Hiện nay Chính phủ Nhật Bản đang thắt chặt khi xin visa đối với học sinh du học. Do đó các bạn học sinh cần phải luôn ở trong tư thế sẵn sàng. Dưới đây là những bước các bạn cần chuẩn bị để đạt được kết quả cao nhất khi trả lời phỏng vấn.
1. Chuẩn bị điện thoại:
- Chuẩn bị một chiếc điện thoại đảm bảo: Loa nghe to, míc nói tốt, không bị sập nguồn khi nhận cuộc gọi, thời gian đàm thoại liên tục từ 10-20 phút mà máy không bị hết pin…
- Khi sạc điện thoại các bạn cần phải ở vị trí gần máy và để máy ở chế độ chuông to đảm bảo làm sao có thể biết khi có cuộc gọi đến. Không di chuyển đến vùng sóng điện thoại yếu.
2. Thái độ chung khi trả lời phỏng vấn qua điện thoại:
- Luôn vui vẻ, ngôn từ lễ phép, dùng thể lịch sự để trả lời, khi không nghe rõ thì hãy nói làm ơn nhắc lại câu hỏi,…
- Tuyệt đối không cáu gắt, tỏ thái độ khó chịu, thiếu hợp tác với người phỏng vấn, không dùng thể ngắn khi trả lời phỏng vấn,…
3. Sẵn sàng:
- Khi nhận cuộc gọi từ đầu số 0081; +81; Không hiển thị số điện thoại. Các bạn cần phải nhanh chóng di chuyển ra chỗ vắng người và thật yên tĩnh. Trong lúc di chuyển các bạn nói với phía đầu dây bên kia giữ máy để không ảnh hưởng tới việc phỏng vấn:
“Em xin lỗi anh/chị. Hiện tại em đang ở (trong lớp học, trong hội trường, ngoài đường, đi chợ,…) rất ồn ào. Vì thế, sẽ rất khó nghe ạ. Anh/chị làm ơn giữ máy để em di chuyển ra chỗ yên tĩnh. Em xin cám ơn.”
すみません、いまべんきょうしていますから、うるさいです。それから、ききにくいです。いま、しずかなところにいきますから、ちょっとまってください。ありがとうございます。
- Thời gian cục gọi kiểm tra trong giờ hành chính của Nhật từ: 9h -18h ngày làm việc từ thứ 2- thứ 6 (trừ ngày nghỉ thứ 7, Chủ Nhật và lịch đỏ của Nhật).
4. Yêu cầu khi trả lời phỏng vấn:
- Phải thật bình tĩnh.
- Lắng nghe kỹ câu hỏi và trả lời tự tin, dứt khoát.
- Không luống cuống và trả lời qua loa để cho qua câu hỏi (Chỉ cần người ta kiểm tra 3 câu mà các bạn chỉ trả lời được 1 câu, họ sẽ cúp máy và đồng nghĩa với việc bạn trượt về năng lực tiếng Nhật).
Vì thế phải liên tục học tiếng Nhật, chịu khó luyện nghe thật nhiều (Hãy dành thời gian tối thiểu 9 tiếng/ ngày để học nhé).
- Tuyệt đối không được có tiếng ồn ào bên cạnh khi trả lời phỏng vấn.
- Trả lời chính xác và khớp với những thông tin đã khai trong hồ sơ du học nộp sang cục xuất nhập cảnh Nhật Bản. Hãy nhắc bố mẹ của các bạn (người bảo lãnh tài chính) cần phải trả lời chính xác những thông tin đã khai trong hồ sơ du học.
5. Một số lỗi khi trả lời phỏng vấn, những lưu ý riêng các bạn và gia đình lưu ý tránh:
5.1 Một số lỗi khi trả lời phỏng vấn:
- Đến phần tiếng Nhật thì không trả lời và chọn giải pháp im lặng vì không nghe được và không nói được.
- Quên tuổi của bố, mẹ, anh, chị, em trong gia đình.
