Không chỉ sống lâu và sống khỏe người Nhật còn nổi tiếng với làn da mịn màng, mái tóc mượt và sự minh mẫn trong đôi mắt, trí não… .

Bí quyết giúp họ sống khỏe, sống thọ nằm ở ý thức phòng chống bệnh tật, lối sống lành mạnh và đặc biệt phần lớn bí quyết nằm ở cách ăn uống khoa học. Những thú vị trong ăn uống của người Nhật Bản như thế nào? Đây sẽ là bài viết rất hữu ích mà chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn. những người quan tâm tới du học Nhật Bản, và có mong muốn trở thành du học sinh Nhật Bản.
1. Phong cách ăn uống điển hình của người Nhật như thế nào?
Phong cách, thói quen sinh hoạt ăn uống của người Nhật đã bị Âu hóa đi nhiều và trở nên khá đa dạng. Sự xuất hiện của bánh mỳ trong các bữa ăn cho thấy sự thay đổi rõ nét nhất. Hiện nay, bánh mỳ, trứng, sữa, và uống cà phê hay chè được sử dụng cho bữa sáng.
Các bữa ăn tối của người Nhật cũng thay đổi với nhiều loại món ăn bao gồm cả các món ăn Nhật, các món ăn Tàu và cả các món ăn của phương Tây. Một bữa ăn truyền thống bao gồm có cơm, một món canh, các món ăn chính bao gồm thịt, cá và rau..
2. Thế nào là cách cầm đũa đúng?
Do thói quen dùng các món ăn phương Tây với dao và nĩa nên có rất nhiều thanh niên hiện nay không biết cách cầm đũa sao cho đúng. Để cầm đũa đúng cách thì đầu tiên bạn hãy tách 2 cây đũa ra, sau đó để chúng song song với nhau trên ngón trỏ và dưới ngón cái. Đặt phần giữa của cây đũa trên giữa đầu ngón trỏ và phía trên phần móng ngón giữa, đặt ngón cái đè lên trên cây đũa trên đó.
Dùng đầu ngón giữa và phần móng ngón đeo nhẫn giữ phần giữa của cây đũa phía dưới. Tận dụng nguyên tắc của đòn bẩy, bạn chỉ cần dịch chuyển cây đũa trên là có thể gắp thức ăn dễ dàng. Dùng đũa như nĩa hay để xọc thức ăn, mút đầu đũa, hoặc dùng đũa thay tăm bị coi là những thói quen xấu.
3. Người Nhật có ăn cơm hàng ngày không?
Trên thực tế thì có rất nhiều người Nhật cảm thấy khó chịu nếu không ăn cơm ít nhất mỗi ngày một lần, tuy nhiên hiện nay có khá nhiều người dùng bánh mỳ cho bữa sáng và dùng các món mỳ cho bữa trưa.
Nhu cầu về gạo đã giảm đi rất đáng kể, tuy nhiên hầu như không có sự thay đổi đáng kể về nhu cầu lúa mỳ. Thực tế thì bữa ăn của người Nhật ngày càng trở nên phụ thuộc vào thịt, bơ sữa, và hoa quả hơn là vào gạo và lúa mì.
4. Người Nhật thích ăn món gì nhất?
Rất khó nói là họ thích món ăn nào nhất vì thói quen ẩm thực Nhật Bản rất đa dạng. Tuy nhiên theo sự điều tra của các nhà hàng bình dân thì món ăn xúc xích, món ca ri (curry) với cơm, và mỳ ống (spaghetti) là các món được gọi nhiều nhất. Những món ăn trên cũng được yêu chuộng nhất tại nhà.
5. Tương, xì dầu (shoyu, soy sauce) được dùng ở Nhật từ bao giờ?
Shoyu (Sho là chữ “tương” nghĩa là nước tương, yu là chữ “du” nghĩa là “dầu”, “dầu ăn”) bắt đầu xuất hiện trong các thực đơn vào khoảng giữa thời kỳ Muromachi (1333-1568), và vào cuối thế kỷ 16 thì Shoyu trở thành phổ biến đối với người Nhật. Tuy nhiên vào trước thời kỳ Nara thì Hishio (?), được coi là nguồn gốc của Shoyu, đã xuất hiện tại Nhật.

