Lễ hội Tanabata – Lễ hội Ngưu Lang Chức Nữ ở Nhật Bản là một trong những lễ hội lớn trong năm tại Nhật. Được tổ chức vào ngày 7/7 âm lịch hàng năm, Tanabana cũng bắt nguồn từ truyền thuyết Ngưu Lang chức nữ ở các nước Phương Đông.
Truyền thuyết Ngưu Lang Chức Nữ từ dân gian xưa nói về người con gái đã dệt nên dải Ngân hà, về một mối tình bị chia cắt và chỉ duy nhất trong ngày 7 tháng 7, hai vị thần mới được gặp nhau.
Những lễ hội ở Nhật Bản thường mang ý nghĩa tưởng nhớ đến các nhân vật lịch sử, các vị thần đồng thời người Nhật có những mong muốn ước nguyện may mắn đến gia đình và người thân của mình. Bên cạnh lễ hội Tenjin Nhật Bản hay lễ Vu Lan nổi tiếng thì câu chuyện tình lãng mạn của Ngưu Lang Chức Nữ trong dân gian được người Nhật Bản khắc họa lại với không khí thật lãng mạn và trữ tình. Lễ hội Tanabata hay còn là Lễ hội Ngưu Lang Chức Nữ được tổ chức vào ngày 7 tháng 7 hằng năm. Cái tên của lễ hội đã nói lên tính lãng mạng của nó. Trải qua thời gian lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ vùng này sang vùng khác nhưng dù ở đâu thì lễ hội này cũng có điểm chung là nơi để mọi người gửi những lời cầu nguyện của mình và hy vọng lời cầu nguyện ấy sẽ trở thành hiện thực.
Những dải giấy ngũ sắc viết ước nguyện:
Sở dĩ lễ hội Tanabata bắt nguồn từ Trung Quốc vì lễ hội gắn liền với truyền thuyết về một mối tình bị chia cắt, và chỉ duy nhất trong ngày 7 tháng 7 này, hai ngôi sao ở hai đầu dải Ngân Hà mới được trùng phùng. Nhưng lễ hội Tanabata có những nét độc đáo mà các lễ hội khác không có được.
Vào Lễ hội Tanabata, thật đặc biệt người dân Nhật Bản lại trồng trước cổng những cành trúc hoặc tre tươi, trang trí bằng những dải giấy ngũ sắc hình chữ nhật và viết ước nguyện của mình trên đó, thành tâm cầu nguyện, mong nó sẽ trở thành sự thật. Sau khi lễ hội kết thúc cây tre và đồ trang trí thường được đưa lên thuyền trôi nổi trên mặt sông hoặc là đốt đi. Nhiều người cũng tới các đền thờ Thần đạo Shinto (Jinja) để cầu nguyện, mong tìm thấy ý trung nhân.
Các cô gái Nhật mặc áo Yukata rực rỡ :
Khi bạn đi du lịch hay du học Nhật Bản vào đúng dịp này bạn sẽ thấy các cô gái Nhật mặc áo Yukata đi chơi hội cùng bạn bè và đến thăm đền thờ thần Shinto. Những đôi lứa đến để cầu nguyện được bên nhau trọn đời, còn những người độc thân cũng đến để cầu mong tìm thấy trung nhân cho mình. Thật ý nghĩa đúng không nào. Đặc biệt hơn nữa là trên khắp các tuyến phố hay những con đường đến Đền thờ Shinto sẽ được chăng đèn hoa rực rỡ, trên những cành trúc tươi là những chùm giấy ngũ sắc được trang trí rực rỡ sắc màu, tạo thành những vòm cung sặc sỡ.
Trong các hành trình tour đi Nhật Bản của chúng tôi, các du khách rất thích thú và tò mò được tham gia những lễ hội truyền thống ở đây, được trải nghiệm nền văn hóa nước bạn và góp phần củng cố mối quan hệ hợp tác.
Những lễ hội ở Nhật Bản thường mang ý nghĩa tưởng nhớ đến các nhân vật lịch sử, các vị thần đồng thời người Nhật có những mong muốn ước nguyện may mắn đến gia đình và người thân của mình. Bên cạnh lễ hội Tenjin Nhật Bản hay lễ Vu Lan nổi tiếng thì câu chuyện tình lãng mạn của Ngưu Lang Chức Nữ trong dân gian được người Nhật Bản khắc họa lại với không khí thật lãng mạn và trữ tình. Lễ hội Tanabata hay còn là Lễ hội Ngưu Lang Chức Nữ được tổ chức vào ngày 7 tháng 7 hằng năm. Cái tên của lễ hội đã nói lên tính lãng mạng của nó. Trải qua thời gian lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ vùng này sang vùng khác nhưng dù ở đâu thì lễ hội này cũng có điểm chung là nơi để mọi người gửi những lời cầu nguyện của mình và hy vọng lời cầu nguyện ấy sẽ trở thành hiện thực.
Những dải giấy ngũ sắc viết ước nguyện:
Sở dĩ lễ hội Tanabata bắt nguồn từ Trung Quốc vì lễ hội gắn liền với truyền thuyết về một mối tình bị chia cắt, và chỉ duy nhất trong ngày 7 tháng 7 này, hai ngôi sao ở hai đầu dải Ngân Hà mới được trùng phùng. Nhưng lễ hội Tanabata có những nét độc đáo mà các lễ hội khác không có được.
Vào Lễ hội Tanabata, thật đặc biệt người dân Nhật Bản lại trồng trước cổng những cành trúc hoặc tre tươi, trang trí bằng những dải giấy ngũ sắc hình chữ nhật và viết ước nguyện của mình trên đó, thành tâm cầu nguyện, mong nó sẽ trở thành sự thật. Sau khi lễ hội kết thúc cây tre và đồ trang trí thường được đưa lên thuyền trôi nổi trên mặt sông hoặc là đốt đi. Nhiều người cũng tới các đền thờ Thần đạo Shinto (Jinja) để cầu nguyện, mong tìm thấy ý trung nhân.
Các cô gái Nhật mặc áo Yukata rực rỡ :
Khi bạn đi du lịch hay du học Nhật Bản vào đúng dịp này bạn sẽ thấy các cô gái Nhật mặc áo Yukata đi chơi hội cùng bạn bè và đến thăm đền thờ thần Shinto. Những đôi lứa đến để cầu nguyện được bên nhau trọn đời, còn những người độc thân cũng đến để cầu mong tìm thấy trung nhân cho mình. Thật ý nghĩa đúng không nào. Đặc biệt hơn nữa là trên khắp các tuyến phố hay những con đường đến Đền thờ Shinto sẽ được chăng đèn hoa rực rỡ, trên những cành trúc tươi là những chùm giấy ngũ sắc được trang trí rực rỡ sắc màu, tạo thành những vòm cung sặc sỡ.
Trong các hành trình tour đi Nhật Bản của chúng tôi, các du khách rất thích thú và tò mò được tham gia những lễ hội truyền thống ở đây, được trải nghiệm nền văn hóa nước bạn và góp phần củng cố mối quan hệ hợp tác.
(Nguồn tổng hợp)