- Rơi vào trạng thái mệt mỏi nên khi nghe cục gọi và không trả lời được.
- Do đang trong cuộc nhậu và ở trạng thái say rượu.
- Bố bận uống rượu và hẹn cục khi khác gọi lại.
- Trả lời nội dung hồ sơ không khớp với những gì đã khai.
- Tên giám đốc công ty bạn đã từng làm việc là gì? Tên phó giám đốc, địa chỉ công ty, thời gian làm việc tại công ty,...
- Trang trại nhà bạn nuôi mấy con lợn, được bao nhiêu kg thì bán? …
- Hỏi tiếng Nhật 3 câu thì trả lời được 2 câu.
- Lý do du học viết tay hay đánh máy.
- Tên giáo viên chủ nhiệm lớp 12 của bạn là gì?
5.2 Một số lưu ý riêng với câu hỏi và trả lời bằng tiếng Nhật
(Các bạn nên lưu ý chuẩn bị thêm bằng tiếng Nhật nhé)
- Ở nhà ai là người nấu cơm?
- Buổi sáng nay thời tiết thế nào?
- Bạn thích con vật nào nhất?
- Ai là người lau dọn nhà?
- Bạn thích ăn rau gì?
- Sân bay Haneda ở đâu? Ở Osaka có sân bay nào?
Các bạn nên lưu ý tìm hiểu những thông tin đơn giản về Nhật Bản và thông tin cá nhân như sở thích, công việc hằng ngày,....
Do vậy, các bạn không nên nhờ bạn bè trả lời phỏng vấn hộ. Đừng giao số phận của mình cho người khác bạn nhé!
5.3 Phỏng vấn” luôn là nỗi lo lắng, cơn ác mộng của hầu hết các bạn học sinh. Sau đây mình xin chia sẻ chút ít kinh nghiệm của học sinh khi đi phỏng vấn về chia sẻ lại.
• HS 1:
Cục di trú hỏi: Em học tiếng Nhật được bao nhiêu lâu rồi?
Trả lời “dạ khoảng 3 tháng.”
Cục di trú: “là từ tháng mấy đến tháng mấy?”
Trả lời: “dạ từ tháng 3 đến nay” (lúc đấy là tháng 5) và bạn này bị trượt vì sứ quán cho là bạn ấy không thành thật (trong bản tự giới thiệu bản thân và kế hoạch học tập bằng tiếng Nhật bạn ấy ghi là học tiếng Nhật từ tháng 2 đến nay).
• HS 2:
Cục di trú: “Bố mẹ em làm nghề gì?”
Trả lời: “dạ e không biết” và bạn này cũng bị trượt vì không nắm rõ thông tin.
• HS 3:
Cục di trú: “ bố mẹ em có tài khoản ngân hàng không?”
Trả lời: “dạ có ạ”
Cục di trú: “tài khoản đứng tên ai?”
Trả lời: “dạ tài khoản bố (mẹ- người bảo lãnh) ạ
Cục di trú: “trong tài khoản của em, hiện tại có bao nhiêu tiền?” .
Trả lời: “dạ em không nhớ lắm ạ. Hình như là 550 triệu đồng ạ”. Bạn này cũng trượt visa mặc dù trong tài khoản chính xác là 550 triệu. Bạn ấy trượt chỉ vì không nắm chắc thông tin và trả lời không dứt khoát.
• HS 4:
Cục di trú: “em hãy đọc bảng chữ cái” – có bạn đọc rất to và rõ ràng, nhưng không theo thứ tự. Có bạn thì vì mải học những câu hỏi “cao siêu” mà không để ý đến những cái nhỏ nhỏ này nên đã không đọc được. Những trường hợp này cũng không có visa.
