khi bạn thực sự hiểu biết về tiếng Nhật.
Làm sao để nghe và nói ?
Chỉ có một cách là bạn phải nghe nhiều, bạn phải vượt qua một số giờ nghe nhất định trước khi có thể nắm được các quy luật để nghe hiểu. Làm sao để bạn nghe hiểu tiếng Việt? Chắc chắn là không phải bạn nghe rõ ràng từng từ vì mỗi người nói khác nhau, và nhiều người phát âm không chuẩn. Bạn nghe được vì bạn phán đoán được tình huống, nội dung. Bạn nghe vì bạn nhận ra được nhịp điệu câu mà người ta nói.
Điều này cũng đúng với tiếng Nhật. Khi nghe quen thì thậm chí chỉ nghe một phần của câu là chúng ta đã có thể phán đoán được nội dung của nó. Khi gặp một người nói khó nghe, ban đầu chúng ta sẽ không nghe được gì, nhưng sau khi quen thì chúng ta nghe được rất tốt vì chúng ta có thể phán đoán được.
Nghe không phải là kỹ năng tai bạn bắt được mọi từ bạn nghe, mà nó là kỹ năng bạn bắt được một số âm thanh, nhịp điệu, phán đoán từ hoàn cảnh và chủ đề.
Và cách để luyện nghe là: Nghe nhiều và học cách phán đoán. Đừng nghe những nội dung mà bạn không thể phán đoán là nó đang nói về cái gì. Hãy nghe những nội dung có phát âm chuẩn, dễ hiểu và có thể phán đoán được.
Còn nói là kỹ năng mà bạn nên học sau kỹ năng nghe. Khi bạn nghe tốt thì việc nói tốt không còn là vấn đề khó.
Tôi có nên luyện thi không ?
Luyện thi hay tự luyện thi là cách tốt nhất để bạn hiểu tiếng Nhật. Bạn sẽ thấy là bạn đọc không hiểu hết hay không hiểu gì, bạn nghe không hiểu hết hay không hiểu gì nhưng bạn vẫn phải chọn câu hỏi để trả lời. Đó chính là sự phán đoán. Bạn luyện thi nhiều thì khả năng phán đoán của bạn sẽ lên cao, và đó chính là khả năng tiếng Nhật. Trong cuộc sống hàng ngày hay bất cứ đâu, chúng ta đều phải phán đoán với những thứ chúng ta nhìn thấy và chúng ta nghe thấy. Luyện thi là một cơ hội để nâng cao sự phán đoán (tất nhiên là bạn phải có đáp án và tự chấm điểm được.)
Ngoài ra, nếu luyện thi với một người hiểu biết về tiếng Nhật thì các bạn sẽ được chỉ ra những chỗ sai và biết vì sao mà bạn sai, làm thế nào để không sai như vậy nữa. Đây là một con đường ngắn để đi đến sự hiểu biết tiếng Nhật như ngôn ngữ mẹ đẻ.
Bốn kỹ năng cần có trong tiếng Nhật: Nghe, nói, đọc, viết
Các bạn muốn tự học tiếng Nhật sẽ cảm thấy lo lắng vì cảm thấy mình chỉ có thể học được một kỹ năng duy nhất, đó là “Đọc”. Nhưng xin đừng lo lắng như vậy. Thực ra bạn chỉ cần học hai kỹ năng: Nghe – Đọc
Thật may là ngày nay cơ hội để bạn đọc, cũng như bạn nghe tiếng Nhật là rất nhiều và không còn phải lo lắng như vậy nữa. Điều duy nhất mà bạn cần có lẽ chỉ là sự truy cập vào internet.
Tài liệu rèn luyện kỹ năng đọc tiếng Nhật:
Các trang báo tiếng Nhật (ví dụ: http://www.nikkeibp.co.jp).
Tìm kiếm nội dung bạn yêu thích trên Google: Chỉ cần bạn gõ tiếng Nhật từ bạn muốn kiếm.
Các trang từ điển như từ điển tiếng Nhật của Yahoo! (http://dic.yahoo.co.jp).
Tài liệu rèn luyện kỹ năng nghe tiếng Nhật:
Nghe bài hát trên youtube (VD: Nước mắt hoa mộc lan, Tuyết muộn, Tôi lại yêu người). Các bạn cũng có thể tìm kiếm bài hát trên youtube, và sau đó tìm lời bài hát (bằng từ khóa “tên bài hát 歌詞”, ví dụ “プラネタリウム 歌詞”).
Xem phim truyền hình Nhật Bản trên youtube (VD: 電車男).
Các trang web có video tiếng Nhật.
Đưa đoạn văn vào để Google Dịch đọc.
Còn kỹ năng nói và viết?
Nếu bạn bắt buộc phải nói và bạn bắt buộc phải viết khi kỹ năng “đọc”, kỹ năng “nghe” chưa tốt thì bạn sẽ thấy mình rất khổ sở khi học tiếng Nhật. Đó là cách học không khôn ngoan. Phần lớn các khóa học sẽ tạo điều kiện để bạn học cả bốn kỹ năng “nghe, nói, đọc, viết” nhưng thực ra học như vậy sẽ không hiệu quả.