Nước tương, xì dầu ở Nhật Bản
Hishio được làm bằng cách cho lên men hỗn hợp gồm gạo, thịt, cá, rau và tảo biển. Shoyu và Miso chính là các biến thể khác nhau của loại nước chấm này. Có rất nhiều loại nước chấm khác nhau như Tamari, Koiguchi, Usuguchi, được chế biến từ Hishio vào thời kỳ Edo và hiện nay vẫn được sử dụng rộng rãi.
6. Miso (làm từ đậu nành) được bắt đầu sử dụng tại Nhật từ bao giờ?
Miso là loại gia vị làm bằng cách hấp chín đậu nành rồi ủ chung với muối và men cho nó lên men, lưu ở dạng quánh đặc. Miso, bắt đầu xuất hiện vào thời kỳ Nara (710-794), vào thời kỳ Heian (Bình An) thì đã xuất hiện những cửa hàng bán Miso. Miso được làm từ đậu nành được ninh kỹ và trộn với muối và kouji (Hỗn hợp của gạo lên men, lúa mạch và đậu).
7. Tại sao đậu phụ lại được nói là có lợi cho sức khỏe?
Đậu phụ (Tofu) được làm từ đỗ tương, chứa rất nhiều chất đạm (Protein), can xi, ka li và vitamin B, được coi là có lợi cho sức khỏe bởi vì nó không chứa nhiều chất béo như thịt, sữa, đồng thời hàm lượng ca lo cũng thấp hơn nhiều so với hàm lượng chất đạm mà nó cung cấp.
Đậu phụ có nguồn gốc từ Trung Quốc và được truyền tới Nhật Bản vào thời kỳ Nara (710-794). Khi ăn sống do đậu phụ có vị nhạt nên nó thường được dùng kèm với các gia vị khác như hành lá, gừng thái nhỏ, và với một ít nước chấm dưới lên trên. Về cách chế biến thì đậu phụ được nói là có hàng trăm cách chế biến khác nhau.
8. Người Nhật thường chế biến cá theo những cách nào?
Nếu như cá còn đủ tươi thì phần lớn người Nhật thích thái mỏng và ăn sống, đó là món Sashimi của người Nhật. Món này thường được ăn với xì dầu (Soy-sauce) và với cây cải ngựa đã băm nhỏ (Wasabi). Cá sống cũng thường được ăn theo kiểu Sushi, tuy nhiên để chuẩn bị món sushi đòi hỏi những kỹ thuật đặc biệt cho nên người Nhật ít làm món này tại nhà. Cách chế biến phổ biến nhất của người Nhật là nướng cá với một ít muối rắc phía trên.
Tôm, cua, mực ống và các loại cá thịt trắng như cá hồi thường được rán kỹ, tức là chế biến theo món Tempura (tôm, các loại rau tẩm bột rồi rán). Các cách chế biến cá theo kiểu phương Tây như là món meunière cũng xuất hiện trong thực đơn của người Nhật tuy nhiên các món ăn truyền thống của Nhật thì vẫn được chế biến theo các cách đã nói ở trên.
9. Rượu Nhật Bản (Sake) được chế tạo như thế nào?
Sake nguyên chất, Seishu (Tinh tửu), được chế tạo bằng cách cho lên men hỗn hợp gạo, mạch nha và nước. Đầu tiên, rửa sạch gạo để loại bỏ cám. Sau khi để cho gạo hút nước xong thì phơi khô, sau đó hấp lên, sau đó trộn với mạch nha và nước để lên men trong khoảng 20 ngày.

Sake – quốc tửu của Nhật Bản
Thành phần thu được sẽ được làm cô đọng lại bằng máy và ta sẽ thu được Sake và Sakekasu. Sake, sau khi để một lát thì sẽ tự phân chia ra làm Seishu và Ori. Seishu sau đó được lọc và được chế biến thêm với hương liệu và gia vị. Được khử trùng bằng nhiệt, Seishu được bảo quản ở nhiệt độ dưới 20 độ C trong 6 tháng. Sau đó nó sẽ lại được điều chỉnh lại trước khi được khử trùng bằng nhiệt thêm một lần nữa. Cuối cùng Seishu được đóng chai và xuất xưởng.
(Nguồn tổng hợp)