Có rất nhiều lý do khiến các bạn học sinh không ra được visa. Chỉ cần các bạn tươi tắn, trả lời câu hỏi dứt khoát, linh hoạt là các bạn đã có thể nắm chắc phần thắng trong tay rồi. Hầu hết những câu hỏi mà cục di trú đưa ra đều xoay quanh những thông tin cơ bản về học sinh và gia đình học sinh:
Ví dụ:
- Tại sao bạn lại chọn đi du học Nhật?
- Hãy tự giới thiệu về bản thân?
- Kế hoạch học tập và định hướng trong tương lai như thế nào?
- Bạn học tiếng Nhật lâu chưa?
- Tài khoản ngân hàng ra sao?
- Bố mẹ làm nghề gì? Thu nhập bao nhiêu?
Hoặc cũng có thể là những câu hỏi tưởng chứng hết sức đơn giản như: “hãy đọc bảng chữ cái?” – “hôm nay là ngày mấy?” – “bây giờ là mấy giờ”…
Các bạn hãy cố gắng chuẩn bị cho mình hành trang tốt nhất để có thể vượt qua vòng phỏng vấn. Sẽ rất áp lực đối với những bạn chưa nắm chắc thông tin cũng như chưa vững về tiếng. Nhưng sẽ chẳng vấn đề gì nếu các bạn chăm chỉ, và được dạy theo 1 giáo trình cụ thể.
6. Một số lời khuyên:
- Học tiếng Nhật liên tục trong thời gian tối thiểu 6 tháng và các ngày trong tuần trước khi sang Nhật. Hãy dành thời gian ít nhất 9 tiếng/ 1 ngày để học.
- Thường xuyên đàm thoại và nghe tiếng Nhật, chịu khó giao tiếp với người Nhật.
- Luyện tập trả lời phỏng vấn cùng với giáo viên người Nhật, giáo viên người Việt và bạn bè.
- Rèn luyện sức khỏe hàng ngày. Hãy dành tối thiểu 1 tiếng để tập thể dục, nâng cao năng lực thể chất.
- Ăn, ngủ, nghỉ ngơi một cách khoa học để có một sức khỏe tốt đảm bảo cho việc học tập của mình.
- Tuyệt đối không được uống rượu bia trong thời gian cục sẽ gọi kiểm tra hồ sơ (khoảng 1 tháng).
- Chuẩn bị một chiếc điện thoại đảm bảo: Loa nghe to, míc nói tốt, không bị sập nguồn khi nhận cuộc gọi, thời gian đàm thoại liên tục từ 10-20 phút mà máy không bị hết pin…
- Khi sạc điện thoại các bạn cần phải ở vị trí gần máy và để máy ở chế độ chuông to đảm bảo làm sao có thể biết khi có cuộc gọi đến. Không di chuyển đến vùng sóng điện thoại yếu.
2. Thái độ chung khi trả lời phỏng vấn qua điện thoại:
- Luôn vui vẻ, ngôn từ lễ phép, dùng thể lịch sự để trả lời, khi không nghe rõ thì hãy nói làm ơn nhắc lại câu hỏi,…
- Tuyệt đối không cáu gắt, tỏ thái độ khó chịu, thiếu hợp tác với người phỏng vấn, không dùng thể ngắn khi trả lời phỏng vấn,…
3. Sẵn sàng:
- Khi nhận cuộc gọi từ đầu số 0081; +81; Không hiển thị số điện thoại. Các bạn cần phải nhanh chóng di chuyển ra chỗ vắng người và thật yên tĩnh. Trong lúc di chuyển các bạn nói với phía đầu dây bên kia giữ máy để không ảnh hưởng tới việc phỏng vấn:
“Em xin lỗi anh/chị. Hiện tại em đang ở (trong lớp học, trong hội trường, ngoài đường, đi chợ,…) rất ồn ào. Vì thế, sẽ rất khó nghe ạ. Anh/chị làm ơn giữ máy để em di chuyển ra chỗ yên tĩnh. Em xin cám ơn.”