Khi các bạn nghe và đọc nhiều, thì các bạn sẽ tự khắc có thể nói và viết được. Điều bạn cần là sự hiểu biết về ngôn ngữ, ví dụ có thể chuyển một câu tiếng Nhật sang tiếng Việt mà giữ nguyên sắc thái (như lịch sự, trang trọng, hay suồng sã, thân mật, v.v…..).
Cách học khoa học nhất là học theo quy trình:
Đọc & Nghe
↓
Hiểu (về ngôn ngữ nói chung, tiếng Việt, tiếng Nhật)
↓
Viết & Nói
Lời khuyên cho bạn: Đừng cố nói và viết khi bạn còn chưa cảm thấy thoải mái khi làm điều đó. Khi bạn có thể hiểu tiếng Nhật như ngôn ngữ mẹ đẻ thì nói và viết sẽ là những kỹ năng mà bạn tự nhiên có mà không cần nhiều nỗ lực. Đó là cách mà tôi dùng khi tôi học tiếng Anh. Phần lớn thời gian tôi chỉ ngồi nghe, và khi tôi hiểu được nguyên lý chung thì việc giao tiếp tiếng Anh chỉ còn là một việc rất đơn giản, mặc dù tôi không phải là người biết nhiều từ vựng tiếng Anh.
Nên học theo thứ tự nào?
Thứ tự tốt nhất khi học tiếng Nhật là: Đọc > Hiểu > Nghe > Viết > Nói
Kỹ năng mà bạn cảm thấy có ít cơ hội nhất có lẽ là kỹ năng nghe. Nhưng như tôi đã nói ở trên, nhờ có internet bạn có rất nhiều cơ hội để nghe. Bạn nên tìm nội dung mà bạn muốn nghe, thay vì nghe những nội dung hội thoại trong sách giáo khoa vì sách giáo khoa thường rất nhàm chán. Bạn có thể nghe bài hát, xem một bộ phim, hay nghe những bài diễn thuyết, v.v…. Chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn những nội dung như vậy. Ngoài ra, chúng tôi đã giới thiệu với các bạn công cụ đọc tự động và phiên âm tự động ra chữ la tinh của Google. Đây cũng là một cách hay để bạn có thể học nghe.
Tôi có nên kiếm bạn người Nhật để luyện tiếng Nhật ?
Nếu bạn có một người bạn Nhật thì cũng là một việc tốt, nhưng bạn phải có khả năng giao tiếp ở một mức độ nào đó trước. Nếu không việc gặp gỡ sẽ trở nên một việc rất chán. Dù sao thì việc có bạn người Nhật cũng không phải là thứ giúp bạn giỏi tiếng Nhật vì không phải người Nhật nào cũng hiểu biết về ngôn ngữ.
Ngay cả nhiều người trong chúng ta cũng không nắm rõ về tiếng Việt và không giải thích được cho người nước ngoài hiểu. Cá nhân tôi thì thấy là phần lớn mọi người không hiểu biết về ngôn ngữ, nên hầu như không giúp người khác học tiếng nước mình được. Để kiểm nghiệm điều này các bạn có thể thử dạy tiếng Việt cho người nước ngoài. Tôi có thể cá cược là bạn sẽ khá mệt mà người kia không tiến bộ mấy.
Giỏi giao tiếp không đồng nghĩa với giỏi tiếng Nhật:
Lý do: Giao tiếp tiếng Nhật đòi hỏi vốn từ vựng không lớn, chỉ cỡ 1000~2000 từ và chỉ một số mẫu câu đơn giản. Bạn chỉ cần có một vốn từ vựng nhỏ, và một số mẫu câu là có thể giao tiếp tốt. Tuy nhiên, kỹ năng quan trọng nhất vẫn là “đọc hiểu” và “viết”.
Nếu bạn muốn dùng tiếng Nhật để tìm công việc tốt, hay bạn muốn làm việc trực tiếp với Nhật Bản, bạn phải “đọc hiểu” và “viết” tốt. Điều này đòi hỏi bạn phải có sự hiểu biết về tiếng Nhật và ngôn ngữ, chứ không đòi hỏi bạn phải giao tiếp tốt.
Giao tiếp chỉ dùng trong các tình huống đơn giản hàng ngày. Hãy tưởng tượng bạn phải trình bày một vấn đề phức tạp về kinh doanh, kinh tế hay kỹ thuật? Lúc đó bạn sẽ thấy là sự hiểu biết tiếng Nhật quan trọng hơn việc nói chuyện trôi chảy.
Tôi luôn rơi vào cảnh học trước quên sau?