すみません、いまべんきょうしていますから、うるさいです。それから、ききにくいです。いま、しずかなところにいきますから、ちょっとまってください。ありがとうございます。
- Thời gian cục gọi kiểm tra trong giờ hành chính của Nhật từ: 9h -18h ngày làm việc từ thứ 2- thứ 6 (trừ ngày nghỉ thứ 7, Chủ Nhật và lịch đỏ của Nhật).
4. Yêu cầu khi trả lời phỏng vấn:
- Phải thật bình tĩnh.
- Lắng nghe kỹ câu hỏi và trả lời tự tin, dứt khoát.
- Không luống cuống và trả lời qua loa để cho qua câu hỏi (Chỉ cần người ta kiểm tra 3 câu mà các bạn chỉ trả lời được 1 câu, họ sẽ cúp máy và đồng nghĩa với việc bạn trượt về năng lực tiếng Nhật).
Vì thế phải liên tục học tiếng Nhật, chịu khó luyện nghe thật nhiều (Hãy dành thời gian tối thiểu 9 tiếng/ ngày để học nhé).
- Tuyệt đối không được có tiếng ồn ào bên cạnh khi trả lời phỏng vấn.
- Trả lời chính xác và khớp với những thông tin đã khai trong hồ sơ du học nộp sang cục xuất nhập cảnh Nhật Bản. Hãy nhắc bố mẹ của các bạn (người bảo lãnh tài chính) cần phải trả lời chính xác những thông tin đã khai trong hồ sơ du học.
5. Một số lỗi khi trả lời phỏng vấn, những lưu ý riêng các bạn và gia đình lưu ý tránh:
5.1 Một số lỗi khi trả lời phỏng vấn:
- Đến phần tiếng Nhật thì không trả lời và chọn giải pháp im lặng vì không nghe được và không nói được.
- Quên tuổi của bố, mẹ, anh, chị, em trong gia đình.
- Rơi vào trạng thái mệt mỏi nên khi nghe cục gọi và không trả lời được.
- Do đang trong cuộc nhậu và ở trạng thái say rượu.
- Bố bận uống rượu và hẹn cục khi khác gọi lại.
- Trả lời nội dung hồ sơ không khớp với những gì đã khai.
- Tên giám đốc công ty bạn đã từng làm việc là gì? Tên phó giám đốc, địa chỉ công ty, thời gian làm việc tại công ty,...
- Trang trại nhà bạn nuôi mấy con lợn, được bao nhiêu kg thì bán? …
- Hỏi tiếng Nhật 3 câu thì trả lời được 2 câu.
- Lý do du học viết tay hay đánh máy.
- Tên giáo viên chủ nhiệm lớp 12 của bạn là gì?
5.2 Một số lưu ý riêng với câu hỏi và trả lời bằng tiếng Nhật
(Các bạn nên lưu ý chuẩn bị thêm bằng tiếng Nhật nhé)
- Ở nhà ai là người nấu cơm?
- Buổi sáng nay thời tiết thế nào?
- Bạn thích con vật nào nhất?
- Ai là người lau dọn nhà?
- Bạn thích ăn rau gì?
- Sân bay Haneda ở đâu? Ở Osaka có sân bay nào?
Các bạn nên lưu ý tìm hiểu những thông tin đơn giản về Nhật Bản và thông tin cá nhân như sở thích, công việc hằng ngày,....
Do vậy, các bạn không nên nhờ bạn bè trả lời phỏng vấn hộ. Đừng giao số phận của mình cho người khác bạn nhé!
5.3 Phỏng vấn” luôn là nỗi lo lắng, cơn ác mộng của hầu hết các bạn học sinh. Sau đây mình xin chia sẻ chút ít kinh nghiệm của học sinh khi đi phỏng vấn về chia sẻ lại.
• HS 1:
Cục di trú hỏi: Em học tiếng Nhật được bao nhiêu lâu rồi?
Trả lời “dạ khoảng 3 tháng.”
Cục di trú: “là từ tháng mấy đến tháng mấy?”