Việc này xảy ra khi bạn học những nội dung không hữu dụng (ít dùng) hoặc cách học không làm bạn cảm thấy thú vị. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của tôi việc quên là việc rất tốt. Đó là cơ chế của não để giúp chúng ta chỉ nhớ những thứ cần thiết và hữu dụng (thường là những thứ mà khi học chúng ta cảm thấy thú vị). Việc học theo cách không thú vị thì có rất nhiều.
Bạn hãy so sánh hai cách sau:
Cách 1:
度胸:dám, can đảm, có gan
Cách 2:
度胸:dám, can đảm, có gan, ví dụ:
お前は度胸のないやつだね!
Mày đúng là thằng nhát gan nhỉ!
度胸があるかい?
Mày có dám không?
Các bạn có thể thấy là cách 2 sẽ dễ nhớ hơn rất nhiều vì có nhiều thứ để giúp bạn nhớ hơn.
Hoặc là:
Cách 1:
東: “đông”, phía đông
Cách 2:
東: “đông”, phía đông; gồm có 日 (nhật, mặt trời) và 木 (mộc, cây): mặt trời ló sau cái cây, tức là phía đông
Quy tắc để có thể nhớ: Bạn phải tạo ra một “câu chuyện” thú vị liên quan tới thứ bạn muốn nhớ. Câu chuyện đó có thể chỉ là bạn bịa ra. Tôi nhớ khá nhiều từ tiếng Nhật mặc dù nó không thông dụng, vì tôi bịa ra vô số các quy tắc để nhớ.
Ví dụ: hechima = “mướp” > hễ chị má (đến thì sẽ nấu mướp)
Các bạn có thể thấy nó thật ngớ ngẩn, nhưng đó là cách có thể áp dụng ở mọi nơi và cực kỳ hiệu quả: Từ học từ vựng, học chữ kanji đến học ngữ pháp. (Ví dụ bạn có thể nhớ chữ “trà” 茶 gồm có bộ “thảo” – cây cỏ, với hình cái quán trà ở dưới, hay gồm bộ thảo với chữ nhân 人 – người uống trà và chữ “ho” ホ katakana.)
Bạn chỉ không quên khi bạn thực sự hiểu biết về tiếng Nhật.
Làm sao để nghe và nói ?
Chỉ có một cách là bạn phải nghe nhiều, bạn phải vượt qua một số giờ nghe nhất định trước khi có thể nắm được các quy luật để nghe hiểu. Làm sao để bạn nghe hiểu tiếng Việt? Chắc chắn là không phải bạn nghe rõ ràng từng từ vì mỗi người nói khác nhau, và nhiều người phát âm không chuẩn. Bạn nghe được vì bạn phán đoán được tình huống, nội dung. Bạn nghe vì bạn nhận ra được nhịp điệu câu mà người ta nói.
Điều này cũng đúng với tiếng Nhật. Khi nghe quen thì thậm chí chỉ nghe một phần của câu là chúng ta đã có thể phán đoán được nội dung của nó. Khi gặp một người nói khó nghe, ban đầu chúng ta sẽ không nghe được gì, nhưng sau khi quen thì chúng ta nghe được rất tốt vì chúng ta có thể phán đoán được.
Nghe không phải là kỹ năng tai bạn bắt được mọi từ bạn nghe, mà nó là kỹ năng bạn bắt được một số âm thanh, nhịp điệu, phán đoán từ hoàn cảnh và chủ đề.
Và cách để luyện nghe là: Nghe nhiều và học cách phán đoán. Đừng nghe những nội dung mà bạn không thể phán đoán là nó đang nói về cái gì. Hãy nghe những nội dung có phát âm chuẩn, dễ hiểu và có thể phán đoán được.
Còn nói là kỹ năng mà bạn nên học sau kỹ năng nghe. Khi bạn nghe tốt thì việc nói tốt không còn là vấn đề khó.
Tôi có nên luyện thi không ?
Luyện thi hay tự luyện thi là cách tốt nhất để bạn hiểu tiếng Nhật. Bạn sẽ thấy là bạn đọc không hiểu hết hay không hiểu gì, bạn nghe không hiểu hết hay không hiểu gì nhưng bạn vẫn phải chọn câu hỏi để trả lời. Đó chính là sự phán đoán. Bạn luyện thi nhiều thì khả năng phán đoán của bạn sẽ lên cao, và đó chính là khả năng tiếng Nhật. Trong cuộc sống hàng ngày hay bất cứ đâu, chúng ta đều phải phán đoán với những thứ chúng ta nhìn thấy và chúng ta nghe thấy. Luyện thi là một cơ hội để nâng cao sự phán đoán (tất nhiên là bạn phải có đáp án và tự chấm điểm được.)
Ngoài ra, nếu luyện thi với một người hiểu biết về tiếng Nhật thì các bạn sẽ được chỉ ra những chỗ sai và biết vì sao mà bạn sai, làm thế nào để không sai như vậy nữa. Đây là một con đường ngắn để đi đến sự hiểu biết tiếng Nhật như ngôn ngữ mẹ đẻ.
(Nguồn tổng hợp)