Trả lời: “dạ từ tháng 3 đến nay” (lúc đấy là tháng 5) và bạn này bị trượt vì sứ quán cho là bạn ấy không thành thật (trong bản tự giới thiệu bản thân và kế hoạch học tập bằng tiếng Nhật bạn ấy ghi là học tiếng Nhật từ tháng 2 đến nay).
• HS 2:
Cục di trú: “Bố mẹ em làm nghề gì?”
Trả lời: “dạ e không biết” và bạn này cũng bị trượt vì không nắm rõ thông tin.
• HS 3:
Cục di trú: “ bố mẹ em có tài khoản ngân hàng không?”
Trả lời: “dạ có ạ”
Cục di trú: “tài khoản đứng tên ai?”
Trả lời: “dạ tài khoản bố (mẹ- người bảo lãnh) ạ
Cục di trú: “trong tài khoản của em, hiện tại có bao nhiêu tiền?” .
Trả lời: “dạ em không nhớ lắm ạ. Hình như là 550 triệu đồng ạ”. Bạn này cũng trượt visa mặc dù trong tài khoản chính xác là 550 triệu. Bạn ấy trượt chỉ vì không nắm chắc thông tin và trả lời không dứt khoát.
• HS 4:
Cục di trú: “em hãy đọc bảng chữ cái” – có bạn đọc rất to và rõ ràng, nhưng không theo thứ tự. Có bạn thì vì mải học những câu hỏi “cao siêu” mà không để ý đến những cái nhỏ nhỏ này nên đã không đọc được. Những trường hợp này cũng không có visa.
Có rất nhiều lý do khiến các bạn học sinh không ra được visa. Chỉ cần các bạn tươi tắn, trả lời câu hỏi dứt khoát, linh hoạt là các bạn đã có thể nắm chắc phần thắng trong tay rồi. Hầu hết những câu hỏi mà cục di trú đưa ra đều xoay quanh những thông tin cơ bản về học sinh và gia đình học sinh:
Ví dụ:
- Tại sao bạn lại chọn đi du học Nhật?
- Hãy tự giới thiệu về bản thân?
- Kế hoạch học tập và định hướng trong tương lai như thế nào?
- Bạn học tiếng Nhật lâu chưa?
- Tài khoản ngân hàng ra sao?
- Bố mẹ làm nghề gì? Thu nhập bao nhiêu?
Hoặc cũng có thể là những câu hỏi tưởng chứng hết sức đơn giản như: “hãy đọc bảng chữ cái?” – “hôm nay là ngày mấy?” – “bây giờ là mấy giờ”…
Các bạn hãy cố gắng chuẩn bị cho mình hành trang tốt nhất để có thể vượt qua vòng phỏng vấn. Sẽ rất áp lực đối với những bạn chưa nắm chắc thông tin cũng như chưa vững về tiếng. Nhưng sẽ chẳng vấn đề gì nếu các bạn chăm chỉ, và được dạy theo 1 giáo trình cụ thể.
6. Một số lời khuyên:
- Học tiếng Nhật liên tục trong thời gian tối thiểu 6 tháng và các ngày trong tuần trước khi sang Nhật. Hãy dành thời gian ít nhất 9 tiếng/ 1 ngày để học.
- Thường xuyên đàm thoại và nghe tiếng Nhật, chịu khó giao tiếp với người Nhật.
- Luyện tập trả lời phỏng vấn cùng với giáo viên người Nhật, giáo viên người Việt và bạn bè.
- Rèn luyện sức khỏe hàng ngày. Hãy dành tối thiểu 1 tiếng để tập thể dục, nâng cao năng lực thể chất.
- Ăn, ngủ, nghỉ ngơi một cách khoa học để có một sức khỏe tốt đảm bảo cho việc học tập của mình.
- Tuyệt đối không được uống rượu bia trong thời gian cục sẽ gọi kiểm tra hồ sơ (khoảng 1 tháng).
(Nguồn tổng hợp)